7 thực phẩm cần tránh ăn khi bị ung thư tuyến giáp
Có nhiều loại thực phẩm gây hại cho tuyến giáp. Vì thế, bạn nên kiêng hoàn toàn các loại thực phẩm này nếu như đang điều trị bệnh ung thư tuyến giáp.
Các thực phẩm từ đậu nành không lên men
Sữa đậu nành có thể gây trở ngại cho quá trình hoạt động của tuyến giáp (Ảnh minh họa)
Một số hợp chất được tìm thấy trong các sản phẩm từ đậu nành như sữa đậu nành, đậu phụ có thể cản trở khả năng tạo hormones của tuyến giáp. Tuy nhiên nếu sử dụng các sản phẩm đậu nành đã lên men như tương miso hay tempeh lại rất tốt. Lý do là đậu nành làm giảm hấp thu i-ốt. Nếu mắc bệnh mất cân bằng hormon hoặc rối loạn tuyến giáp nên ăn ít hoặc không nên ăn đậu nành hoặc đậu phụ.
Tránh ăn nhiều chất xơ và đường
Chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa tuy nhiên nó lại không tốt cho quá trình hấp thụ các loại thuốc điều trị bệnh ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên người bệnh chỉ nên giảm bớt chất xơ trong khẩu phần dinh dưỡng hằng ngày.
Cũng giống như chất xơ, đường nếu ăn quá nhiều vừa không tốt cho cơ thể, lại ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh. Ung thư tuyến giáp khiến tuyến giáp bị tổn thương, chức năng suy giảm, quá trình chuyển hóa đường thành năng lượng cũng do đó mà gián đoạn, dẫn đến tình trạng thừa cân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của tuyến giáp.
Thực phẩm gluten
Người ung thư tuyến giáp nên kiêng các thực phẩm gluten để tốt cho sức khỏe (Ảnh minh họa)
Gluten là một protein được tìm thấy trong lúa mì, lúa mạch đen và lúa mạch, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, cụ thể là ở đường ruột. Các sản phẩm chứa gluten thường là bánh mỳ, bánh quy, bánh ngọt, làm các món ăn chay.. gluten gây ra phản ứng miễn dịch tự động, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cường giáp hoặc suy giáp. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng một chế độ ăn không có gluten có thể giúp ngăn ngừa các bệnh tuyến giáp.
Thức ăn chế biến sẵn
Người bệnh ung thư tuyến giap cần kiêng ăn các thức ăn chế biến sẵn, đồ hộp và các thực phẩm nhiều dầu mỡ, bởi các loại đồ ăn này thường chứa rất nhiều chất bảo quản và phụ gia độc hại tác động tiêu cực đến sức khỏe người bênh.
Video đang HOT
Việc ăn quá nhiều thức ăn chế biến sẵn sẽ khiến độc tố tích tụ, gây nên các bệnh nguy hiểm, làm tuyến giáp cũng tổn thương nghiêm trọng. Không những vậy, các thực phẩm này thường chứa hàm lượng muối cao, gây cản trở quá trình hấp thụ thuốc khi điều trị bệnh.
Đồ uống có ga
Người bệnh ung thư tuyến giáp nên kiêng tuyệt đối đồ uống có ga, rượu bia và các chất kích thích, bởi những loại nước uống này rất có hại cho sức khỏe và ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh ung thư tuyến giáp.
Nước ngọt có ga gây ảnh hưởng đến quá tình điều trị ung thư tuyến giáp (Ảnh minh họa)
Trong các loại nước có ga và chất kích thích thường chứa nhiều chất độc hại, uống quá nhiều những loại nước uống này sẽ khiến sức khỏe bị tác tổng, các cơ quan trong cơ thể đều bị tổn thương, suy giảm chức năng tuyến giáp, làm bệnh tình trở nên trầm trọng và khó điều trị.
Nội tạng động vật
Nội tạng động vật là thực phẩm chứa nhiều chất béo, giàu đạm, acid lipoic, những chất này gây ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của tuyến giáp, làm cho chức năng của tuyến giáp bị ngưng trệ nếu như bạn tiêu thụ quá nhiều chúng. Thậm chí, axit lipoic có trong nội tạng động vật còn có thể khiến cơ thể bạn kháng lại các loại thuốc điều trị tuyến giáp, cơ thể không thể hấp thụ được thuốc.
Các loại rau họ cải
Người mắc ung thư tuyến giáp nên hạn chế tối đa ăn các loại rau họ cải, bởi chất isothiocyanate có trong các loại rau họ cải có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe và làm tuyến giáp bị tổn thương nặng hơn.
Người mắc ung thư tuyến giáp nên hạn chế ăn các loại rau họ cải để tốt cho quá trình điều trị bệnh (Ảnh minh họa)
Chất isothiocyanate có thể được loại bỏ nếu người dùng đem nấu chín tuy nhiên nó không tuyệt đối. Do vậy, những người mắc bệnh ung thư tuyến giáp nên cẩn trọng và hạn chế ăn các loại bông cải, củ cải, cải xanh, cải bẹ,… Tuyệt đối không ăn các loại rau cải dưới hình thức tươi sống, lúc này hàm lượng isothiocyanate trong thực phẩm rất cao, nó có thể hạn chế việc hấp thu i-ốt, ảnh hưởng đến chức năng của tuyến giáp.
Theo giadinhvietnam
Cách nhận biết dấu hiệu không dung nạp gluten có trong bánh mì
Theo nhận định của Tổ chức bệnh Celiac (bệnh không dung nạp gluten), những người mắc bệnh tự miễn thường không thể tiêu hóa gluten, một loại protein trong lúa mì, lúa mạch đen và lúa mạch.
Trong khi đó, chỉ có từ 0,5 đến 13% người không mắc bệnh (gọi là NGCS), một dạng nhẹ hơn của Celia.
Hãy thận trọng với những thực phẩm có chứa gluten
Dưới đây là một số biểu hiện của bệnh.
Khô da
Nhiều bệnh nhân NGCS thường bị khô da, phát ban, mụn và bệnh chàm. Tuy nhiên, những vấn đề về da này khác với bệnh viêm da, một dạng thường gặp của bệnh celiac. Biểu hiện của viêm da là phát ban mạn tính và các mụn nước màu đỏ, chứa đầy dịch lỏng. Những chỗ sưng thường xuất hiện ở cánh tay gần khuỷu tay, đầu gối và mông, và dọc theo chân tóc.
Đầy hơi
Dấu hiệu của khó tiêu hóa gluten là dạ dày sưng và mềm. Mặc dù các rối loạn đường ruột mạn tính cũng gây đầy hơi, nhưng nếu bụng thường xuyên có cảm giác sưng và đau, đặc biệt khi khi ăn nhiều thực phẩm chứa gluten, hãy đến gặp bác sĩ vì đây là một trong những triệu chứng của không dung nạp gluten cần cảnh giác.
Đầy hơi là một trong những dấu hiệu của không dung nạp gluten - Ảnh: felsebiyatdergisi.com
Đau bụng
Nghiên cứu trên The American Journal of Clinical Nutrition cho thấy khoảng 83% người nhạy cảm với gluten cảm thấy đau bụng sau khi ăn gluten. Do vậy, nếu nghi ngờ mắc bệnh hãy có một nhật ký thực phẩm để viết ra những thứ bạn ăn và bất cứ cơn đau bụng quặn nào, nếu có (cũng như bất cứ vấn đề nào khác), để theo dõi thực phẩm nào có khả năng gây ra các triệu chứng của bệnh.
Sương mù não
Nhạy cảm gluten ảnh hưởng đến não nhiều hơn là ruột. Nhiều người mắc bệnh cho biết, họ cảm thấy có hội chứng sương mù não, gây mất trí nhớ hoặc không thể tìm được những từ thích hợp khi nói chuyện. Tuy vậy, tình trạng suy giảm trí nhớ, mất tập trung mức độ nhẹ nhanh chóng được cải thiện trong năm đầu tiên không tiêu thụ gluten.
Mệt mỏi
Người nhạy cảm với gluten thường thiếu năng lượng, như ngủ tám giờ đồng hồ mỗi ngày nhưng vẫn cảm thấy kiệt sức vào ngày hôm sau. Ở người bệnh celiac, suy dinh dưỡng và thiếu máu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng uể oải, chậm chạp do ruột không hấp thu các chất dinh dưỡng đúng cách. Đó là lý do nhiều người nhạy cảm với gluten thường cảm thấy mệt mỏi trong ngày.
Dấu hiệu mệt mỏi có thể là biểu hiện của bệnh - Ảnh: elysya.access.ly
Đau đầu, trầm cảm
Bệnh nhân celiac và nhạy cảm với gluten thường bị đau nửa đầu hơn là những người không có bệnh. Dấu hiệu của đau nửa đầu là cảm thấy đau nhói ở một bên đầu, có cảm giác buồn nôn và nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh. Trong nhiều trường hợp, các triệu chứng bệnh gây khó khăn cho những hoạt động trong ngày. Hơn nữa, những người không dung nạp gluten làm tăng khả năng bị trầm cảm chỉ sau vài ngày tiêu thụ gluten.
Giảm cân không chủ ý
Bệnh celiac thường gây giảm cân do ruột non bị tổn thương, không thể hấp thu chất dinh dưỡng. Đây không phải là trường hợp của bệnh nhân NGCS, nhưng người nhạy cảm với gluten vẫn có thể giảm cân thấy rõ. Họ thường hạn chế ăn uống vì sợ cơn đau xuất hiện sau khi ăn một số thực phẩm và điều này có thể dẫn đến giảm cân.
Đau khớp
Người mắc bệnh celiac khi tiêu thụ gluten gây ra tình trạng viêm toàn thân, có thể dẫn đến nhiều vấn đế nghiêm trọng bên ngoài ruột bao gồm đau khớp giống như hội chứng đau cơ xơ hóa, trong khi 11% bệnh nhân NGCS có cảm giác đau nhức các khớp. Hiện các thử nghiệm lâm sàng đang được tiến hành để tìm hiểu về mức độ phổ biến của triệu chứng bệnh ở những người nhạy cảm với gluten.
Tú Uyên
Theo motthegioi
Bé 15 tuổi ung thư tuyến giáp di căn, hạch gần bằng quả trứng gà Bệnh nhân là bé V. B. M 15 tuổi đến từ Lào Cai. Trước khi nhập viện 10 ngày, em V. xuất hiện triệu chứng mệt mỏi tăng dần, hồi hộp trống ngực, đi khám tại Bệnh viện tỉnh Lào Cai được chẩn đoán K giáp/ cường giáp và được chuyển xuống Bệnh viện Nội tiết Trung ương. Các bác sỹ đang thực...