70 bệnh nhân F1 Bệnh viện Đà Nẵng hết cách ly
Các bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Khu vực Miền núi phía Bắc Quảng Nam sau khi Bệnh viện Đà Nẵng phong tỏa, nay ba lần âm tính nCoV, hết thời gian cách ly.
Bác sĩ Tô Mười, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Khu vực Miền núi phía Bắc Quảng Nam, ngày 16/8 cho biết bệnh viện đã tiếp nhận, cách ly và điều trị cho 95 bệnh nhân từ Bệnh viện Đà Nẵng với sự hỗ trợ của Bệnh viện Bạch Mai. Đây là những bệnh nhân không nhiễm nCoV, thuộc diện F1, được chuyển về đây để giải tỏa áp lực cho Bệnh viện Đà Nẵng đang bị phong tỏa.
Bệnh viện đã lập khu cách ly riêng để điều trị cho các bệnh nhân này. Nhiều bệnh nhân có bệnh nền nặng như suy thận, suy tim, cao huyết áp, đái tháo đường, có những trường hợp phải thở máy. Dưới sự giúp đỡ của nhóm bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai chi viện, bệnh viện đã điều trị tốt tất cả bệnh nhân. Ngày 15/8, các bệnh nhân đã đủ thời gian cách ly 14 ngày, kết quả xét nghiệm âm tính với nCoV ba lần liên tiếp.
“70 bệnh nhân đủ điều kiện xuất viện bao gồm người bệnh nhẹ và ổn định. Những trường hợp còn lại tiếp tục được giữ lại bệnh viện để điều trị”, ông Mười nói.
Ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại Thành phố Đà Nẵng đánh giá cao bệnh viện trong việc tiếp nhận các bệnh nhân thuộc diện F1 và nhân viên y tế, giúp giảm tải cho Bệnh viện Đà Nẵng và tránh nguy cơ lây nhiễm cho các bệnh nhân.
Ông Nguyễn Trọng Khoa trao quyết định đủ điều kiện ra viện cho bệnh nhân. Ảnh: Tuấn Dũng.
Video đang HOT
Bác sĩ Lương Quốc Chính, khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai, cùng các đồng nghiệp của mình đã có mặt ở đây hỗ trợ bệnh viện. Cách đây 20 ngày, Bệnh viện Đa khoa Khu vực Miền núi phía Bắc Quảng Nam cũng phát hiện hai trường hợp dương tính với nCoV. Toàn bộ khoa Hồi sức tích cực của bệnh viện bị phong tỏa, các bệnh nhân khác, người nhà và cả nhân viên y tế của bệnh viện đều rất hoang mang. Đúng lúc đó, Ban Giám đốc của bệnh viện được Bộ Y tế đề nghị tiếp nhận khoảng 100 bệnh nhân thuộc diện F1, trong đó có nhiều bệnh nhân rất nặng, được chuyển về từ Đà Nẵng nhằm giảm tải cho tâm dịch.
“Ban Giám đốc và toàn bộ nhân viên y tế của bệnh viện ‘đứng tim luôn’, tôi phải mô tả như vậy mới đúng thực tế tình hình lúc đó”, bác sĩ Chính nói.
Tính đến nay, để chi viện cho Đà Nẵng và Quảng Nam, Bệnh viện Bạch Mai đã cử 54 cán bộ y tế và các chuyên gia vào miền Trung chống dịch.
“Nhớ lại những ngày đầu và trong thời gian cách ly, nỗi sợ bệnh nhân F1 có thể trở thành bệnh nhân F0 bất cứ khi nào, bệnh nhân nặng có thể diễn biến xấu đi, thậm chí tử vong bất cứ lúc nào, tinh thần nhân viên y tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng”, bác sĩ Chính nói. “Cuối cùng, mọi người đã vượt qua được tất cả, ai cũng được giữ an toàn, khỏe mạnh và chiến thắng dịch bệnh. Sau đợt cách ly thứ nhất này, bệnh viện lại sẵn sàng tiếp nhận các bệnh nhân thuộc diện F1 chuyển đến nhằm giảm tải cho tâm dịch. Lúc này, kinh nghiệm chống dịch và tinh thần nhân viên y tế ở đây rất tốt”.
Các bác sĩ kiểm tra tình trạng sức khỏe của bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực Miền núi phía Bắc Quảng Nam. Ảnh: Bác sĩ Lương Quốc Chính.
Đắk Lắk họp khẩn về sinh viên hai lần dương tính với Covid-19
Sinh viên người Đắk Lắk đã đi thực tập tại Bệnh viện Đà Nẵng ngày 22/6-17/7. Kết quả xét nghiệm bước đầu cho thấy bệnh nhân dương tính với Covid-19.
Sáng 29/7, một lãnh đạo Sở Y tế Đắk Lắk cho biết địa phương đã ghi nhận trường hợp dương tính đầu tiên với Covid-19. Bệnh nhân nghi nhiễm là H.T.Y.N. (21 tuổi, ngụ thôn 2, xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin, Đắk Lắk). N. là sinh viên trường Đại học Đông Á Đà Nẵng.
Cũng trong sáng 29/7, UBND tỉnh Đắk Lắk đã họp khẩn về các biện pháp ứng phó với ca nghi nhiễm mới xuất hiện ở địa phương.
Báo cáo của Sở Y tế cho thấy ngày 28/7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật lấy mẫu làm xét nghiệm đối với trường hợp này cho kết quả dương tính với Covid-19. Cùng ngày, Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên xét nghiệm bằng kỹ thuật RT-PCR cũng cho kết quả dương tính với Covid-19.
Sau khi có kết quả, ngành y tế Đắk Lắk đã giám sát, điều tra dịch tễ bệnh nhân trên tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, Bến xe phía bắc tỉnh Đắk Lắk, Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh, tài xế xe Grab chở bệnh nhân, nhà xe mà bệnh nhân này di chuyển từ Đà Nẵng về TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk).
Cơ quan y tế địa phương cũng đã phun hóa chất Chloramin B khử khuẩn bề mặt tại Khoa Truyền nhiễm của Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên.
TP Đà Nẵng phong tỏa các tuyến đường để cách ly. Ảnh: Phạm Ngôn.
Trước đó, bệnh nhân đi thực tập tại Bệnh viện Đà Nẵng ngày 22/6-17/7. Đến ngày 20/7, bệnh nhân có sốt, đau họng nhưng không đi khám.
Khoảng 19h ngày 26/7, bệnh nhân được bạn chở ra bến xe Đà Nẵng để bắt xe khách về TP Buôn Ma Thuột. Trên xe, bệnh nhân có đeo khẩu trang và không tiếp xúc với ai.
Ngày 27/7, bệnh nhân vào Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh bằng xe Grab để khai báo y tế. Sau đó, bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên cách ly.
Một lãnh đạo UBND huyện Cư Kuin xác nhận địa phương đã nhận được thông tin một trường hợp ở thôn 2, xã Ea Tiêu, dương tính với Covid-19.
"Địa phương đã lên phương án cách ly toàn bộ xã Ea Tiêu với hơn 21.000 người. Đơn vị đã giao cho chính quyền xã Ea Tiêu và các đơn vị liên quan để triển khai công tác phòng chống dịch", ông Huy nói.
Như vậy, từ 25/7 đến nay, Việt Nam có 5 ngày liên tiếp ghi nhận ca mắc Covid-19 trong cộng đồng với 33 bệnh nhân được công bố ở 3 tỉnh, thành phố: Đà Nẵng (29 trường hợp), Quảng Ngãi (1 trường hợp), Quảng Nam (3 trường hợp).
Tính đến 6h ngày 29/7, Việt Nam có tổng cộng 446 ca mắc Covid-19, trong đó, 276 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.
Bác sĩ mắc Covid-19 sau 2 lần có kết quả âm tính Hai lần đầu xét nghiệm có kết quả âm tính với SARS-CoV-2, bác sĩ Đ. vẫn làm việc, đưa bệnh nhân đi cấp cứu. Đến lần xét nghiệm thứ 3 thì người này dương tính. Ngày 12/8, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP Đà Nẵng cung cấp thông tin dịch tễ đối với 10 bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 mà Bộ Y...