7 tội tày trời của loài người được các nhân vật của “Kí Sinh Trùng” vạch trần: Chúng ta ai cũng mắc phải lỗi cuối cùng
Bộ phim Kí Sinh Trùng đang làm mưa, làm gió ngoài rạp với rất nhiều tình tiết và hình ảnh ẩn dụ đầy thú vị, nhưng không phải ai cũng nhận ra trong từng nhân vật của phim đều có một ý nghĩa riêng biệt.
*Cảnh báo: Bài viết có tiết lộ nội dung phim, độc giả cân nhắc trước khi đọc
Kí Sinh Trùng ( Parasite) khai thác những yếu tố về xã hội, văn hóa của Hàn Quốc qua hình ảnh của từng khung hình trong phim. Đạo diễn Bong Joon Ho đã rất khéo léo giới thiệu đến người xem từng nhân vật, hoàn cảnh của họ, để rồi nhận ra sâu thẳm trong tim, họ là ai, câu chuyện về họ như thế nào và họ đã thay đổi ra sao khi bị dòng đời xô đẩy.
Mỗi nhân vật trong Kí Sinh Trung đại diện cho một mặt xấu của con người mà chúng ta vẫn thường gọi với cái tên “7 tội lỗi của loài người”.
1. Lòng tham lam (Đại diện: Ki Woo)
Tội lỗi thể hiện rõ nhất trong phim bắt nguồn từ lòng tham, điều đó được thể hiện qua nhân vật Ki Woo (Choi Woo Shik) hay còn biết đến với cái tên Kevin. Được nhận vào làm gia sư trong gia đình giàu có một cách tình cờ và may mắn. Tuy nhiên, khi càng lún sâu vào gia đình nhà giàu đó, cậu lại càng thể hiện lòng tham của mình. Ban đầu nhận làm gia sư với một động lực hết sức trong sáng, nhưng ngay sau khi có cơ hội, Ki Woo bắt đầu đưa từng thành viên của gia đình mình vào làm. Cậu còn ôm mộng tán tỉnh con gái của gia đình giàu có để chiếm gia tài của họ.
Đỉnh điểm của lòng tham khi Ki Woo sẵn sàng dùng hòn đá để lấy mạng người bịt đầu mối. Lúc này, lòng tham đã chiếm trọn con người của cậu và biến Ki Woo trở thành tay sai của quỷ.
2. Sự vọng dục (Đại diện: Giám đốc Park)
Yếu tố nhạy cảm này được thể hiện qua hình ảnh giám đốc Park (Lee Sun Kyun). Là một người đàn ông thành đạt và phóng khoáng, ông Park gần như có tất cả mọi thứ trong tay. Chính điều này đã tạo nên một kẻ dâm đãng. Đã không ít lần bộ phim gợi ý cho chúng ta các chi tiết về bản tính của ông Park khi ông không kiềm chế được quan hệ với vợ.
Không chỉ thế, ông Park còn có một mối quan hệ bất chính bên ngoài, không ít lần người lái xe Ki Taek đã chở giám đốc Park đi ngoại tình. Chính vì chi tiết này mà ông Ki Teak luôn hỏi rằng “Ô ng có còn thực sự yêu vợ không?“. Ngoài ra, đạo diễn còn cho giám đốc Park thể hiện bản tính của mình qua từng câu thoại cực kì nhạy cảm trong phim.
3. Sự phẫn nộ (Đại diện: Ki Taek)
Tội ác này được tác giả gửi gắm qua hình ảnh người cha Ki Taek (Song Kang Ho). Trước đây Song Kang Ho đã từng có cơ hội hợp tác với đạo diễn Bong Joon Ho, nên ông được đặt vào một vai diễn rất phức tạp về cả hành động và nội tâm. Ki Teak là trụ cột của gia đình, tuy nhiên ông lại không thể kiếm cho mình một công việc tử tế nên sớm lao vào cảnh nghèo túng.
Trong Kí Sinh Trùng, ông đã luôn cố tỏ vẻ bình tĩnh để hoàn thành tốt công việc lái xe của mình nhưng đôi lúc phẫn nộ, ông đã ngay lập chửi thề rồi lại phải cố kìm nén để giữ công việc. Đỉnh điểm của sự phẫn nộ trong ông là khi ông quyết định lấy mạng giám đốc Park, khi này sự phẫn nộ đã xóa mất lý trí của ông và chỉ giữ lại một ác quỷ trong hình hài con người.
4. Kẻ phàm ăn (Đại diện: Chung Sook)
Đây là tội lỗi sinh sau đẻ muộn nhất trong các tội lỗi của loài người, nó bắt nguồn từ sự tham lam và lười biếng nên đã sinh ra kẻ phàm ăn. Người mắc phải bản tính này trong phim là bà mẹ Chung Sook (Jang Hye Jin), bà không phải một người tàn ác như các tội lỗi khác, tuy vậy, bà lại thuộc dạng người ham ăn, tục uống. Mọi thứ bà nhìn đều chỉ có đồ ăn, khi được tặng hòn đá bà cũng chỉ mong đó là đồ ăn. Thậm chí khi cả gia đình chiếm căn nhà giàu có nhưng thứ duy nhất bà nghĩ đến chuyện ăn uống.
5. Lòng đố kị (Đại diện: Ki Jung)
Sự đố kị luôn có sẵn trong mỗi con người, tuy nhiên để sự đố kị bộc lộ ra ngoài lại là điều cấm của kinh thánh. Nhân vật có sẵn tính này trong bản thân chính cô con gái Ki Jung (Park So Dam) với cái tên Jessica. Sinh ra trong một gia đình nghèo khó, thiếu thốn đủ đường, Ki Jung luôn tính đến cách để giàu lên, kiếm được tiền chỉ để thoát khỏi tình cảnh nghèo. Nhưng điều này cũng phát sinh từ lòng đố kỵ của cô, được sống trong một cơ ngơi sang chảnh, Ki Jung lại nghĩ mình thuộc về nơi đấy. Ngay sau khi phải quay lại đời sống hiện thực, cô chỉ có thể ngồi cam chịu, đố kị với hai đứa trẻ nhà giàu kia
6. Sự lười biếng (Đại diện: Yeon Kyo)
Lười biến được coi như một trong những bản ngã tồi tệ nhất của loài người, kẻ giàu có sẽ sinh ra lười biếng. Tội ác này được đạo diễn gắn với hình ảnh bà chủ Yeon Kyo (Cho Yeo Jeong) vợ của ông chủ Park. Không như các nhân vật khác, có nhiều nỗi lo riêng. Bà Yeon quá lười biến để có thể tự mình làm bất cứ điều gì, đi lại cũng gọi lái xe đưa đón, làm đồ nên phải gọi giúp việc. Bà ta có một cuộc sống hưởng thụ nên không phải lo nghĩ đến bất cứ điều gì, tạo điều kiện cho sự lười biếng lên ngôi.
Thậm chí sự lười biến còn gây ra lười tư duy khiến cho bà dễ dàng bị gia đình nhà Ki dắt mũi trong phim dù rất cẩn trọng.
7. Sự ngạo mạn
Sự ngạo mạn này không nằm ở một cá nhân duy nhất nào trong phim, nó thể hiện ở mọi thành viên với từng hành động của họ. Bất kì ai cũng ngạo mạn vì kế hoạch của mình, người giàu ngạo mạn về cuộc sống vương giả của họ mà coi khinh người nghèo, còn người nghèo thì ngạo mạn với kế hoạch kiếm tiền của họ. Tất cả đều cho rằng cuộc sống sẽ xoay quanh mình, họ ngạo mạn với cách tự đưa ra quyết định thay cho ông trời.
Nếu bạn đã xem phim, bạn sẽ dễ dàng nhân ra tính cách của các nhân vật đều rất độc lập với kế hoạch của riêng mình. Không một ai cho người khác biết các dự kiến trong tương lai để rồi tất cả cùng phải trả giá.
Kí Sinh Trùng là một phim chứa nhiều chi tiết ẩn dụ hết sức thú vị, với cách kể chuyện lôi cuốn xứng danh một tác phẩm không thể bỏ qua trong mùa hè này. Hãy tự xem và đưa ra đánh giá của mình cho từng nhân vật các bạn nhé
Trailer PARASITE (KÝ SINH TRÙNG)
Theo trí thức trẻ
Bữa tiệc BBQ "nướng luôn người" của Kí Sinh Trùng: Dù giàu hay nghèo đều bị "xiên" như nhau?
Cái kết khiến ai nấy đều "nín thở" của Kí Sinh Trùng gây ám ảnh, rùng mình trong tư tưởng mỗi người về hiện thực xã hội ngày nay.
XIN LƯU Ý BÀI VIẾT CÓ TIẾT LỘ NỘI DUNG PHIM, ĐỘC GIẢ CÂN NHẮC TRƯỚC KHI TIẾP TỤC ĐỌC.
Plot twist là một trong những yếu tố khiến khán giả yêu thích thể loại điện ảnh có chiều sâu, tạo được cảm xúc mạnh. Với Kí Sinh Trùng, cái kết của bộ phim thậm chí còn vượt xa định nghĩa của "plot twist". Không chỉ gây sốc, xoắn não người xem, bữa tiệc BBQ của giới nhà giàu là chi tiết đắt giá nhất, thể hiện góc nhìn của đạo diễn. Nó cứ khiến người ta ám ảnh mãi, và phải tự đặt ra những câu hỏi về thực trạng xã hội. Liệu là do giàu nghèo, hay bản chất con người lúc nào cũng xấu xa đến như vậy?
1. Bữa tiệc đổ máu bất ngờ, "nằm mơ" cũng không đoán được
Kí Sinh Trùng tổng hợp của nhiều thể loại phim khác nhau, nhưng không phải kiểu "nồi lẩu thập cẩm" rối tung. Đó là tác phẩm nghệ thuật giao thoa giữa nhiều yếu tố, được tạo nên dưới bàn tay tuyệt vời của đạo diễn Bong Joon Ho.
Bộ phim dẫn dắt khán giả tới với vô vàn cung bậc cảm xúc. Phần đầu tràn ngập những câu thoại "thô" nhưng chân thật khiến ai nấy đều bật cười. Họ cười vì nó quá đúng với thực tế, không phải kiểu hài nhảm, đó là sự thật trần trụi trong cuộc sống. Tiếp theo sau đó, bộ phim lại tạo ra những khoảnh khắc khiến người ta đi từ cảm động, nghẹn ngào, nín thở trước cái nghèo không thể tưởng được. Cuối cùng, "Kí Sinh Trùng" dẫn dắt người xem đi tới kết cục mà thậm chí khán giả không biết phải phản ứng như thế nào. Khi chứng kiến các nhân vật sẵn sàng đánh đổi tất cả chỉ bởi hai từ giàu - nghèo.
Cả phân cảnh ba bố con nhà Ki Taek quay về nhà, phát hiện nó ngập trong làn nước cống thối rình. Cô con gái Ki Jung bình tĩnh ngồi lên nắp bồn cầu, mặc bao nhiêu thứ bẩn thỉu rác rưởi trồi lên, đốt một điếu thuốc. Nó khơi dậy cảm xúc nghẹn ngào của khán giả khi chứng kiến cái nghèo đeo bám, hủy hoại con người ta thế nào. Ki Jung thậm chí chẳng còn quan tâm tới cái hiện thực rằng đây thậm chí chẳng phải "cái nhà" nữa.
Để rồi tất cả đều nín lặng chứng kiến cái kết đẫm máu ở bữa tiệc sinh nhật của Da Song. Bắt đầu từ khoảnh khắc Ki Woo quyết định cầm tảng đá xuống hầm, gã điên sống dưới đó thắt cổ cậu, đuổi theo với khuôn mặt dính đầy máu. Sau đó, hắn cầm tảng đá đập liên tiếp hai lần thật mạnh vào đầu Ki Woo, trả thù cái chết của bà vợ quản gia Moon Gwang.
Hắn ta đi ngang qua căn bếp, lựa ngay con dao sắt. Cảnh hắn từ từ bước đi lững thững trước khung cửa sổ tràn ngập tiếng cười nói của những con người giàu có ăn mừng ngoài sân, khiến người xem thực sự ám ảnh, cứng đờ người. Cái khoảnh khắc bạn biết điều gì xấu đang chuẩn bị xảy tới, nhưng không thể làm gì và chỉ chờ đợi nó diễn ra.
Hắn nhìn thấy Ki Jung, lập tức đâm một nhát vào ngực cô. Mạch phim được đẩy nhanh lên gấp mấy lần. Không còn những cảnh quay chậm rãi mô tả độ xa hoa, đẳng cấp của bữa tiệc quý tộc. Những con người giàu có biến thành kẻ sợ hãi trước cái chết, bỏ chạy tán loạn. Choong Sook chạy tới đối đầu với hắn, bị đâm chém nhiều nhát máu ướt cả quần áo. Ki Taek từ bụi cỏ chạy tới ôm lấy Ki Jung đang nằm thoi thóp trên mặt đất.
Gã điên dưới hầm bị khống chế, xiên thịt nướng đâm xuyên thẳng qua người hắn. Hắn gục xuống. Rồi sau đó, Ki Taek từ từ chạy tới cầm nhát dao đâm thẳng luôn qua người ông Park. Hắn ngã xuống, người vợ Yeon Kyo ngất xỉu.
2. Đẳng cấp của con người giàu có chỉ dừng ở những "bữa tiệc xa hoa", bản chất nhân cách lại "hỏng rữa" không tưởng
Giữa khung cảnh đổ máu ác liệt, những kẻ tưởng chừng cao sang, địa vị xếp đầu xã hội, trở nên hèn nhát, vô tâm. Ki Jung dù gì cũng là cô giáo trị liệu tâm lý nghệ thuật cho Da Song, đang đấu tranh giành giựt sự sống. Nhưng những gì ông bà Park nghĩ tới chỉ là chìa khóa chiếc Mercedes, để họ có thể nhanh chóng đưa Da Song rời đi.
Ông Park liên tục hét lớn với Ki Taek, kêu ông đứng lên lái xe đưa họ đi. Thậm chí còn nói nếu tới bệnh viện ngay có thể sẽ kịp. Trong khi, nếu nói không ngoa, Da Song chỉ mới ngất xỉu. Còn Jessica thì gần như sắp chết. Kiểu suy nghĩ logic của họ mới thật nực cười. Nếu dùng từ "vô tâm" có lẽ còn quá nhẹ so với những con người này, họ đã đạt tới mức độ "mất đi nhân tính cơ bản của con người".
Điều đó thể hiện rõ nhất khi phân cảnh Ki Taek ném chiếc chìa khóa cho ông Park. Nó rớt xuống kế bên gã điên mới bị "xiên người" xong, cũng đang thoi thóp. Khi ông Park tới, hắn vẫn cười, nói câu "Tôn trọng!". Gã điên này hàng ngày đều chỉnh đèn khi nghe tiếng bước chân của ông Park trở về nhà. Thần tượng ông, ngưỡng mộ gã giàu có nhân cách không ra gì. Vậy mà, ông Park chỉ lật cái xác đó qua một bên, để lấy chìa khóa, lạnh lùng bước đi. Chẳng quan tâm tới việc hắn ta vừa trút hơi thở cuối cùng.
Ki Taek từng cho rằng ông Park là "người giàu đàng hoàng".
Chi tiết đáng nhớ nhất phim chắc chắn là khi Ki Taek đưa cái nhìn khinh bỉ, tức giận cho gã nhà giàu ông từng khen ngợi, cho rằng không phải ai giàu có cũng "hống hách". Thậm chí ánh mắt đó còn "ám ảnh", in đậm trong tâm trí khán giả hơn lúc Ki Taek găm con dao vô ngực gã.
Sự bàng hoàng nhận ra của Ki Taek rằng gã giàu có này coi những kẻ thấp hèn, nghèo khổ như cỏ rác. Sự quá đáng của hắn trả giá bằng cái chết.
3. Sự đáng khinh của tầng lớp tự cho là cao quý
Ki Woo từ khoảnh khắc đứng ngắm nhìn bữa tiệc sinh nhật xa hoa tổ chức ngoài trời, đã tự hỏi liệu mình có hợp với phong cảnh dưới kia.
Chỉ là bữa tiệc sinh nhật của đứa trẻ Da Song, nhưng mọi thứ lại mang phong cách phương Tây, trong khi nói trắng ra họ vẫn là người dân của một nước phương Đông. Từ kiểu cách tổ chức như buổi BBQ ngoài vườn, đồ ăn ẩm thực được chuẩn bị bởi các đầu bếp nước ngoài chứ cũng chẳng phải người Hàn, cùng nhau nâng những ly rượu ngoại, thứ âm nhạc cổ điển vang lên như càng đánh bóng cho cái mác "quý tộc" của bọn họ.
Yeon Kyo thậm chí còn quy định "dresscode", ai ai cũng ăn mặc như đi dạ hội, đầm váy xúng xính. Thậm chí có người tới dự sinh nhật mà sẵn sàng xách theo đàn vĩ cầm - nhạc cụ âm nhạc vốn mang phong cách quý tộc, ngồi đánh khí thế.
Đến cách xếp bàn tiệc kiểu cánh hạc, Yeon Kyo đặc biệt căn dặn Choong Suk lấy chiếc lều của Da Song làm trung tâm, dàn theo bối cảnh trận chiến của vị tướng vĩ đại thời xưa. Chỉ là buổi tiệc sinh nhật, liệu thực sự có cần phải "lố" như vậy? Họ cho mọi thứ đều xoay quanh mình, rằng họ là những con người đứng trên đỉnh của xã hội.
Thậm chí trò chơi đóng giả thổ dân, cũng không phải văn hóa của Hàn. Mọi thứ đều là sở thích đến từ phương Tây, được "chiếu cố" bởi đám người phương Đông giàu có. Nó mang màu sắc "giả tạo", chỉ là vẻ bề ngoài đẹp đẽ, kiêu sa hơn người, nhưng thực sự khi khoác lên mình, trông khá gượng ép, và cũng chẳng phù hợp. Chính buổi tiệc đẫm máu kia là dấu chấm hết cho "vai diễn" quý tộc phương Tây của đám người Hàn giàu có.
Trailer phim
Theo trí thức trẻ
"Ký sinh trùng": Có gì phía sau siêu phẩm xứ Hàn mà đi đâu cũng thấy nhắc tên, nghe qua tưởng phim... kinh dị? "Bộ phim mở đầu với nhiều tiếng cười, sau đó thay bằng tiếng gầm gừ rồi kết thúc với tiếng thét tuyệt vọng...". Tháng 5/2019, tờ Hollywood Reporter đã dành một bài viết khá dài để tôn vinh Parasite (Ký sinh trùng) - bộ phim Hàn Quốc vừa thắng giòn giã tại Cannes. Tờ này mạnh mẽ đánh giá: "Đạo diễn tiêu biểu...