7 tình yêu ngang trái trên màn ảnh thế giới
Những mối tình đi ngược định kiến xã hội, trái luân thường đạo lý, hoàn cảnh xô đẩy khiến các cặp tình nhân gặp nhiều trắc trở chưa bao giờ ngừng lôi cuốn khán giả mọi thế hệ.
The piano (1993)
Từ Scotland, Ada – một nghệ sĩ dương cầm bị câm – lên đường sang New Zealand cùng con gái để đến sống với người chồng do cha cô hứa gả. Khi họ đến nơi, người chồng mới từ chối mang theo chiếc đàn dương cầm của Ada. Sự việc khiến cô vô cùng giận dữ bởi với một người câm, âm nhạc là lẽ sống. Một gã kiểm lâm sau đó đã đề nghị mua chiếc dương cầm kèm theo yêu cầu cô làm giáo viên dạy đàn cho gã. Từ đây, tình yêu giữa Ada và người kiểm lâm thô kệch bắt đầu nảy nở, như lực hút giữa hai cực nam châm trái dấu.
Là một bộ phim đầy chất thơ lồng trong những bản nhạc trữ tình réo rắt trên nền thiên nhiên hoang sơ, tươi đẹp của đất nước New Zealand, The piano được giới phê bình và người yêu điện ảnh đón nhận nồng nhiệt khi phim ra mắt vào năm 1993. Tác phẩm được ca ngợi là độc đáo và truyền cảm hứng, đoạt giải Cành Cọ Vàng tại liên hoan phim Cannes, sau đó dành luôn 3 giải Oscar cho Nữ diễn viên chính, Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất và Kịch bản nguyên gốc hay nhất.
Phim được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Trung Quốc nổi tiếng Trương Ái Linh, do Lý An đạo diễn. Lấy bối cảnh Thượng Hải trong thời kỳ quân Nhật chiếm đóng những năm đầu thập niên 40 thế kỷ trước, phim kể về Vương Giai Chi, một điệp viên Quốc dân Đảng được giao nhiệm vụ quyến rũ một tên trùm mật thám thân Nhật hòng thực hiện mưu đồ ám sát. Đóng vai kẻ quyến rũ nhưng chính Giai Chi lại để mình bị rơi vào cái bẫy của ái tình và dục vọng, sau đó, cô phải đánh đổi chính mạng sống của mình và đồng đội.
Được giới phê bình đặc biệt khen ngợi về chiều sâu tâm lý, Lust, caution cũng gây nhiều tranh cãi vì bộ phim tràn ngập những cảnh ái ân táo bạo giữa Thang Duy vàLương Triều Vỹ. Bộ phim đã góp phần đưa nữ chính Thang Duy trở thành một ngôi sao của điện ảnh Hoa ngữ, mặc dù vì tham gia tác phẩm này cô bị cấm xuất hiện trên truyền thông đại chúng Trung Quốc trong một thời gian.
The reader (2008)
Chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên nổi tiếng của nhà văn Đức Bernhard Schlink, The reader là câu chuyện về mối tình dị biệt giữa Michael, một thiếu niên 15 tuổi và Hanna Schmitz, một phụ nữ 36 tuổi mù chữ. Bất chấp tuổi tác và hoàn cảnh sống chênh lệch, giữa họ tồn tại một mối quan hệ bí mật nhuốm sắc dục nhưng đầy lãng mạn. Họ ăn, ngủ, tắm cùng nhau và Michael thường đọc sách cho Hanna nghe.
Sau đó, Hanna đột ngột biến mất khỏi cuộc đời cậu thiếu niên. Nhiều năm sau, họ mới có dịp hội ngộ trong một hoàn cảnh đặc biệt là Michael với tư cách một sinh viên luật, theo dõi phiên tòa xét xử Hanna Schmitz vì cô từng tham gia vào một vụ giết người bằng khí gas ở trại tập trung Đức quốc xã.
Được coi là một tác phẩm chuyển thể thành công, The reader dành được nhiều đề cử và giải thưởng quan trọng vào năm 2009 và đem về cho Kate Winslet giải Oscar Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất.
Titanic (1997)
Nhắc đến những bộ phim về tình yêu ngang trái, có lẽ không thể không nhắc đến Titanic nổi tiếng của đạo diễn James Cameron, bộ phim đoạt 11 giải Oscar là tác phẩm khắc họa rõ nét sự phân biệt về địa vị, giai tầng trong xã hội xưa thông qua câu chuyện về bi kịch đắm tàu có thật năm 1912.
Mối tình lãng mạn giữa Rose, cô gái quý tộc và Jack, chàng họa sĩ nghèo lãng tử là biểu tượng của tình yêu đích thực vượt qua mọi cách trở, định kiến. Dù cuối cùng đôi tình nhân vẫn bị chia lìa bởi số mệnh khắc nghiệt, nhưng mối tình của họ đã làm thay đổi cuộc đời Rose, giúp cô có nghị lực từ bỏ cuộc sống quý tộc phù hoa mà tẻ nhạt, tù túng và đến với cuộc đời mới tự do.
Video đang HOT
Casablanca (1942)
Rick và Ilsa có thể coi là một đôi tình nhân sinh ra dưới một ngôi sao xấu. Dù hai người rất yêu nhau, nhưng tình yêu của họ bị ngáng trở bởi sự thật trớ trêu, nàng là “hoa đã có chủ”.
Khi Rick và Ilsa gặp nhau ở Paris hoa lệ và phải lòng nhau, Ilsa vẫn đinh ninh chồng mình, một chiến sĩ cách mạng chống Đức Quốc Xã, đã qua đời. Thế nhưng ngay trước khi họ cùng nhau rời khỏi Paris để tránh quân Đức sắp tràn sang chiếm đóng, cô gặp lại người chồng tưởng đã chết đang đau ốm và buộc phải từ bỏ tình yêu.
Từ khi ra đời năm 1942 cho đến nay, nhiều thập kỷ trôi qua nhưng Casablancavẫn được coi là một trong những bộ phim tình cảm hay nhất mọi thời đại. Bộ phim dành được ba giải Oscar cho Phim hay nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất và Kịch bản hay nhất.
Brokeback mountain (2005)
Vào những năm 60, khi định kiến xã hội về người đồng tính vẫn còn rất mạnh mẽ, hai chàng cao bồi Jack và Ennis đã gặp nhau khi họ đi chăn cừu thuê và phải lòng nhau. Dù có tình cảm, nhưng sau khi kết thúc công việc, hai chàng trai đã chia tay, sau đó ai nấy đều đi đến hôn nhân với những phụ nữ xinh đẹp. Cuối cùng, cả Jack và Ennis đều không hạnh phúc trong hôn nhân, nhưng Ennis lại không dám đến sống cùng người tình vì định kiến xã hội, khiến mối quan hệ giữa hai người rơi vào bế tắc suốt nhiều năm.
Mối tình đồng tính của Brokeback mountain đã làm thổn thức bao trái tim người yêu điện ảnh, đồng thời góp phần xóa tan những định kiến của cộng đồng về tình yêu đồng giới. Bộ phim đã đoạt giải Oscar cho Đạo diễn xuất sắc nhất và Kịch bản chuyển thể hay nhất.
Cyrano de Bergerac (1990)
Cyrano de Bergerac, nhân vật trong bộ phim hài Pháp cùng tên nổi tiếng của đạo diễn Jean-Paul Rappeneau lại không dám sống thật với tình yêu vì lý do hoàn toàn cá nhân. Cyrano yêu Roxane tha thiết nhưng mặc cảm ngoại hình xấu xí và vì lòng trung thành với cậu bạn thân Christian, người cũng yêu Roxane. Anh đã tình nguyện làm kẻ thứ ba vun vén cho hạnh phúc của bạn thân bằng cách viết hộ những lá thư tình lãng mạn. Về phía Roxane, dù bề ngoài tưởng như phải lòng anh bạn đẹp trai, nhưng cô thực chất lại yêu tâm hồn cao thượng, lãng tử của Cyrano thể hiện qua những bức tình thư ngọt ngào.
Ra mắt năm 1990, Cyrano de Bergerac đã dành được rất nhiều giải thưởng điện ảnh lớn nhỏ gồm 10 giải César của Pháp, giải Quả Cầu Vàng cho Phim nước ngoài hay nhất và giải Nam diễn viên xuất sắc nhất cho Gérald Depardieu tại LHP Cannes.
Theo Thế giới điện ảnh
Những tác phẩm làm nên "niềm tự hào Châu Á" Lý An
Cùng điểm lại những bộ phim đình đám đã khiến Lý An ghi tên mình vào lịch sử điện ảnh thế giới khi đã 2 lần đoạt giải Oscar cho "Đạo diễn xuất sắc nhất".
Oscar lần thứ 85 đã chứng kiến sự lên ngôi ngoạn mục của đạo diễn người Trung Quốc - Lý An. Sau Brokeback Moutain, Lý An lại một lần nữa làm rúng động Hollywood khi được nhận tượng vàng Oscar cho Đạo diễn xuất sắc nhất với Cuộc đời của Pi (Life of Pi). Trên khắp các mặt báo Hoa ngữ, những câu chuyện về Lý An xuất hiện dày đặc. Người ta viết về ông ở thời niên thiếu, chuyện gia đình, hoài bão và cả những tác phẩm điện ảnh khiến Châu Á phải tự hào.
1. Hỷ yến (1993)
Thành công lớn đầu tiên của Lý An phải kể đến Hỷ yến (The Wedding Banquet). Đây là bộ phim thể hiện rõ phong cách làm phim Lý An - xoáy sâu vào tâm lý con người. Hỷ yến nói về một anh chàng đồng tính từ Đài Loan nhập cư đến Mỹ, để làm vui lòng bố mẹ, anh ta đã kết hôn với một cô gái Trung Hoa.
Hỷ yến
Năm 1993, tuy chỉ mới 40 tuổi nhưng Lý An đã làm làng phim thế giới phải xôn xao. Hỷ yến xuất sắc vượt qua hàng loạt đối thủ nặng ký để rinh về giải Gấu Vàng tại LHP Berlin, giải Đạo diễn xuất sắc nhất tại LHP Seattle và còn được đề cử cả Quả Cầu Vàng lẫn Oscar.
2. Ẩm thực nam nữ (1994)
Ẩm thực nam nữ (Eat drink man women) được xem như dấu ấn điện ảnh khó phai mờ trong sự nghiệp của Lý An. Ẩm thực nam nữ không những được giới chuyên môn đánh giá cao mà còn giành chiến thắng vang dội ở mặt trận doanh thu. Ẩm thực nam nữ góp phần mở ra một cái nhìn mới về văn hóa và con người Á Đông, phim ca ngợi tình cảm gia đình ấm áp, xen lẫn những cảm xúc đời thường bình dị mà ý nghĩa.
Ẩm thực nam nữ
Ẩm thực nam nữ đã được đề cử Phim hay nhất tại Oscar và BAFTA (Viện hàn lâm Nghệ thuật Điên ảnh và Truyền hình Anh Quốc). Phim còn là nguồn cảm hứng cho các nhà làm phim Hoa ngữ sản xuất Ẩm thực nam nữ 2012 - bộ phim cũng được đánh giá cao về mặt sáng tạo nghệ thuật.
3. Ngọa hổ tàng long (2002)
Trước thế kỷ 21, Lý An còn để lại dấu ấn sâu đậm khi làm đạo diễn cho Bão Lạnh, Lý Trí và Đa cảm, Đi cùng với Quỷ. Tuy nhiên, chỉ đến phim Ngọa hổ tàng long (Crouching Tiger, Hidden Dragon), tên tuổi ông mới rực sáng hơn trên bầu trời đầy sao của Hollywood.
Khi nhắc đến Ngọa hổ tàng long, có quá nhiều điều để nói. Với doanh thu phòng vé lên đến 130 triệu USD, Ngọa hổ tàng long nghiễm nhiên trở thành niềm tự hào của người Trung Quốc.
Ngọa hổ tàng long
Ngọa hổ tàng long có sự góp mặt của Châu Nhuận Phát, Chương Tử Di, Dương Tử Quỳnh và Trương Chấn. Phim đã đoạt 4 giải Oscar trong tổng số 10 đề cử, trong đó có các giải là: Chỉ đạo nghệ thuật xuất sắc nhất, Quay phim xuất sắc nhất, Nhạc phim hay nhất và Phim nước ngoài hay nhất.
4. Brokeback Mountain (2005)
Trở lại với đề tài đồng tính đã từng làm giúp ông khẳng định vị trí ở Hollywood, Lý An thực hiện "siêu phẩm" Brokeback Mountain. Phim có sự tham gia của Heath Ledger và Jake Gyllenhaal trong vai một cặp đôi đồng tính. Nói không ngoa khi khẳng định Brokeback Mountain là tác phẩm đánh dấu sự chín muồi trong sự nghiệp Lý An. Qua bàn tay tài hoa, ông khắc họa sâu sắc tâm lý nhân vật, khiến người xem vừa cảm thông vừa chua xót.
Brokeback Mountain
Brokeback Mountain đã giúp Lý An điểm tô thêm bảng vàng thành tích quá dày đặc. Phim đoạt 3 giải Oscar cho Đạo diễn xuất sắc nhất, Kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất, nhạc phim hay nhất và 3 giải Quả Cầu Vàng cho Phim hay nhất (thể loại chính kịch), Kịch bản xuất sắc nhất, Bài hát chủ đề hay nhất.
5. Sắc, Giới (2007)
Tạm rời xa Hollywood, Lý An trở lại Trung Quốc để làm phim Sắc, Giới (Lust, Caution). Đây có thể được xem như tác phẩm gây tranh cãi nhất của Lý An. Chưa nói đến mặt nghệ thuật, Sắc, Giớivề nội dung đã có quá nhiều cảnh sex táo bạo. Tổng cộng, phim đã có hơn 30 phút miêu tả chi tiết cách làm tình. Sắc, Giới nóng mắt đến nỗi bị dán nhãn NC-17 tại Bắc Mỹ và gây nên một làn sóng phản đối gay gắt ngay tại Trung Quốc.
Sắc, Giới
Các diễn viên tham gia phim cũng bị ảnh hưởng không ít. Thê thảm nhất phải kể đến Thang Duy - người đã bị giới truyền thông Trung Quốc cấm vận suốt một thời gian dài vì tội đóng cảnh sex quá đạt! Dù bị chỉ trích thậm tệ nhưng Sắc,Giới vẫn nghiễm nhiên nhận về 7 giải thưởng tại LHP Kim Mã - LHP nổi tiếng và lâu đời bậc nhất làng phim Hoa Ngữ.
6. Cuộc đời của Pi (2012)
Sau 5 năm vắng bóng, Lý An đã làm cuộc trở lại hoành tráng với Cuộc đời của Pi (Life of Pi). Đây là bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết của nhà văn Yann Martel. Cuộc đời của Pi là bộ phim kể về hành trình kỳ lạ của cậu bé người Ấn - Piscine Molitor Patel, về sau, cậu tự gọi mình là Pi.
Cuộc đời của Pi
Khi tấn công các rạp chiếu, Cuộc đời của Pi đã hoàn toàn chinh phục khán giả bởi nội dung ý nghĩa và hình ảnh nên thơ, đẹp đến nao lòng. Trong lễ trao giải Oscar lần thứ 85, Cuộc đời của Pi đã được đề cử 11 hạng mục và chiến thắng vang dội với 4 giải: Đạo diễn xuất sắc nhất, Nhạc phim hay nhất, Quay phim xuất sắc nhất và Hiệu ứng hình ảnh xuất sắc nhất.
Theo TTVN
'Âm mưu hoàng tộc' ra rạp tháng 1/2013 Là một trong những bộ phim được đánh giá cao nhất điện ảnh Trung Quốc năm 2012 nên "Âm mưu hoàng tộc" được "chọn mặt gửi vàng" khuấy đảo màn ảnh nhỏ ngay trong những ngày đầu năm. Không khó để nhận ra "Âm mưu hoàng tộc" chính là một bộ phim của nam nhân khi gần như tất cả diễn viên đều...