7 vụ cầu thủ Việt Nam chưa “nứt mắt” đã bán độ
Việc các cầu thủ trẻ Việt Nam dính đến tiêu cực không phải chuyện hiếm và đây là điều đáng báo động khi gần đây có nhiều vụ cá độ diễn ra.
Năm 2003, trong quá trình chuẩn bị cho SEA Games 2003, trung vệ Vũ Như Thành của U23 Việt Nam đã bị HLV Alfred Riedl đưa vào “sổ đen”. Đầu tiên là nghi ngờ về việc cầu thủ này bán độ trong trận khai sân Mỹ Đình (thua Thân Hoa Thượng Hải 1-2). Sau đó, vẫn là Như Thành bị nghi bán độ tại JVC Cup, giải đấu anh mang băng đội trưởng.
Dù không có chứng cứ nào thực sự rõ ràng, nhưng Như Thành vẫn phải chịu án treo giò đến 5 năm (sau đó được giảm xuống 2 năm rưỡi). Đến nay, sự việc này vẫn được coi là “bí ẩn” khi có nhiều cầu thủ khác cũng bị nghi ngờ “nhúng chàm”, nhưng không bị phạt nặng bởi ở thời điểm đó, SEA Games 2003 tổ chức trên sân nhà đã cận kề.
Như Thành từng nhận án phạt nặng vì bị nghi dính đến tiêu cực
Vụ án các cầu thủ của ĐT U23 Việt Nam “bán thắng” trong trận gặp U23 Myanmar tại SEA Games 2005 đến nay vẫn khiến nhiều người hâm mộ tiếc nuối cho rất nhiều cầu thủ. Dù có tài năng, nhưng do nhận thức chưa đầy đủ, những cầu thủ như Văn Quyến, Quốc Vượng, Văn Trương, Quốc Anh, Phước Vĩnh, Hải Lâm đã đá theo kiểu U23 Việt Nam thắng với cách biệt 1 bàn.
Đúng theo “kịch bản” đặt ra, U23 Việt Nam đã thắng U23 Myanmar 1-0. Các cầu thủ này sau đó đã nhận tổng số tiền 490 triệu đồng khi ngoài tiền thỏa thuận, họ còn lấy tiền để… đánh thêm.
Khi sự việc vỡ lở, tất cả đều bị nhận án treo giò, thậm chí còn phải ngồi tù. Sau đó, Văn Quyến, Quốc Vượng dù đã rất nỗ lực, nhưng họ không bao giờ lấy lại được phong độ đỉnh cao của mình và phải giải nghệ sớm.
Video đang HOT
Nhiều cầu thủ phải trả giá vì bán độ tại SEA Gamees 2005
Tại VCK U19 quốc gia năm 2019, U19 Phú Yên đã có một trận đấu rất đáng ngờ trước U19 Hà Nội. Ở những phút cuối trận, dù U19 Phú Yên đang bị dẫn bàn, nhưng họ vẫn chơi rất đủng đỉnh, đá bóng theo kiểu… đi bộ. Hai đội đá qua, đá lại để “bảo toàn tỷ số”. Sau đó, LĐBĐ Việt Nam (VFF) đã phải nhờ lực lượng an ninh vào cuộc, nhưng không thể đưa ra chứng cứ cụ thể nào về việc các cầu thủ có dính đến tiêu cực hay không.
Ở vòng loại U21 quốc gia 2019 và giải hạng Nhì 2019, cũng đã xuất hiện việc bán độ liên quan đến cầu thủ Huỳnh Văn Tiến. Trong trận đấu ở vòng loại U21 quốc gia vào tháng 6/2019,cầu thủ này và một số người khác trong đội đã tham gia hình thức cá cược Tài-Xỉu ở trận gặp U21 Vĩnh Long.
Số tiền được những cầu thủ chưa “nứt mắt” đã cá độ này chơi trên mạng là 150 triệu đồng. Sau trận, các cầu thủ thắng được 133 triệu đồng để mang chia nhau.
Nhiều cầu thủ trẻ Đồng Tháp đã có dính líu đến cá độ
Với giải hạng Nhì 2019, Huỳnh Văn Tiến khi chơi cho CLB Gia Định (theo dạng cho mượn từ Đồng Tháp) cũng đã dính vào tiêu cực. Khi Gia Định thi đấu với Trẻ Long An và sau đó là trận gặp Vĩnh Long, Tiến cùng nhiều cầu thủ đã chơi theo “chỉ đạo” của một người tên Thụ để được nhận tiền. Số tiền là từ 3-10 triệu đồng cho mỗi cầu thủ để cầm chia nhau sau các trận đấu.
Đến vòng loại U19 quốc gia 2020, U19 Bình Định đã có trận thua U19 Đắk Lắk 2-6. Sau khi trận đấu này kết thúc, căn cứ vào hồ sơ từ các đơn vị liên quan, VFF đã quyết định hủy kết quả và đưa ra án phạt cho HLV Cao Văn Dũng cùng 5 cầu thủ của U19 Bình Định. Ngoài ra, có 1 cái tên rất đáng chú ý phải nhận án phạt là thủ môn Y Êli Niê của U19 Đắk Lắk.
Trận đấu giữa U19 Đắk Lắk và U19 Bình Định co tỷ số đáng ngờ với nhiều ban thắng ở những phút cuối
“Tình huống hậu vệ U19 Bình Định thi đấu không hết sức, thua quá dễ, bàn thua dồn dập đến từ các phút cuối. Thủ môn U19 Đắk Lắk phát quả bóng không có gì cản trở, sức ép từ đối phương nhưng lại phát cho đối thủ. Đó là điều bất thường. Cách ghi bàn thắng của hai đội cũng như thời điểm các bàn thắng xảy ra quá ngắn và quá nhiều”, ông Phan Anh Tú – Phó trưởng ban kỷ luật VFF nói về trận đấu “có mùi” này.
Sao trẻ "nhúng chàm", thầy Park còn hào hứng vượt sóng?
HLV Park Hang Seo phải suy nghĩ lại việc muốn gắn bó và đưa bóng đá Việt Nam phát triển từ sân chơi trẻ sau khi vụ tiêu cực tại giải U21 quốc gia làm 11 "sao trẻ" bị treo giò.
1. Tối 11/5, VFF thông báo án kỷ luật 11 cầu thủ thuộc đội U21 Đồng Tháp vì hành vi tổ chức và tham gia cá độ ở vòng loại U21 Quốc gia 2020.
Thông tin này khiến nhiều người hâm mộ bất ngờ, bởi đây gần như là một án kỷ luật tập thể có số lượng cá nhân cầu thủ đông đảo nhất từ trước đến nay khi cả 1 đội hình thi đấu góp mặt.
Đáng nói và đau hơn, trong số 11 cầu thủ U21 Đồng Tháp phải nhận án kỷ luật nặng từ VFF có nhiều cầu thủ từng, đang là đương kim tuyển thủ U19 Quốc gia và được coi rất triển vọng trong tương lai.
Võ Minh Trọng (20) từng là tuyển thủ U19 Việt Nam vừa bị VFF treo giò vì tiêu cực
2. Thực tế, việc kỷ luật 11 cầu thủ U21 Đồng Tháp khiến nhiều người bất ngờ vì số lượng những cá nhân thuộc diện kỷ lục từ trước đến nay, còn lại không mới đối với bóng đá Việt Nam suốt vài chục năm qua.
Câu chuyện tiêu cực, sử dụng bóng đá như một hình thức đánh bạc đến lúc này gần như đủ cả ở các cấp, từ quốc gia, CLB chơi ở V-League, cho tới các giải trẻ đã được khui ra từ năm 2003 đến nay.
Cũng từ những vụ án tiêu cực được phanh phui này, bóng đá Việt Nam đã mất đi hàng tá cầu thủ xuất sắc, thậm chí còn được coi hơn cả những Quang Hải, Công Phượng bây giờ như Văn Quyến, Quốc Vượng, Văn Trương...
Hàng loạt cầu thủ phải ra toà, thậm chí đi tù... vì tổ chức cá độ nhưng rốt cuộc "chiếc vòi bạch tuộc" tiêu cực vẫn tồn tại, vì vậy chuyện xảy ra ở vòng loại U21, hay trước đó là U19 Quốc gia bỗng... rất bình thường.
3. HLV Park Hang Seo không ít lần khẳng định sau sự nghiệp huấn luyện có thể ở lại Việt Nam và phát triển bóng đá trẻ, góp tay cùng đất nước thứ 2 của mình giành tấm vé tham dự World Cup.
HLV Park Hang Seo rất muốn giúp BĐVN đi lên từ sân chơi trẻ, nhưng thực trạng đang thấy thực khó không chỉ với chiến lược gia người Hàn Quốc mà thôi
Nhưng, nhìn vào những gì vừa xảy ra dù vẫn có thể lạc quan bởi còn có nhiều lò đào tạo chất lượng hoàn hảo từ việc dạy chơi bóng đến học hành, ứng xử... thì cũng khó làm ông Park hay ai đó dám khẳng định bóng đá Việt Nam sẽ tiến đến đâu nếu tiêu cực vẫn xảy ra đều đặn như đã nói.
Bóng đá Việt Nam không thể đi xa nếu còn tiêu cực, cùng lúc hệ thống thi đấu, đào tạo trẻ vẫn chưa hoàn thiện một cách tương đối theo một mô hình chuyên nghiệp chuẩn.
Nói rõ hơn, bóng đá Việt Nam muốn đến World Cup trong tương lai ít nhất những cầu thủ tiềm năng từng khoác áo U19 Việt Nam vừa phải nhận án treo giò như Trần Công Minh, Võ Minh Trọng, Kha Tấn Tài... vẫn chưa coi và đặt giá trị nghề nghiệp lên hàng đầu.
Bóng đá Việt Nam vào lúc này thực sự là thời điểm vàng để vươn lên khi tạo ra được giá trị to lớn về tinh thần lẫn kinh tế sau những chiến thắng suốt 2 năm qua ông Park mang lại. Nhưng mọi thứ không đi đến đâu nếu vẫn còn những vụ án tiêu cực kéo dài.
Nhìn những nghi án, rồi án thật về tiêu cực đều đặn nhiều năm qua liệu ông Park còn dám mơ World Cup hay giúp bóng đá Việt Nam nữa hay không? Hỏi có khi cũng đã là trả lời!
Sau 14 năm nỗi đau Bacolod, U22 Việt Nam sẽ viết lại lịch sử từ triết lý của bầu Đức "Văn Quyến, Quốc Vượng, Văn Trương, Hải Lâm, Bật Hiếu, Phước Vĩnh, Quốc Anh là bảy cái tên dính vào một cuộc mua bán độ trong trận đấu với Myanmar"... Đó là một đoạn trong tự truyện Phút 89 của Lê Công Vinh nói về tấn bi kịch của bóng đá Việt Nam năm 2005, kỳ SEA Games diễn ra tại Philippines. Nỗi...