7 thương hiệu điện ảnh ngày càng phát triển
Có nhiều loạt phim vẫn giữ nguyên được phong độ, thậm chí các phần sau tốt đến bất ngờ, đặc biệt là 7 thương hiệu điện ảnh sau đây.
Nhiều người nhận định các thương hiệu điện ảnh của Hollywood hiện tại ngày càng đi xuống, với phần đầu tiên rất sáng tạo và các hậu truyện nghèo nàn về ý tưởng. Nhưng cũng có nhiều loạt phim vẫn giữ nguyên được phong độ, thậm chí các phần sau tốt đến bất ngờ. Sau đây là danh sách 7 thương hiệu điện ảnh với chất lượng ngày càng đi lên một cách bất thường, kể cả do các phần trước chưa hoàn thiện hay phần đầu quá hay đến mức gần như không thể nâng tầm được nữa.
Khi The Fast and The Furious ra mắt lần đầu vào năm 2001, không ai có thể ngờ nó lại trở thành một hiện tượng toàn cầu trị giá hàng tỉ đô như bây giờ. Đơn giản vì phần phim đầu tiên chỉ toàn những màn xe cộ rượt đuổi rất nhàm chán.
Tuy nhiên, 3 phần hậu truyện tiếp theo được cải thiện đáng kể cả về chất lượng lẫn nhân sự, thu hút được một lượng lớn khán giả đến với thương hiệu. Nhưng thành công thật sự chỉ đến khi Fast Five ra mắt vào năm 2011, với sự xuất hiện của Dwayne Johnson, đưa phim lên hàng bom tấn lúc bấy giờ. Kể từ đó, dòng phim được đánh giá cao cả về tính giải trí lẫn chất lượng.
6. Transformers
Không ai kì vọng quá nhiều khi Paramount giao dòng phim này cho Michael Bay, mặc dù phần đầu vào năm 2007 không phải tệ nhưng cách làm phim quá lố của ông dường như chỉ hợp với những khán giả trẻ thừa hormone. Các phần sau ngày càng đi xuống, đỉnh điểm là khi khán giả phát ngán với vị đạo diễn này, kéo theo đó là phần 5, The Last Knight, đạt doanh thu thấp nhất trong loạt phim.
Rõ ràng phải có một giải pháp nào đó và ngoại truyện về Bumblebee trong tay đạo diễn Travis Knight là câu trả lời. Kết quả, Bumblebee là phim duy nhất của thương hiệu được giới chuyên môn đánh giá cao bởi tone màu tươi sáng và tập trung hơn vào các Transformers.
Dù Bumblebee đạt doanh thu hơn $467 triệu, thấp nhất trong thương hiệu này nhưng với kinh phí thực hiện $135 triệu thì vẫn là lời to cho hãng phim. Tin Paramount xác nhận Bumblebee sẽ có hậu truyện khiến khán giả mừng thầm rằng Bumblebee sẽ không dính dáng tới mớ hỗn độn của Michael Bay.
5. Child’s Play
Phần phim Child’s Play đầu tiên năm 1988 không hay, nhưng lại là một phim hạng B vui nhộn mở đường cho một đế chế phim kinh dị xoay quanh con búp bê sát thủ. Cả loạt phim được đánh giá là bất ổn và chỉ sau phần phim tệ hại Child’s Play 3, kể về Chucky bám theo đám trẻ ở học viện quân sự, khán giả mới thấy một sự sáng tạo trong Bride of Chucky năm 2000. Nhưng đến năm 2004, Seed of Chucky lại chệch hướng trở thành một phim hài nhảm và doanh thu kém của nó cũng ảnh hưởng tới triển vọng của loạt phim.
Gần một thập kỷ sau, thương hiệu này tái xuất trên dịch vụ xem phim theo yêu cầu với Curse of Chucky, và dù không ai trông đợi nhiều vào nó, bộ phim lại nhận được đánh giá tích cực nhất của cả thương hiệu. Phần phim thứ 7 Cult of Chucky (2017) chỉ thuộc loại trung bình, dừng ở mức cho khán giả biết là loạt phim vẫn còn tồn tại.
Phần làm lại và phim truyền hình sắp tới vẫn còn là ẩn số, nhưng có vẻ như 2 phần phim gần nhất đã cho khán giả một cái nhìn tích cực hơn về thương hiệu này.
4. Vũ Trụ Điện Ảnh Marvel
MCU chưa có phim nào quá tệ, nhưng có thể nói các phim đầu tiên lại khá đơn điệu và buồn cười. Thời 2008, không ai nghĩ thương hiệu sẽ phát triển tới mức như hiện tại, cả về quy mô, kinh phí và tiềm năng. Nếu trong những ngày đầu, Marvel chỉ dám đầu tư vào Iron Man, Hulk, Thor và Captain America thì bây giờ những nhân vật khác như Guardians of the Galaxy, Ant-Man, Doctor Strange, Black Panther cũng có hẳn phim riêng, và là tiền đề cho những phim gộp hoành tráng
Avengers: Endgame đã đặt một cột mốc lớn cho hành trình hơn một thập kỉ của MCU, đây là minh chứng cho thành công của thương hiệu này, cùng những loạt phim phụ như Captain America, Thor và Avengers.
3. Blade Runner
Phần Blade Runner đầu tiên là một tượng đài khoa học viễn tưởng của Hollywood, là sự kết hợp giữa các yếu tố giật gân và triết lý, nhưng phần hậu truyện Blade Runner 2049 lại chỉ đơn thuần là phụ lục của phần đầu.
Nhưng chừng đó là đủ để Denis Villeneuve chinh phục giới phê bình lẫn khán giả với kịch bản, nhân vật và hình ảnh hơn hẳn phần trước, trở thành một trường hợp hiếm trong ngành khi vượt qua phần phim gốc vốn đã quá tuyệt vời. Tuy có thể tạm gọi Blade Runner là một thương hiệu nhưng khả năng ra phần 3 là khá thấp.
Video đang HOT
Với 3 phần đầu, phim qua tay lần lượt 3 đạo diễn: Brian De Palma (1996), John Woo (2000) và J.J. Abrams (2006). Với phần đầu ổn, phần 2 không tốt lắm và phần 3 khá nuột nà, có thể coi như phim đã có một bệ phóng vững chắc.
Loạt phim được nâng tầm nhờ vào bàn tay của Brad Bird với phần thứ 4 Ghost Protocol. Phim tập trung hơn vào công nghệ, các cảnh hành động kịch tính và dàn diễn viên lôi cuốn. Christopher McQuarrie tiếp tục tinh thần của phim với nhân vật nữ chính Ilsa Faust trong phần 5. Nhưng chỉ mới năm ngoái, thương hiệu lại nâng chuẩn với Mission: Impossible – Fallout, phần phim hay đến mức nhiều người gán cho nó cái danh phim hành động tuyệt nhất kể từ Mad Max: Fury Road.
Quả là một hành trình ấn tượng khi từ phần đầu rất bình thường, nhưng càng về sau phim càng hoàn thiện và tự nâng tầm chính nó.
1. Jackass
Khi Jackass được ra mắt, không ai mong đợi gì nhiều ngoài một phiên bản điện ảnh của bộ phim truyền hình trên MTV. Và quả thật 2 phần phim đầu vào 2002 và 2006 ra đời vì lợi nhuận là chính. Năm 2010, Jackass 3D giữ nguyên vẻ hài hước và khá lạm dụng máy quay 3D. Tuy nhiên, cách làm sáng tạo này lại đưa phim đi lên vượt xa khỏi tầm của thương hiệu, bằng chứng là những phản hồi tích cực và doanh thu hơn hẳn 2 phần trước cộng lại.
Theo moveek.com
15 thương hiệu phim có doanh thu phòng vé cao ngất ngưởng (Phần 1)
Dưới đây là những thương hiệu phim nhiều phần có doanh thu phòng vé cao nhất mọi thời đại. Bạn nghĩ rằng bộ phim mình yêu thích sẽ lọt được vào danh sách danh giá này chứ?
15. Mission Impossible
Số phần phim: 6.
Tổng doanh thu nội địa các phần phim: 1,6 tỉ USD.
Tổng doanh thu của các phần: 3,6 tỉ USD.
Doanh thu trung bình mỗi phim: 595 triệu USD.
Phần phim có doanh thu cao nhất: Mission Impossible: Fall Out (gần 800 triệu USD).
Đã hơn 20 năm kể từ khi Tom Cruise đảm nhận vai diễn Ethan Hunt, một đặc vụ của Impossible Mission Force và nhân vật trong phim truyền hình gián điệp kinh điển thập niên 1960 của Brian De Palma. Vào thời điểm đó, Cruise là một siêu sao, ông đã chứng minh được khả năng của mình trong các bộ phim như Top Gun và Day of Thunder. Nhưng Mission Impossible mới là dấu son đậm đà đưa tên tuổi của Tom Cruise thành huyền thoại không một ai có thể thay thế. Để đáp lại sự yêu mến của các khán giả thân yêu, Tom Cruise luôn tự mình thực hiện các pha hành động nguy hiểm mà không cần người đóng thế để cảnh quay trở nên chân thực nhất có thể.
Phần phim Fall Out ra rạp gần đây đã thành công rực rỡ khi là phần phim có doanh thu cao nhất trong các phần và được đánh giá 97% trên Rotten Tomatoes, tiếp tục giúp Mission Impossible giữ vững vị trí tượng đài trong dòng phim nhiều phần.
14. Despicable Me
Số phần phim: 4.
Tổng doanh thu nội địa các phần phim: 1,3 tỉ USD.
Tổng doanh thu tất cả các phần: 3,7 tỉ USD.
Doanh thu trung bình mỗi phim: 927 triệu USD.
Phim có doanh thu cao nhất: Minions (1,16 tỉ USD).
Năm 2010, Universal và Illumination Entertainment đã mang những sinh vật màu vàng đáng yêu đến với màn ảnh rộng và ngay sau đó, chúng trở thành những nhân vật hoạt hình được săn đón khắp toàn cầu. Chỉ với số vốn là 69 triệu USD, phần phim Despicable Me đầu tiên đã thu về hơn 546 triệu USD khiến nó trở thành bộ phim có doanh thu cao thứ chín trong năm 2010. Ba năm sau, phần phim tiếp theo đã thu về hơn 970 triệu USD trên toàn thế giới, vượt qua cả Thor: The Dark World, Man of Steel, Monster University và Fast and Furious 6. Cả phần phim thứ ba và phần phim phụ Minions sau này đã rất thành công khi có doanh thu cán mốc 1 tỉ USD. Từ câu chuyện này, chúng ta có thể thấy Illumination đang trở thành đối thủ cạnh tranh đáng gờm của Disney kể từ sau thời hoàng kim của Dreamworks, mà vũ khí đắc lực của Illumination trong cuộc đua này chính là Despicable Me.
13. DC Extended Universe
Số phần phim: 6.
Tổng doanh thu nội địa các phần phim: 1,6 tỉ USD.
Tổng doanh thu tất cả các phần: 3,8 tỉ USD.
Doanh thu trung bình mỗi phim: 753 triệu USD.
Phim có doanh thu cao nhất: Batman v Superman: Dawn of Justice (873 triệu USD).
Dù gặp phải những vụ lùm xùm không đáng có trong thời gian qua, DCEU vẫn được người hâm mộ tin tưởng và ra sức ủng hộ. Nhờ vậy bộ phim "cưng" Batman v Superman: Dawn of Justice của nhà DC mới có thể giữ vững danh hiệu là một trong những bộ phim có doanh thu cao nhất thế giới.
DCEU hiện đang thiết lập lại lộ trình trong của mình trong năm 2019. Và hơn thế nữa, những phần phim trước đây như Wonder Woman, thương hiệu giúp duy trì danh tiếng của hãng với doanh thu "hết hồn" hơn 821 triệu USD trên toàn thế giới, sẽ tiếp tục được hãng "nâng niu" khi cho ra mắt phần hai siêu hấp dẫn.
12. Transformers
Số phần phim: 5.
Tổng doanh thu nội địa các phần phim: 1,7 tỉ USD.
Tổng doanh thu tất cả các phần: 4,3 tỉ USD
Doanh thu trung bình mỗi phim: 730 triệu USD
Phim có doanh thu cao nhất: Transformers: Dark of the Moon (1,12 tỉ USD)
Mặc dù có rất nhiều đánh giá thấp của nhiều bên về Transformers của ông hoàng cháy nổ Michael Bay. Nhưng có vẻ những điều đó không thể ngăn bộ phim này kiếm được hàng tỷ USD trên toàn thế giới. Bằng chứng là phần phim Dark of the Moon đã thu về 1,12 tỉ USD mặc dù tỉ lệ đánh giá trên Rotten Tomatoes chỉ có 29%. Tuy nhiên, "truyền thống ngược ngạo" đó đã không thể tiếp diễn ở phần phim thứ năm, The Last Knight. Bộ phim này là phần phim có doanh thu thấp thứ hai trong số tất cả các phần phim. Bỏ mặc mọi sóng gió đến từ phòng vé, Paramount Pictures vẫn giữ vững niềm tin rằng thời hoàng kim sẽ sớm trở lại với dự án spinoff đầu tiên của hãng, Bumblebee.
11. Pirates of the Caribbean
Số phần phim: 5.
Tổng doanh thu nội địa các phần phim: 1,88 tỉ USD.
Tổng doanh thu tất cả các phần: 4,5 tỉ USD.
Doanh thu trung bình mỗi phim: 904 triệu USD.
Phim có doanh thu cao nhất: Pirates of the Caribbean: Dead Man's Chest(hơn 1 tỉ USD).
Khi Disney đưa Cướp biển vùng Caribbean vào sản xuất, bộ phim này được xem như một rủi ro lớn. Đây là một bộ phim bom tấn hành động được gán mác PG-13, điều mà hãng phim này chưa từng làm trước đây. Ngay cả Giám đốc Điều hành của Disney cũng nghi ngờ về khả năng thành công của bộ phim này, nhưng hiện thực trái với sự ngờ vực của mọi người, Cướp biển vùng Caribbean đã khởi đầu cho một kỉ nguyên mới của dòng phim live-action. Các ông lớn như Marvel và Lucasfilm đã có ý muốn mua lại thương hiệu phim này nhưng Disney vẫn kiên quyết giữ lại "đứa con" mà mình tạo ra. Phần phim gần đây nhất, Pirates of the Caribbean: Dead Man Tell No Tales, có biểu hiện kém hơn đàn anh của mình đã khiến cho sức nóng của bộ phim giảm dần. Mở rộng vấn đề hơn, việc đội ngũ sản xuất "ỡm ờ" về sự góp mặt của nam tài tử Johnny Deep trong phần phim này đã khiến cho người hâm mộ thờ ơ trước dự án "trỗi dậy" của phần tiếp theo.
10. Jurassic Park
Số phần phim: 5.
Tổng doanh thu nội địa các phần phim: 2,65 tỉ USD.
Tổng doanh thu tất cả các phần: 4,95 tỉ USD.
Doanh thu trung bình mỗi phim: 998 triệu USD.
Phim có doanh thu cao nhất: Jurassic World (1,67 tỉ USD).
Ngay từ khi còn là một tác phẩm văn học, Jurassic Park của tác giả Michael Crichton năm 1990 đã bán được hàng triệu bản, nằm trong bảng xếp hạng những cuốn sách bán chạy nhất trong thời gian dài. Sau đó, bản quyền cuốn sách đã được bán cho Steven Spielberg với giá 1,5 triệu USD để thực hiện phim điện ảnh. Đây được coi là sự đầu tư sáng suốt của nhà sản xuất khi bộ phim Jurassic Park đã dễ dàng chinh phục các khán giả để trở thành bộ phim có doanh thu cao nhất năm 1993, đạt gần 1 tỉ USD. Sau khi hai phần tiếp theo ra mắt, lợi nhuận trung bình của bộ phim đã giảm dần. Dự án này coi như đã chết cho đến khi Colin Trevorrow giúp hồi sinh nó vào năm 2015. Jurassic World đã kiếm được hơn 1 tỉ USD, và con số này vẫn giữ vững ở phần phim tiếp theo, Jurassic World: Fallen Kingdom. Liệu rằng, Jurassic World 3 được dự kiến ra mắt vào năm 2021 có giúp thương hiệu giữ vững vị thế?
9. Batman
Số phần phim: 10.
Tổng doanh thu nội địa các phần phim: 3,32 tỉ USD
Tổng doanh thu tất cả các phần: gần 5 tỉ USD.
Doanh thu trung bình mỗi phim: 333 triệu USD.
Phim có doanh thu cao nhất: The Dark Knight Rises (hơn 1 tỉ USD).
Bộ phim Batman năm 1989 của Tim Burton là bộ phim có doanh thu cao thứ hai trong năm, cho đến khi bộ ba The Dark Knight xuất hiện. Bộ phim đã vinh dự nhận giải Oscar, và được xem như bộ phim đầu tiên về Batman thu về hơn 1 tỉ USD trên toàn thế giới. Kể từ đó, Batman trở thành một phần của Vũ trụ DC với Batman v Superman: Dawn of Justice League, và sở hữu phần phim riêng có tựa đề The Batman.
8. Fast and Furious
Số phần phim: 8.
Tổng doanh thu nội địa các phần phim: 1,79 tỉ USD.
Tổng doanh thu tất cả các phần: 5,13 tỉ USD.
Doanh thu trung bình mỗi phim: 641 triệu USD.
Phim có doanh thu cao nhất: Fast and Furious 7 (1,5 tỉ USD).
Khi phần phim đầu tiên của Fast and Furious được công chiếu vào năm 2001, ít ai ngờ rằng nó sẽ có cơ hội để tiếp tục sinh ra bảy phần tiếp theo và trở thành thương hiệu phim hành động được yêu thích trên toàn thế giới. Các phần phim càng về sau càng trở nên gay cấn, hấp dẫn với những cuộc rượt đuổi mạo hiểm hơn cũng như những câu chuyện về các nhân vật trong phim ngày càng được hé lộ với những tình huống bất ngờ. Thương hiệu phim Fast and Furious được dự kiến sẽ kết thúc với phần thứ mười, nhưng điều này còn phụ thuộc vào nhân vật của Dwayne Johnson với bộ phim mang tên Hobbs & Shaw được phát hành năm 2019.
Theo saostar
Những lý do khiến 'Annabelle: Ác quỷ trở về' xứng đáng là siêu phẩm phim kinh dị đáng được mong chờ nhất 2019 Vơi nhưng ai đa 'trot' yêu mên bup bê 'chi đai' nay cung như gia đinh phap sư trư ta Warren, đây la siêu phâm kinh di đang chơ đơi nhât cua mua he năm nay. Annabelle - bup bê 'chi đai' cua Vu tru điên anh The Conjuring đã trơ lai man anh rông sau hai năm đê 'đoat hôn tât ca'...