7 thương hiệu thời trang nổi tiếng của thần tượng Hàn Quốc
Nhờ sự nổi tiếng và phong cách cá nhân ấn tượng, G-Dragon, Baekhyun, Jackson… quyết định thành lập thương hiệu quần áo riêng.
G-Dragon luôn được biết đến với sự sáng tạo nghệ thuật khác biệt. Nam rapper thành lập hãng thời trang riêng mang tên PEACEMINUSONE. Thương hiệu này được tạo ra với mong muốn người hâm mộ có thể đến gần hơn với gu thẩm mỹ độc đáo của trưởng nhóm Big Bang mà không phải chi quá nhiều tiền cho sản phẩm hàng hiệu. Gần đây, PEACEMINUSONE hợp tác với Nike, tạo ra “cơn sốt” thời trang trong giới trẻ. Ảnh: Hypebae.
PEACEMINUSONE đã mở các cửa hàng từ Seoul (Hàn Quốc) đến London (Anh) hay Miami (Mỹ). Ngày nay, thương hiệu này sản xuất mọi thứ, bao gồm những miếng dán 15 USD đến áo khoác lông trị giá gần 500 USD. Ảnh: blind, @globalgtop, picbear, q6u.
Thương hiệu thời trang Privé Alliance của Baekhyun được ra mắt vào năm 2018. Tất cả mặt hàng được bán hết trong vòng một ngày kể từ khi mở cửa. Nam ca sĩ là đồng giám đốc sáng tạo của hãng. Ảnh: biaswrecker.
Mong muốn của Baekhyun là thiết kế những bộ quần áo thời trang dạo phố đơn giản, phù hợp với mọi dáng người nhưng cũng không kém phần đặc biệt. Ảnh: Allure, Aminoapps, PRIVEALLIANCE.
Video đang HOT
Donghae cùng anh trai Donghwa tiết lộ về thương hiệu thời trang TEMPUS vào tháng 8/2018. Nam ca sĩ hướng nhãn hàng tập trung vào thời trang dạo phố và dòng quần áo streetwear thể hiện phong cách tươi sáng, năng động. Ảnh: Allkpop.
Nhờ phong cách thiên hướng đơn giản, thoải mái, TEMPUS được giới trẻ yêu thích. Các thành viên Super Junior hay dàn sao Hàn Quốc cũng ưa chuộng quần áo do Donghae tạo ra. Ảnh: @tempusstudio.
Tháng 7/2020, Jackson ra mắt thương hiệu quần áo mang tên TEAM WANG Design. Không chỉ có vai trò là người sáng lập và giám đốc thương hiệu, Jackson còn thiết kế, sáng tạo cho các bộ sưu tập quần áo. Ảnh: sporcle.
Nếu thích quần áo màu đen, bạn dễ “phải lòng” thương hiệu này. Các sản phẩm được Jackson sáng tạo mang xu hướng đơn giản, dễ phối. Ảnh: Vogue.
Jessica thực hiện đam mê kinh doanh thời trang của mình với thương hiệu BLANC & ECLARE. Sản phẩm của cô mang sự tinh tế về thiết kế pha trộn với màu sắc trẻ trung, tươi sáng. Ảnh: line.
Vốn được biết đến là người sành điệu về thời trang, bạn sẽ thấy rõ gu ăn mặc của Jessica thông qua từng sản phẩm. Phong cách của BLANC & ECLARE khá nữ tính, vintage, phù hợp với nhiều cô gái. Ảnh: @blancandeclare_official.
Namjoo (Apink) ra mắt thương hiệu thời trang Sugar Please vào tháng 2/2019. Bộ sưu tập áo hoodie, váy, áo hai dây thoải mái, năng động của cô trở thành món đồ được ưa chuộng với người hâm mộ quốc tế và bạn bè thần tượng. Ngoài ra, Namjoo còn bán trang sức, thậm chí là đồ ăn, dưới thương hiệu này. Ảnh: dkpopnewx.
Những sản phẩm mang màu sắc tươi sáng và kiểu dáng nhẹ nhàng giúp phái nữ trở nên dịu dàng hơn. Trang web Sugar Please đã đóng cửa nhưng người hâm mộ hy vọng nó sớm mở lại vào một ngày không xa. Ảnh: melon, prcm, socdoc, instiz.
BM (KARD) thành lập thương hiệu thời trang đường phố mang tên STAYDIUM LA vào năm 2019. Hiện tại, nhãn hàng này được điều hành bởi anh và cha mẹ. Theo Creatrip , tên thương hiệu là sự kết hợp của từ “Stay” và “Stadium” với hy vọng người hâm mộ của KARD sẽ gắn bó với nhóm trong thời gian dài. Ảnh: hellokpop.
STAYDIUM LA mang phong cách hip hop, phá cách với sự kết hợp màu sắc thú vị. Hiện thương hiệu quyên góp một phần lợi nhuận của mình cho các tổ chức nâng cao nhận thức xã hội về bệnh ung thư vú. Ảnh: @staydiumla.
6 điều ít biết về H&M
Thương hiệu Thụy Điển có thể cho ra mắt sản phẩm mới chỉ trong 2 tuần.
Gần đây, thương hiệu H&M được nhiều người quan tâm. Hãng vướng phải làn sóng tẩy chay của người tiêu dùng Việt Nam khi công nhận đường lưỡi bò phi pháp. Ảnh: Shift London .
Năm 1946, Erling Persson mở một cửa hàng quần áo dành cho phái đẹp tên Hennes. Trong tiếng Thụy Điển, từ này có nghĩa là "của cô ấy". Khoảng hai năm sau, Persson mua lại thương hiệu chuyên bán quần áo câu cá tên Mauritz Widforss. Khi kết hợp hai cái tên, H&M ra đời. Từ đó, thương hiệu bắt đầu bán thời trang nam lẫn nữ. Ảnh: H&M .
Nhãn hiệu phát triển nhanh chóng và trở thành một trong những đế chế "thời trang nhanh" lớn nhất thế giới. Hiện tại, H&M có mặt ở 68 quốc gia. Trên thế giới có tới hơn 4.500 cửa hàng. Ảnh: Yahoo .
Theo Insider , H&M có truyền thống thú vị mỗi khi khai trương của hàng mới. Các nhân viên sẽ cùng nhau nhảy flashmob trước cửa hàng dưới sự chứng kiến của công chúng và báo giới. Năm 2015, 100 nhân viên của hãng gây ấn tượng với nhiều khách hàng chờ đợi vào cửa hàng mới tại Australia với điệu nhảy này. Ảnh: Rik Beattie .
Trong khi các thương hiệu khác mất tới 6 tháng để thiết kế, H&M có thể cho ra mắt sản phẩm mới trong vòng 2 tuần. Họ có đội ngũ nhà thiết kế lớn. Đó là lý do bạn luôn thấy đồ mới khi quay lại cửa hàng. Ảnh: Drew Angerer .
Thương hiệu cho phép khách hàng mang các loại quần áo cũ tới cửa hàng. Sau đó, nhân viên của họ sẽ tiến hành phân loại để tái chế. Trong năm 2017, nhãn hàng giúp ngăn 2,5 triệu tấn quần áo bị đưa vào bãi chôn lấp tại Mỹ một cách lãng phí. Ảnh: Life Gate .
Ngoài ra, H&M từng vướng phải những tranh cãi về phân biệt chủng tộc và việc sử dụng lao động. Năm 2018, hãng bị chỉ trích vì đăng tải hình ảnh một cậu bé da màu mặc chiếc áo in chữ "Coolest Monkey in the Jungle" (Tạm dịch: Chú khỉ ngầu nhất khu rừng). Bên cạnh đó, điều kiện lao động tại các nhà máy đặt ở Campuchia, Bangladesh bị lên án không đủ tiêu chuẩn. Ảnh: Sara Sette .
H&M và những bê bối trong lịch sử Thương hiệu thời trang nhiều lần làm dấy lên làn sóng phản đối, phải thu hồi sản phẩm. H&M là thương hiệu thời trang đa quốc gia của Thụy Điển. Hãng có mặt tại 68 quốc gia, vùng lãnh thổ, nổi tiếng với những mặt hàng may mặc giá rẻ. Dù là nhà bán lẻ thời trang lớn thứ hai trên thế giới,...