70% lao động không hợp đồng cần được bảo hiểm rủi ro
Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai khuyến cáo mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, vì hiện tới 70% lực lượng lao động làm việc kiểu “không hợp đồng”, nhiều rủi ro, cần hỗ trợ nhằm tăng tính bền vững.
Luật Việc làm được đưa ra thảo luận, cho ý kiến tại UB Thường vụ Quốc hội hôm nay, 11/4. Cơ quan đại diện Chính phủ trình dự án luật – Bộ LĐ-TB&XH, cho biết, Việt Nam mới có khoảng 33,8% lao động làm công ăn lương và vẫn còn khoảng gần 70% lao động không có quan hệ lao động, trong tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân. Do đó, việc ban hành Luật Việc làm nhằm góp phần phát triển đồng bộ các yếu tố của thị trường lao động.
Nội dung được tập trung thảo luận là chính sách bảo hiểm thất nghiệp. Theo tờ trình của Chính phủ, đối tượng tham gia và chính sách bảo hiểm thất nghiệp được đề cập trong dự thảo Luật Việc làm mới hơn so với quy định trong Luật Bảo hiểm Xã hội. Cụ thể, luật bổ sung quy định về chế độ hỗ trợ, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho người lao động nhằm thực hiện chính sách phòng rủi ro cho người lao động; mở rộng thêm phạm vi áp dụng cho đối tượng là người lao động không có quan hệ lao động.
Những người lao động không ràng buộc, làm việc trong những xưởng gia công nhỏ là đối tượng rất dễ rủi ro.
Thẩm tra dự thảo luật, UB Các vấn đề Xã hội của Quốc hội cho rằng việc mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp là cần thiết nhằm đạt mục tiêu về an sinh xã hội. Vì hiện cả nước có khoảng 2/3 lực lượng lao động không có quan hệ lao động. Do vậy, cần có những biện pháp để thu hút số lao động này tham gia loại hình bảo hiểm thất nghiệp nhằm tăng tính bền vững cho việc làm của họ trong điều kiện thị trường lao động đang phát triển.
Video đang HOT
Chủ nhiệm UB, bà Trương Thị Mai cũng lưu ý, việc mở rộng và quản lý các đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp đối với khu vực không có quan hệ lao động là khá phức tạp và quỹ bảo hiểm thất nghiệp dễ bị lạm dụng do những khó khăn trong việc xác định tình trạng thất nghiệp, công tác thu-chi, khả năng quản lý đối tượng hạn chế nên rất ít quốc gia thực hiện.
“Đến nay, chính sách bảo hiểm thất nghiệp đã triển khai thực hiện được hơn 3 năm, Chính phủ cần tổng kết, đánh giá để khắc phục những thiếu sót, tồn tại trong tổ chức thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Trên cơ sở đó, dự thảo Luật cần quy định các tiêu chí mang tính nguyên tắc đối với mô hình tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp và giao cho Chính phủ quy định cụ thể”- bà Mai đề nghị.
Về việc hô trợ ngân sách nhà nước vào Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp, bên cạnh trách nhiệm đóng bảo hiểm thất nghiệp do người lao động và người sử dụng lao động, dự thảo Luật quy định Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp và giao Chính phủ quy định cụ thể mức hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước.
Trong khi đó, UB Các Vấn đề xã hội cho rằng, trong thời kỳ đầu, nhà nước có thể hỗ trợ một phần cho người lao động để chính sách đi vào cuộc sống, nhưng khi chính sách bảo hiểm thất nghiệp đã ổn định, ngân sách Nhà nước sẽ không hỗ trợ thường xuyên cho quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Trường hợp Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp bội chi thì ngân sách Nhà nước hỗ trợ phần còn thiếu để đảm bảo cân bằng quỹ.
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng lưu ý, việc xây dựng Luật phải đảm bảo tính khả thi sau khi ban hành cũng như đảm bảo tính thống nhất của Luật với các luật khác. Bà Phóng cũng yêu cầu cơ quan soạn thảo nghiên cứu làm rõ hơn chính sách, nguồn gốc, điều kiện thực hiện chính sách việc làm, nhất là về vấn đề tài chính.
Nhấn mạnh vai trò an sinh xã hội trong chính sách việc làm là rất quan trọng nhằm phòng ngừa rủi ro cho người lao động, Phó Chủ chị Quốc hội cho rằng, chính sách việc làm phải hướng đến mục tiêu việc làm bền vững cho người lao động, tạo cơ hội bình đẳng về việc làm cho mọi người trong xã hội, nâng cao trách nhiệm của nhà nước và xã hội đối với vấn đề việc làm, cải thiện điều kiện làm việc, thu nhập hợp lý và chất lượng việc làm tốt hơn cho người lao động.
Theo Dantri
Tổng số dư nợ công 2011 giảm 1,9% so với năm 2010
Theo báo cáo của Chính phủ vừa gửi tới các đại biểu quốc hội, trong cơ cấu chủ nợ thì Nhật Bản vẫn là chủ nợ lớn nhất với tỷ lệ 17%, kế tiếp là Ngân hàng Thế giới 13%, Ngân hàng Phát triển Châu Á 8%, còn lại là từ các chủ nợ khác.
Theo báo cáo, tổng số dư nợ công đến ngày 31.12.2011 bằng 55,4% GDP, giảm 1,9% so với năm 2010, chủ yếu là nhờ thực hiện chính sách tài khoá chặt chẽ, giảm mức bội chi ngân sách nhà nước việc ưu tiên bố một phần từ nguồn tăng thu ngân sách hàng năm để tăng chi trả nợ của Chính phủ, giảm nợ công.
Trong cơ cấu nợ công, các khoản nợ trực tiếp của Chính phủ chiếm 78% và bằng 43,1% GDP nợ được Chính phủ bảo lãnh chiếm khoảng 21% tổng số dư nợ công và bằng 11,7% GDP nợ chính quyền địa phương chỉ chiếm khoảng 1,0% tổng dư nợ, bằng 0,5% GDP.
Lãi suất vay của các khoản nợ công nói trên chủ yếu là dài hạn (vay ODA) với các mức ân hạn, không lãi suất trong một thời gian và lãi suất ưu đãi với mức thấp.
Khẳng định để đáp ứng nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ cho phát triển, Chính phủ cho hay xu hướng gia tăng về nợ công, nợ Chính phủ trong năm 2012 và các năm tiếp theo vẫn tiếp tục chi phí vay nợ có xu hướng gia tăng, nhất là việc chuyển đổi các điều kiện vay áp dụng cho Việt Nam khi trở thành nước thu nhập trung bình trong cơ cấu danh mục nợ công hiện tại vẫn còn có một số rủi ro.
Theo đó, Chính phủ xác định đến năm 2015, nợ công (bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương) không quá 65% GDP, trong đó dư nợ Chính phủ không quá 50% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP.
Có nhiều giải pháp chủ yếu để tăng cường quản lý nợ hiệu quả, đảm bảo an toàn nợ được đề ra, trong đó đáng chú ý là trước mắt Chính phủ chưa xem xét bảo lãnh phát hành trái phiếu quốc tế. Các doanh nghiệp hoặc ngân hàng thương mại nếu có nhu cầu thì chủ động phát hành trái phiếu quốc tế không có bảo lãnh Chính phủ.
Ngoài ra, Chính phủ chỉ xem xét cấp bảo lãnh vay trong nước đối với các dự án cấp bách, công trình trọng điểm quốc gia đã được Thủ tướng phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh vay trong nước.
Theo báo cáo của Chính phủ, tính tới ngày 21.11.2011, riêng bảo lãnh vay nước ngoài của Chính phủ hơn 10,5 tỉ USD tại 91 dự án, trong đó có 20 dự án đã hoàn trả hết, còn 71 dự án đang trả nợ với tổng vốn cam kết 9,83 tỉ USD. Trong số này, ngành điện được ưu ái nhất với 5,5 tỉ USD, kế đến là hàng không 1,7 tỉ USD, xi măng gần 1,2 tỉ USD, dầu khí hơn 460 triệu USD, giấy 400 triệu USD, còn lại những lĩnh vực khác. (Anh Vũ)
Theo TNO
Bình yên đi giữa mùa thu Cảm ơn mùa thu nhiều lắm, bởi chỉ có đi giữa mùa thu ta mới tìm được sự bình yên vốn có của tâm hồn. Sáng mùa thu, bỗng nghe lòng bình yên đến lạ. Bao muộn phiền của quá khứ, bao nỗi nhọc nhằn, mỏi mệt của cuộc sống bon chen nơi đô hội phù hoa dường như đều tan biến đi...