70% dân số Việt Nam ở những vùng trọng điểm thiên tai
Đó là con số báo cáo của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam công bố tại lễ mít tinh hưởng ứng ngày quốc tế phòng chống và giảm nhẹ thiên tai và công bố báo cáo thảm họa thế giới năm 2016 được tổ chức sáng 13/10 tại TP Tam Kỳ, Quảng Nam.
Lễ mít tinh có 500 đại biểu đến từ Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Bộ NN&PTNT, các bộ, ngành liên quan, lãnh đạo Hiệp Hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế cùng các Hội quốc gia tại Việt Nam…
Lễ mít tinh hưởng ứng ngày quốc tế phòng chống và giảm nhẹ thiên tai được tổ chức sáng 13/10 tại TP Tam Kỳ, Quảng Nam
Với chủ đề “Sống để chia sẻ”, lễ mít tinh được tổ chức như một lời nhắc nhở, kêu gọi mỗi cá nhân hãy chia sẻ những kiến thức, bài học, kinh nghiệm mà bản thân có được trong phòng ngừa, ứng phóng thiên tai, thảm họa… Qua đó, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về thiên tai, thảm họa và các biện pháp phòng ngừa, ứng phó trước thiên tai, thảm họa nhằm giảm thiểu những thương vong đáng tiếc có thể xảy ra.
Theo báo cáo thảm họa thế giới năm 2016 của Hiệp Hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, năm 2015 có tới 98,6 triệu người bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa trên toàn cầu; trong đó 92% gây ra bởi biến đổi khí hậu.
Đáng nói hơn, 32 trận hạn hán được ghi nhận, gấp hơn 2 lần trung bình 10 năm qua. Năm 2015 cũng là năm nóng nhất kể từ năm 1880 với nhiệt độ trung bình vượt quá kỷ lục của năm 2014 là 0,13 độ C.
Video đang HOT
Mỗi năm Việt Nam phải hứng chịu từ 10-15 cơn bão, lũ, lụt làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới 50% diện tích đất đai và 70% dân số của nước ta ở những vùng trọng điểm thiên tai
“Với các thảm họa do thiên tai, nhân tai và dịch bệnh đang gia tăng từng ngày, nhu cầu viện trợ nhân đạo đã vượt quá tài nguyên hiện có của nhân loại. Trên thực tế, việc thiếu đầu tư cho giảm thiểu rủi ro thảm họa làm cho chi phí ứng phó tăng lên gấp bội”, báo cáo của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam công bố.
Đại diện lãnh đạo Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cho biết, Việt Nam là một trong 5 nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi thiên tai và biến đổi khí hậu toàn cầu. Mỗi năm Việt Nam phải hứng chịu từ 10-15 cơn bão, lũ, lụt làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới 50% diện tích đất đai và 70% dân số của nước ta ở những vùng trọng điểm thiên tai.
“Đầu tư vào hoạt động giảm thiểu rủi ro thiên tai, thảm họa dựa vào cộng đồng, góp phần xây dựng cộng đồng an toàn là ưu tiên của Hội trong việc tham gia phòng chống thiên tai, thảm họa trong tương lai”, lãnh đạo Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phát biểu.
Hưởng ứng ngày quốc tế phòng chống và giảm nhẹ thiên tai năm nay, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cam kết thực hiện các định hướng mà Phong trào Chữ thập đỏ – Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế đã đưa ra, tích cực chủ động xây dựng cộng đồng an toàn trước thiên tai, thảm họa; nâng cao nhận thức trong phòng ngừa và ứng phó với thảm họa để giảm thiểu thương vong và bảo vệ sự sống.
Công Bính
Theo Dantri
Áp thấp nhiệt đới hướng Trung Trung Bộ
Áp thấp nhiệt đới đang tiến dần về đất liền các tỉnh Trung Trung Bộ, kết hợp với hình thái thời tiết khác sẽ gây mưa to 200-300 mm cho các tỉnh miền Trung.
Lúc 10h ngày 13/10, áp thấp nhiệt đới cách Đà Nẵng khoảng 250 km về phía đông, sức gió mạnh nhất 60 km/h, tương đương cấp 7. Với vận tốc 20 km/h, hướng tây tây nam, đến chiều 13/10, áp thấp nhiệt đới sẽ trên bờ biển các tỉnh Trung Trung Bộ, cường độ gió không đổi.
Tiếp đó, áp thấp nhiệt đới di chuyển hướng tây và đi vào đất liền các tỉnh Trung Trung Bộ, rồi suy yếu thành vùng áp thấp trên khu vực nam Lào, sức gió giảm một cấp, tương đương 40 km/h.
Dự báo hướng đi áp thấp nhiệt đới lúc 10h. Ảnh: NCHMF.
Hình thái thời tiết trên kết hợp với gió mùa đông bắc và nhiễu đông gió đông trên cao, từ ngày 13 đến 15/10, từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi có mưa to, lượng mưa cả đợt dự báo 200 mm, riêng nam Nghệ An- Huế 300-500 mm.
Trên biển, từ chiều tối nay, ven biển Hà Tĩnh - Quảng Ngãi có gió mạnh dần cấp 5-6, giật 8-9; vùng quần đảo Hoàng Sa và ngoài khơi các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9, sóng biển cao 2-4 m.
Do mưa lớn, nên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi sẽ lên cao từ chiều tối nay. Trong đó, mực nước trên các sông ở Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và sông La (Hà Tĩnh) phổ biến lên mức báo động 1 và 2.
Sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố (Hà Tĩnh) và các sông ở Quảng Bình có khả năng lên mức báo động 2-3. Cơ quan khí tượng cũng cảnh báo nguy cơ cao xảy ra lũ quét trên các sông suối nhỏ; sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng tại vùng trũng, ven sông ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đã có công điện gửi các tỉnh từ Thanh Hóa đến Phú Yên thông báo cho chủ phương tiện hoạt động trên biển biết diễn biến của áp thấp nhiệt đới để chủ động phòng tránh, hướng dẫn neo đậu tại bến. Các bộ ngành duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu.
Phạm Hương
Theo VNE
Siêu bão xuất hiện gần biển Đông Ngoài khơi Philippines xuất hiện siêu bão Meranti cấp 18, nhiều khả năng hướng về Trung Quốc. Trung tâm dự báo khí tượng và thủy văn Trung ương cho biết, 13h ngày 13/9, bão cách đảo Luzon (Philippines) khoảng 300 km về phía đông bắc, sức gió mạnh nhất 220 km/h (cấp 17), giật trên cấp 17. Với hướng tây tây bắc, vận...