7 thuyền viên được tàu nước ngoài ứng cứu đã về nước an toàn
Ngày 1/4, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải khu vực III đa gặp mặt và tặng quà cho 7 thuyền viên tàu cá Bth 96059 TS gặp nạn trên biển, đươc tau Singapore ưng cưu va vưa trơ vê an toan từ Thái Lan.
Đại diện Trung tâm phối hợp TKCN Hàng hải khu vực III tặng quà cho các thuyền viên
Trước đó, hồi 13h ngày 25/3, tàu nước ngoài có tên PU 2008, hô hiệu: QV 7194 quốc tịch Singapore đã cứu được 7 thuyền viên của tàu cá Bth 96059 TS bị chìm tại vị trí cách mũi Vũng Tàu 260 hải lý về phía nam. Trong đó 6 thuyền viên có sức khỏe tốt, 1 thuyền viên bị thương nhẹ.
Anh Phạm Linh Đôn (25 tuổi, trú tại Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) – Thuyền trưởng tàu cá BTh 96059TS cho biết: “Ngày 2/3, tàu xuất bến tại cửa Gành Hào, tỉnh Bạc Liêu. Đến ngày 23/3, tàu bị nổ bình ắc quy chết máy và trôi tự do, lúc này anh em đã phát tín hiệu cấp cứu. Đến 10h ngày 25/3, trong lúc mọi người đang cố gắng sửa chữa, bất ngờ bị một tàu hàng nước ngoài đâm làm lật úp tàu, toàn bộ 2,2 tấn mực và ngư cụ trên tàu bị chìm xuống biền. Anh em chúng tôi cố gắng bám phần còn nổi của tàu. Đến 13h cùng ngày chúng tôi được 1 tàu Singapore ứng cứu”.
Video đang HOT
Nhận được thông tin từ cơ quan cứu nạn Singapore, Trung tâm phối hợp TKCN Hàng hải Việt Nam đã liên hệ trực tiếp với tàu PU 2008 đề nghị phía tàu chăm sóc y tế, cung cấp thức ăn cho các thuyền viên bị nạn. Đồng thời, đề nghị tàu PU2008 cập cảng gần nhất để bàn giao các thuyền viên gặp nạn cho các cơ quan chức năng của Việt Nam tại chính quyền sở tại. Tối 29/3, tàu PU 2008 đã cập cảng IRPC, tỉnh Rayong, Thái Lan.
Cơ quan chức năng Việt Nam đã phối hợp Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan và các bên liên quan tổ chức chăm sóc, cung cấp nhu yếu phẩm cần thiết cho thuyền viên.
Được sự chỉ đạo của Bộ giao thông vận tải, Cục Hàng hải Việt Nam, Trung tâm Phối hợp TTKCN Hàng hải Việt Nam đã tổ chức đón và thu xếp phương tiện đưa 7 thuyền viên bị nạn về TP Vũng Tàu ngay trong đêm 31/3.
Nguyễn Nam
Theo Dantri
Thanh tra việc thu hàng chục loại phụ phí của hãng tàu nước ngoài
Kết luận tại cuộc họp về tình hình thu phụ phí theo cước vận tải biển của hãng tàu nước ngoài tại Việt Nam, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu Bộ Tài chính phối hợp với các Bộ GTVT, Công Thương chỉ đạo tổ chức thanh tra để xử lý theo quy định.
Bộ Công Thương phối hợp với các Bộ Giao thông vận tải, Tài chính và các cơ quan có liên quan, căn cứ quy định pháp luật về cạnh tranh, rà soát, đánh giá thực tế việc thu các loại phụ phí theo cước vận tải biển của các hãng tàu nước ngoài tại Việt Nam để xử lý theo quy định của Luật Cạnh tranh.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các Bộ Tư pháp, Tài chính, Công Thương và các cơ quan liên quan rà soát các loại phụ phí theo cước vận tải biển mà các hãng tàu nước ngoài hoạt động tại Việt Nam đang thu, đối chiếu với thông lệ quốc tế đang áp dụng, đề xuất ban hành quy định về danh mục các loại phụ phí theo cước vận tải biển được áp dụng tại Việt Nam, quy trình đăng ký, kê khai, kiểm soát các loại phụ phí theo cước vận tải biển được áp dụng.
Theo Cục Hàng hải Việt Nam, đến tháng 10/2014, có khoảng 40 hãng tàu biển nước ngoài đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, đảm nhận khoảng 88% khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, trong đó đảm nhận gần 100% hàng hóa xuất khẩu đóng trong container xuất, nhập từ các thị trường như Châu Âu, Châu Mỹ, Bắc Mỹ.
Với tình trạng phụ thuộc quá lớn vào các hãng tàu biển nước ngoài nên chủ hàng Việt Nam bị áp đặt thu nhiều các phụ phí khác nhau. Hiện tại có khoảng 12 loại phụ phí các hãng tàu đang áp dụng thu như phí dịch vụ container THC, phí mất cân đối container (CIC), phí tắc nghẽn cảng (PCS), phí vệ sinh container, phí sửa chữa vỏ container, phí thủ tục, phí lưu kho bãi, phí hóa đơn...
Các doanh nghiệp Việt Nam do không được trực tiếp đàm phán ký kết hợp đồng vận chuyển, thường bị áp đặt bị động, đồng thời vì chưa có các văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc quản lý, giám sát thu phụ phí nên không bảo vệ được quyền lợi của chủ hàng và các hãng tàu thường lạm dụng để thu thêm một số loại phí khi hiện tượng biến động đã chấm dứt hoặc không xảy ra.
P.Thảo
Theo Dantri
Nỗ lực tìm kiếm ngư dân mất tích ở biển Trường Sa Trong lúc đang hành nghề lưới vây ở vùng biển Trường Sa, các thuyền viên trên tàu cá BĐ 91070 TS phát hiện một ngư dân trên tàu đã mất tích. Ngày 17/3, ông Phan Xuân Hải - Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi, đê điều và phòng chống lụt bão Bình Định - cho biết, sau nhiều ngày nỗ lực tìm...