70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Nền tảng để dân tộc Việt Nam có được những thành tựu vĩ đại
Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), phóng viên TTXVN tại Lào và báo chí địa phương đã phỏng vấn đồng chí Phankham Pheuyavong, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào về ý nghĩa của sự kiện “ chấn động địa cầu” này; những thành tựu mà Đảng và nhân dân Việt Nam giành được sau 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, cũng như những bài học quý giá mà Lào đã rút ra được từ sự kiện lịch sử này.
Đồng chí Phankham Pheuyavong, Bí thư Tung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Đảng NDCM Lào tại cuộc trả lời phỏng vấn. Ảnh: Phạm Kiên/Phóng viên TTXVN tại Lào
Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào Phankham Pheuyavong nhấn mạnh Chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng vẻ vang nhất trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nhân dân Việt Nam, được lịch sử dân tộc Việt Nam và lịch sử thế giới ghi nhận trong thế kỷ XX vì đã đập tan thành lũy hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.
Theo ông Phankham Pheuyavong, Chiến thắng Điện Biên Phủ không chỉ là chiến thắng của ba nước Đông Dương, mà còn là chiến thắng khiến chủ nghĩa thực dân kiểu cũ lần đầu tiên bị đánh bại trên thế giới, trở thành tấm gương sáng và là điểm tựa vững chắc để các nước thuộc địa đứng lên đấu tranh chống lại sự áp bức, bóc lột và ách thống trị của thực dân kiểu cũ ở nhiều nơi trên thế giới.
Video đang HOT
Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào cho rằng Chiến thắng Điện Biên Phủ đã góp phần đập tan ý chí xâm lược của thực dân Pháp, buộc Pháp phải ký Hiệp định Geneva, chấm dứt chiến tranh xâm lược Đông Dương và công nhận nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào và Campuchia, điều đã tạo nền tảng giúp cho nhân dân Việt Nam anh em có được sự phát triển toàn diện, đạt được những thành tựu vĩ đại và có ý nghĩa lịch sử. Chính trị luôn được giữ vững ổn định, vai trò lãnh đạo và năng lực cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam được nâng cao, hệ thống hành chính quản trị nhà nước vững mạnh, được nhân dân tin tưởng và một lòng đi theo Đảng. Kinh tế liên tục tăng trưởng ổn định, điều không chỉ giúp người dân thoát nghèo, đời sống ngày càng được cải thiện, đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển, mà còn giúp nâng cao sức mạnh tổng thể của đất nước.
Theo ông Phankham Pheuyavong, 70 năm sau Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, Việt Nam không chỉ thống nhất được đất nước, thu non sông về một mối, mà còn giữ vững nền độc lập, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ bao gồm cả vùng biển, vùng trời, hải đảo và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Lĩnh vực đối ngoại của Việt Nam cũng ngày càng mở rộng, vị trí, vai trò và ảnh hưởng của Việt Nam trên trường khu vực và quốc tế ngày càng được nâng cao…
Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào Phankham Pheuyavong cho rằng Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đem lại những bài học quý giá, giúp thúc đẩy quá trình giải phóng dân tộc và thành lập Nhà nước CHDCND Lào. Bài học thứ nhất là về cách huy động tinh thần yêu nước, ý trí kiên cường, kiên trì, dũng cảm, và quyết giành thắng lợi trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân các dân tộc Lào. Bài học thứ hai là về phát huy tính độc lập dân tộc, tự chủ, tự hoàn thiện, tự cường, tư duy sáng tạo trong việc đưa ra đường lối cách mạng và chiến lược quân sự đúng đắn. Bài học thứ ba là về tạo dựng tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. Bài học thứ tư là cách phối hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước và sự giúp đỡ hỗ trợ các nước láng giềng cũng như cộng đồng quốc tế.
Ông Phankham Pheuyavong nhấn mạnh 4 bài học nêu trên chính là lý luận soi đường, là bài học thực tiễn sinh động đã được các chiến sĩ cách mạng Lào vận dụng một cách linh hoạt vào sự nghiệp cách mạng Lào, điều đã được minh chứng trong thực tế là việc thành lập Nhà nước CHDCND Lào vào tháng 12/1975.
Nhân dịp này, đồng chí Phankham Pheuyavong cũng bày tỏ sự tưởng nhớ và tri ân tới công ơn to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và Đại tướng Võ Nguyên Giáp; gửi lời chúc tốt đẹp nhất tới các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quân đội và nhân dân Việt Nam vì những chiến thắng và thành tựu to lớn mà Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã giành được trong những thập kỷ qua.
Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào cũng chúc Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tiếp tục giành được những thắng lợi và thành công lớn hơn nữa; chúc cho tình hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Lào – Việt Nam, Việt Nam – Lào mãi mãi bền vững và ngày càng đơm hoa kết trái.
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Giáo sư Nga đánh giá về bài học 'Mưu, Trí, Dũng'
"Sức mạnh của quân đội Việt Nam trong trận Điện Biên Phủ trước hết là trí và mưu". Đó là đánh giá của Giáo sư Vladimir Kolotov, Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh tại Đại học Tổng hợp Quốc gia Saint Petersburg, khi chia sẻ với phóng viên TTXVN tại LB Nga nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Giáo sư Vladimir Kolotov phân tích ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ với phóng viên TTXVN.
Trong cuộc trao đổi, Giáo sư Kolotov nhắc đến người thầy đáng kính của mình là Giáo sư V.Panphilov - người có quan hệ thân quen với Đại tướng Võ Nguyên Giáp và là nguồn cảm hứng để Giáo sư Kolotov bắt đầu nghiên cứu sâu sắc về lịch sử Việt Nam nói chung và sau này là lịch sử quân sự Việt Nam nói riêng. Qua lời kể người thầy của mình, Giáo sư Kolotov hiểu được rằng vị Đại tướng của Quân đội Nhân dân Việt Nam là người rất cởi mở, thân thiện và thẳng thắn. Đại tướng giống như một từ điển bách khoa về các trận đánh lớn trên thế giới, đặc biệt là mối tương quan lực lượng trong các trận đánh đó.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, rõ ràng quân đội Việt Minh phải chống lại một quân đội mạnh hơn, đông hơn, hiện đại hơn. Và người chỉ huy của quân đội Việt Nam lúc bấy giờ đã tìm cách để đánh trận bằng sự mưu trí. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã tính toán kịch bản trận đánh từ trước và đó là yếu tố quyết định trong trận đánh. Giáo sư Kolotov liên hệ yếu tố này với lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Biết mình biết người, trăm trận trăm thắng.
Theo ông, chính trên cơ sở nguyên tắc biết mình biết người này mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người được coi là học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã tính toán ra kế sách đánh bại kẻ thù.
Giáo sư Kolotov đặc biệt nhấn mạnh đến vũ khí bí mật của vị Đại tướng xuất thân nhà giáo - đó là đấu tranh chính trị. Ông đã lập được một đội ngũ chính trị viên làm nhiệm vụ giải thích tính chính nghĩa của cuộc chiến đấu của Việt Nam, tính chính nghĩa có sức thuyết phục và cổ vũ chiến sĩ, đồng bào, nhờ đó quân đội Việt Nam từ số 0 đã trở thành đội quân có thể khiến cho bất kỳ kẻ thù nào cũng phải kính nể. Theo Giáo sư Kolotov, vũ khí này sau này được giới chuyên gia, trong đó có các tướng Mỹ, đánh giá rất cao.
Theo Giáo sư Kolotov, sức mạnh tiếp theo có thể gọi là "dũng", dũng không chỉ trong chiến đấu mà trước đó trong công tác chuẩn bị cho chiến dịch bắt đầu từ năm 1953. Giáo sư Kolotov ví von, 10 người chiến đấu thì phải có cả trăm người hoạt động ở hậu phương, hỗ trợ cho mặt trận. Trong điều kiện núi rừng hiểm trở, không có đường đi và yêu cầu bí mật tuyệt đối, tất cả đạn pháo, đạn cao xạ, súng hỏa tiễn đã được bộ đội Việt Minh vận chuyển trong đêm tối vào mặt trận bằng xe đạp thồ và trên đôi vai của mình. Cả thực phẩm và người bị thương cũng cần phải được tổ chức vận chuyển an toàn. Điều đó nói lên công tác tổ chức phi thường, sau này đã có nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật ca ngợi chính công tác hậu cần này cho chiến dịch Điện Biên Phủ.
Theo Giáo sư Kolotov, chiến thắng Điện Biên Phủ đã tạo nên bước ngoặt trong cả cuộc chiến với kết quả là ký Hiệp định Geneva 1954 về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, mở ra một trang mới trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của Việt Nam.
Thành công về chiến thuật này đã dẫn đến thành công có tính chiến lược trong cả cuộc chiến. Điều đó cũng dẫn đến thành công trong ngoại giao là ký được Hiệp định Geneva. Với chiến thắng Điện Biên Phủ, Việt Nam trở thành hình mẫu cho rất nhiều dân tộc còn bị áp bức trên thế giới, trở thành nguồn động viên và khích lệ đối với con đường giải phóng dân tộc của các nước.
Giáo sư Kolotov kết luận, chiến thắng Điện Biên Phủ cho thấy rõ tính sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, ý nghĩa một trận đánh, một chiến dịch trước hết nằm ở tính chính trị, chứ không chỉ ở góc độ chiến đấu đơn thuần.
Nhà sử học Anh đánh giá chiến thắng Điện Biên Phủ là sản phẩm của thực tiễn chính trị và quân sự độc đáo Những hy sinh to lớn làm nên chiến thắng quyết định ở Điện Biên Phủ năm 1954 là sản phẩm của thực tiễn chính trị và quân sự độc đáo, xuất phát trực tiếp từ những phẩm chất cá nhân và trí tuệ xuất chúng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, được vận dụng và phát triển...