70% bệnh nhân ung thư đến viện ở giai đoạn cuối
Bệnh ung thư có thể phát hiện sớm và được chữa khỏi. Tuy nhiên, điều đáng buồn là hiện nay có tới 3/4 số bệnh nhân ung thư đến bệnh viện khi đã mắc bệnh ở giai đoạn cuối. Vì thế, họ không thể kéo dài sự sống quá 12 tháng.
Đây là thông tin được GS.TS Nguyễn Bá Đức (Phó chủ tịch Hội ung thư Việt Nam, nguyên giám đốc Bệnh viện K, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu phòng chống ung thư Quốc gia) cho biết tại hội thảo “Liệu pháp trúng đích phân tử trong điều trị ung thư dạ dày” do Viện Nghiên cứu phòng chống ung thư Quốc gia phối hợp tổ chức sáng 19/8.
Ông Đức cho biết: “Có khoảng 3/4 bệnh nhân ung thư đến viện điều trị khi bệnh đã ở vào giai đoạn cuối. Điều này khiến kết quả điều trị không cao”. Trong khi đó, hơn 50% bệnh nhân ung thư ở Hàn Quốc phát hiện mắc bệnh ở ngay giai đoạn đầu.
Nguyên nhân của tình trạng này được xác định là do Việt Nam chưa có các trung tâm, chương trình sàng lọc ung thư và các biện pháp chẩn đoán, điều trị còn bị hạn chế (do không phải cơ sở y tế nào cũng làm được).
Điều này khiến quãng thời gian kéo dài sự sống bị thu hẹp đáng kể (đó là chưa kể đến những tốn kém rất lớn về mặt kinh tế).
Tại bệnh viện K, chỉ có khoảng 15% bệnh nhân ung thư sống được thêm 5 năm kể từ khi được điều trị bằng tất cả các biện pháp tốt nhất. Trong khi đó, tỷ lệ này ở Nhật Bản là trên 50%. Quãng thời gian kéo dài sự sống trung bình của một bệnh nhân ung thư ở Việt Nam thường không quá 12 tháng (kể từ thời điểm được phát hiện).
Video đang HOT
Bệnh nhân ung thư tại Việt Nam đang gia tăng mạnh mẽ. Điều đáng buồn là họ thường phát hiện bệnh muộn và đến viện điều trị khi đã vào giai đoạn cuối, khiến kết quả điều trị không cao (Ảnh chụp tại BV K. Ảnh: C.Q)
Hiện nay, phương pháp điều trị trúng đích (điều trị trúng tế bào ung thư, tránh tế bào lành mạnh) được ưu tiên nhưng do kinh phí lớn, kỹ thuật đòi hỏi ở mức cao nên khả năng tiếp cận của người bệnh rất hạn chế (chỉ khoảng 2/10 bệnh nhân có cơ hội tiếp cận phương pháp điều trị hiện đaị này).
Bệnh ung thư dạ dày nói riêng và ung thư nói chung đang ngày càng có xu hướng gia tăng mạnh ở Việt Nam. Năm 2000, tỉ lệ mắc chung của bệnh ung thư ở nam giới là 141/100.000 dân, năm 2010 đã lên đến 181/100.000 dân. Ở nữ giới, tỉ lệ này năm 2000 là 101/100.000 dân, năm 2010 tăng lên 134/100.000 dân.
Những loại ung thư có tỉ lệ mắc mới tăng nhiều là ung thư phổi, ung thư đại trực tràng, ung thư thực quản và ung thư tiền liệt tuyến.
Riêng về ung thư dạ dày, mỗi năm Việt Nam có thêm khoảng 13.000 ca mắc mới (chưa kể các ca tái phát, quay lại điều trị lần 2 lần 3) và có khoảng 10.000 ca tử vong/năm.
GS.TS Nguyễn Bá Đức khuyến cáo: Những người từ 40 tuổi trở lên nên bắt đầu nghĩ đến chuyện nội soi dạ dày để phát hiện bệnh sớm. Tuy nhiên, những người trẻ hơn độ tuổi này cũng không nên chủ quan.
TS Nguyễn Tuyết Mai, Trưởng khoa nội 1, Bệnh viện K cho biết: có khoảng 70% bệnh nhân mắc ung thư dạ dày có độ tuổi từ 40-60. Còn lại là ở độ tuổi dưới 40, thậm chí có người dưới 30 tuổi.
Ung thư dạ dày hoàn toàn có thể được phát hiện sớm khi người bệnh có các biểu hiện như khó tiêu, nóng rát vùng thượng vị, ăn không ngon miệng (ở giai đoạn đầu). Còn ở giai đoạn trung bình, người bệnh thường mệt mỏi, đầy bụng sau ăn. Ở giai đoạn cuối: Người bệnh đau bụng, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, xuất huyết tiêu hóa, nuốt nghẹn, sụt cân nhanh chóng, …
Theo VNN
Ung thư không phải lúc nào cũng chết!
Ngày nay, hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh ung thư đều có suy nghĩ mình sẽ chết. Các bác sĩ chuyên khoa khuyên, đừng quá bi quan vì không phải ai bị ung thư cũng chết và hễ bị ung thư ở giai đoạn nào cũng "ra đi"
Câu chuyện của những người trong cuộc
Khi biết tin mình mắc bệnh ung thư dạ dày, bác Vinh rất "sốc". Hành động đầu tiên mà bác làm là chuyển toàn bộ giấy tờ tài sản sang cho vợ đứng tên. Vì thật sự, bác rất sợ sẽ ra đi nửa chừng. Sau đó, bác tìm đến bác sĩ để nghe tư vấn và lựa chọn phương pháp điều trị cho mình. Khác hẳn với khi vừa biết tin, những ngày sau đó bác bình thản trước căn bệnh, sống vui vẻ lạc quan, tin tưởng vào phác đồ điều trị của bác sĩ và áp dụng một chế độ dinh dưỡng phù hợp cho mình. Nhờ đó mà sau hai lần xạ trị, bệnh của bác đã dần thuyên giảm, lấy lại cân nặng trước đó.
Cùng tâm trạng với bác Vinh là bác Tùng. Ông cũng mang căn bệnh ung thư dạ dày và cũng cuống cuồng lo sợ vì nghĩ rằng "ông trời gọi đến mình". Sau khi được thông báo bệnh, bác hoang mang không biết thời gian sắp tới sẽ ra sao, cần phải điều trị như thế nào? Đang lo lắng thì bác được một người cháu giới thiệu cho phương thuốc dân gian: uống bông đu đủ đực. Bác uống được khoảng một tuần cũng không thấy hết đau. Ngay lúc đó, một người quen giới thiệu uống nước lá trinh nữ hoàng cung, bác cũng thực hành. Nhưng rồi kết quả vẫn không thuyên giảm cho dù bác không còn cảm giác đau âm ỉ nữa. Không thể đem mạng sống chơi trò may rủi, bác quyết định vào bệnh viện và xin mổ. Sau phẫu thuật, bác sống lạc quan, giữ tinh thần thoải mái và cũng áp dụng một chế độ ăn uống dành cho người bệnh. Chia sẻ với mọi người, bác khoe sau phẫu thuật 3 tháng đã tăng được gần 6 kg.
Việt Nam đã điều trị khỏi bệnh cho 50% bệnh nhân bị ung thư ở giai đoạn 1, 2 và 3
Phó GS-TS Phạm Gia Hiền, Chủ tịch hội đồng Bệnh viện K, Ủy viên Ban chấp hành Hội Ung thư, khẳng định như vậy tại buổi hội thảo "Dinh dưỡng dành cho người bị bệnh ung thư". Hiện nay, phác đồ cũng như phương tiện máy móc điều trị ung thư ở nước ta không hề thua kém các nước trên thế giới. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả như trên, bệnh nhân cần có thái độ hợp tác với phương pháp điều trị mà bác sĩ đưa ra. Bên cạnh đó, thái độ sống lạc quan và dinh dưỡng trong quá trình mang bệnh cũng góp phần không nhỏ mang lại thành công cho quá trình điều trị. Ông cũng đưa ra khuyến cáo, để có thể điều trị dứt bệnh ở những giai đoạn này, hiện nay chỉ có Tây y là thực hiện được, còn lại hầu hết chỉ là điều trị mang tính tạm thời như tăng cường sinh lực... Vì vậy, khi mắc bệnh, bệnh nhân không nên quá bi quan, cần bình tĩnh nghe tư vấn của bác sĩ để chọn cho mình một phương pháp điều trị tốt, tránh tin vào những phương thức chữa bệnh sai lệch để khi tìm đến sự điều trị chuyên môn thì cơ hội không còn nữa.
GS.TS Hiền cũng thừa nhận, hiện nay có nhiều người Việt ra nước ngoài điều trị trong khi nền y học của chúng ta vẫn đáp ứng được. Sỡ dĩ có tình trạng này là do lượng bệnh nhân quá đông đã khiến thời gian trao đổi, tư vấn... giữa người bệnh và bác sĩ quá ít, người bệnh không hài lòng về quỹ thời gian quá ít ỏi mà bác sĩ dành cho họ khi họ muốn biết về "cái chết được báo trước này".
Nguyên Hạnh
Dinh dưỡng góp phần quan trọng trong quá trình điều trị
Khi được chẩn đoán bị ung thư, hầu hết người bệnh đều cảm thấy đau đớn và khó chịu. Kết quả này có thể dẫn đến những việc làm thiếu nhận thức của bệnh nhân như sống bi quan, chán nản, bỏ ăn... Trên thế giới, 80% người bệnh ung thư có dấu hiệu sụt cân tại một số thời điểm trong quá trình bệnh. Tại Việt Nam, 80% bệnh nhân ung thư được chẩn đoán muộn nên sụt cân và suy dinh dưỡng càng nặng nề hơn. Một số hậu quả của suy dinh dưỡng và sụt cân: làm giảm đáp ứng với điều trị, giảm chất lượng sống, tăng biến chứng nhiễm trùng, tăng thời gian nằm viện, tăng tỷ lệ tái nhập viện và tăng tỷ lệ tử vong... Vì vậy, các bác sĩ chuyên khoa thường đưa ra lời khuyên, người bệnh cần có một chế độ ăn uống đảm bảo, hỗ trợ cho sức khỏe trong quá trình điều trị căn bệnh nan y này.
Theo PNO
Những điều nên biết về ung thư dạ dày Dạ dày là đoạn phình to của ống tiêu hóa, đầu trên tiếp nối với thực quản qua tâm vị, đầu dưới tiếp nối với ruột non qua tá tràng. Mặt trong dạ dày phủ một lớp tế bào niêm mạc, khi lớp niêm mạc này bị tổn thương, phát triển vô tổ chức tạo thành các khối u ác tính, đó chính...