7 thủ thuật tâm lý khôn ngoan giúp bạn tạo ấn tượng lâu dài với sếp
Khi nhận được sự thiện cảm, bạn sẽ dễ được cấp trên tin tưởng hơn và chính là đang tiến gần hơn một bước tới việc thăng chức. Dưới đây là 7 thủ thuật tâm lý khôn ngoan mà ai cũng nên biết.
Có lẽ ai trong chúng ta đi làm cũng muốn nhận được sự yêu mến của cấp trên. Tuy nhiên có được điều đó hay không lại không phải điều đơn giản. May mắn thay, có những thủ thuật tâm lý tuy đơn giản nhưng lại rất hiệu quả, giúp bạn tạo ấn tượng tốt hơn với cấp trên. Khi nhận được sự thiện cảm, bạn sẽ dễ được cấp trên tin tưởng hơn và chính là đang tiến gần hơn một bước tới việc thăng chức. Dưới đây là 7 thủ thuật tâm lý khôn ngoan mà ai cũng nên biết.
1. Đừng ngại đưa ra ý kiến của mình
Nhiều người cho rằng mình luôn phải đồng ý với cấp trên song sự thật là việc không đồng ý với sếp của bạn không phải lúc nào cũng là một ý kiến tồi. Đôi khi, điều đó thậm chí có thể khiến bạn trở nên có giá trị hơn trong mắt họ. Họ sẽ đánh giá cao sự trung thực và tận tâm của bạn.
Tuy nhiên, bạn cũng cần phải biết những mẹo nhất định. Hãy nhớ, sự bất đồng quan điểm này không nên mang tính chất cá nhân và nên vì lợi ích cao nhất của cả tập thể. Bạn có thể thẳng thắn với những gì mình tin tưởng, nhưng hãy luôn đảm bảo rằng sự trái ngược quan điểm này nhằm đưa đến giải pháp tốt hơn cho vấn đề.
2. Giữ chân chạm đất
Thủ thuật tâm lý thú vị này sẽ khiến nhiều người phải ngạc nhiên. Lời khuyên ở đây là khi bạn đang họp với sếp, hãy cố gắng không ngồi vắt chân. Theo nhiều nghiên cứu, việc đặt chân xuống đất có thể giúp bạn dễ dàng tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi phức tạp. Thủ thuật này cũng có thể giúp bạn tìm được những phương án vừa hợp lý lại sáng tạo. Đây sẽ là điều nhận được sự đánh giá cao của cấp trên.
3. Xin sếp lời khuyên, tư vấn thay vì ý kiến của họ
Theo chuyên gia tâm lý, khi bạn hỏi ý kiến của cấp trên, họ thường sẽ trở thành người đánh giá khách quan và nói ra những nhận xét của mình. Tuy nhiên, khi bạn xin sự tư vấn, lời khuyên từ phía họ, không khí khi đó sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn và họ sẽ dễ ủng hộ các quyết định, ý tưởng của bạn hơn.
4. Khi muốn thuyết phục, hãy gật đầu khi nói
Nếu bạn muốn có được sự đồng tình của cấp trên, hãy mỉm cười, duy trì giao tiếp bằng mắt và gật đầu trong khi phát biểu. Sự kết hợp với ngôn ngữ cơ thể này có thể tạo ra hiệu ứng “thôi miên” với sếp của bạn. Họ sẽ chăm chú nghe những gì bạn nói và dễ gật đầu đồng tình với ý kiến của bạn hơn.
Video đang HOT
5. Biết cách khéo léo tạo những cuộc hội thoại ngắn
Dù bạn là ai và làm việc trong ngành nghề nào thì sự thật là không ai muốn nói về công việc 24/7, kể cả sếp của bạn. Vì vậy, nếu và sếp đang trong tình huống mà nên phá vỡ bầu không khí bằng những cuộc trò chuyện, hãy hỏi họ về sở thích hoặc mối quan tâm nào đó thay vì những câu hỏi liên quan đến công việc. Đây là cách để tạo thêm sự gần gũi và vui vẻ giữa hai người.
6. Có trách nhiệm với sai lầm của mình
Việc mắc sai lầm không đáng sợ như nhiều người vẫn nghĩ. Chúng ta không ai là không từng mắc sai lầm, quan trọng là cách xử lý chúng.
Nếu bạn mắc sai lầm, đừng cố che giấu điều đó với sếp của bạn hay tìm cách đổ lỗi cho người khác về điều đó. Hãy thừa nhận sai lầm của mình và cho cấp trên biết cách bạn xử lý sai lầm của mình.
Những người lãnh đạo sẽ tôn trọng bạn hơn nếu họ được nghe điều đó từ chính bạn thay vì những nhân viên khác hay tệ hơn là từ khách hàng. Việc nói ra sự thật sẽ giúp bạn xây dựng mối quan hệ đáng tin cậy với cấp trên. Khi đã có sự tin tưởng, bạn sẽ dễ được cấp trên cất nhắc hơn, thăng tiến sự nghiệp tốt hơn.
7. Có nhiều giải pháp cho một vấn đề
Đừng nghĩ rằng cứ làm sếp là sướng. Bạn không biết rằng đôi khi cấp trên của bạn cũng rất lo lắng về việc không thể giải quyết các vấn đề theo cách mà họ từng làm trước đây, khi chưa đảm nhiệm vai trò lãnh đạo như hiện tại. Vì vậy, nếu bạn chỉ mang đến cho sếp một giải pháp duy nhất cho vấn đề, bạn đang vô tình làm tăng lên nỗi sợ mất kiểm soát của họ.
Nhưng khi bạn mang đến 2-3 giải pháp và để cấp trên của bạn có thể chọn lựa, họ sẽ cảm thấy như mình đang đóng góp đáng kể trong việc giải quyết vấn đề. Sếp của bạn sẽ không cảm thấy như bị buộc phải chọn một thứ gì đó họ không muốn.
9 bí mật nơi làm việc sếp muốn giấu đi nhưng bạn rất cần biết
Không có một cuốn sách nào có thể cho bạn biết tất cả những quy tắc ngầm rằng bạn phải làm gì hay tránh làm gì ở nơi làm việc.
Mỗi môi trường sẽ có những đặc điểm khác nhau và bạn cần biết những điều cơ bản như cư xử văn minh lịch sự, học cách khéo léo hơn qua những trải nghiệm của mình.
Dưới đây là những điều quan trọng ở nơi làm việc mà bạn nên biết dù làm việc ở bất kỳ ngành nghề nào.
1. Đừng vội vàng chấp nhận một đề nghị tăng lương
Việc tăng lương hoặc thăng chức thường đi kèm với những trách nhiệm bổ sung mà bạn có thể chưa sẵn sàng đảm nhận. Đừng quá vội vàng nói lời đồng ý khi bạn chưa suy nghĩ chín chắn về thời điểm thích hợp hay liệu bản thân đã có đủ khả năng để nhận nhiệm vụ mới chưa.
Nếu bạn thực sự quyết định từ chối đề nghị thăng chức, hãy trung thực với nhà tuyển dụng của bạn về lý do tại sao. Giải thích lý do tại sao bạn cảm thấy mình chưa sẵn sàng để thực hiện bước nhảy này và những kỹ năng nào bạn nghĩ cần trau dồi thêm. Khi bạn thể hiện sự gắn bó với công ty, cấp trên của bạn sẽ tin tưởng vào bạn hơn và không có những nghi ngờ rằng liệu có phải bạn đang nghĩ đến việc nghỉ làm, ngó nghiêng một nơi khác phù hợp hơn.
2. Sếp của bạn có thể không có quyền sa thải bạn
Trong các công ty lớn, sẽ có nhiều vị sếp chịu trách nhiệm về các mảng, lĩnh vực khác nhau. Họ có thể chịu trách nhiệm về hoạt động nhóm của mình nhưng không có quyền chấm dứt hợp đồng lao động với bất kỳ ai.
Nếu bạn không đạt yêu cầu hay mắc phải sai lầm gì, bạn có thể sẽ phải vào phòng họp riêng. Tuy nhiên, thường thì bạn sẽ có cơ hội thể hiện năng lực của mình trong thời gian thử thách trước khi công ty quyết định có chấm dứt hợp đồng với bạn hay không.
Ngay cả khi họ muốn sa thải bạn ngay lập tức, nhớ rằng đó sẽ không phải là quyết định duy nhất của người quản lý bạn. Họ sẽ phải nói chuyện với cấp trên của mình, giải thích tình hình trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
3. Ngay cả khi là người giỏi nhất, bạn cũng không chắc được thăng chức nhanh chóng
Nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp đã mang suy nghĩ rằng nhất định mình sẽ phải có được sự thăng tiến thật nhanh bởi họ tin tưởng vào năng lực của mình. Tuy nhiên, sự thật là công ty của bạn không nhất thiết phải thăng chức cho bạn vì những gì bạn đạt được. Họ cần bạn tiếp tục thực hiện công việc của mình với phong độ tốt và đóng góp nhiều hơn cho công ty.
Đừng quên rằng bạn chỉ mới đang ở những bước khởi đầu và bạn cần chứng tỏ được bản thân trước khi có được những bước tiến. Đừng quá chờ đợi sự thăng tiến trong 1-2 năm đầu tiên. Rất có thể phía trước bạn còn rất nhiều người nữa cũng xứng đáng được thăng chức.
4. Nhân viên kỹ thuật có thể biết nhiều về hoạt động trực tuyến của bạn
Dù không muốn nhưng bạn cần biết sự thật là bộ phận kỹ thuật của công ty có thể biết nhiều về hoạt động trực tuyến của bạn hơn những gì bạn tưởng. Emai cũng như toàn bộ việc sử dụng internet của bạn hoàn toàn có thể đang được theo dõi và ngay cả khi bạn xóa lịch sử trình duyệt của mình thì điều đó cũng không hề hấn gì. Hoạt động điện thoại của bạn cũng có thể được theo dõi nếu bạn kết nối với wi-fi của công ty.
Bạn cần biết điều này để nhớ rằng mình có thể gặp rắc rối khi tìm kiếm những thứ không phù hợp hay làm những việc đi ngược lại lợi ích mà công ty hướng đến. Bên cạnh đó, năng suất của bạn cũng có thể được giám sát bằng cách này và nếu bạn sử dụng quá nhiều thời gian của công ty để làm việc riêng, bạn đang tự đánh mất công việc của mình.
5. Đôi khi camera an ninh chỉ là giả
Chi phí để các công ty thiết lập nhiều camera và vận hành hệ thống đó có thể khá tốn kém. Một số công ty nhỏ không có hệ thống đủ mạnh để kết nối 10 hay 20 camera và đó là lý do tại sao họ sử dụng một vài camera giả xen lẫn thật. Mục tiêu của họ là khiến nhân viên của mình có ý thức hơn trong giờ làm việc, tránh sử dụng thời gian làm việc cho việc riêng tư.
Ngoài ra, các công ty lớn thường không thực sự giám sát tất cả các camera trong thời gian thực mà chỉ ghi lại những gì đang diễn ra. Vì vậy, trừ khi có điều gì đó khủng khiếp xảy ra và cần trích xuất camera, họ cũng sẽ không quan tâm bạn có phải là người đã ăn tại bàn làm việc.
6. Sếp của bạn có thể quý người này hơn người kia dù luôn miệng phủ nhận
Sếp của bạn có thể đang cố gắng giữ thái độ trung lập tuyệt đối, thể hiện sự công bằng ở nơi làm việc song họ cũng là con người và có những cảm tình nhất định. Nếu may mắn được cấp trên quý mến, hãy tận dụng tốt thế mạnh của mình và ngay cả khi bạn không nằm trong danh sách đó, điều bạn cần làm là hoàn thành thật tốt công việc của mình. Việc sếp không quý bạn hơn người khác không phải điều quyết định công việc của bạn.
Vì vậy, khi bạn thấy cấp trên đang thể hiện sự quý mến hơn với nhân viên nào đó, hãy cố gắng không tập trung vào điều đó quá nhiều.
7. Đến đúng giờ nghĩa là đến sớm 15 phút
Việc luôn có mặt trước 15 phút sẽ giúp bạn có thời gian để chỉnh trang lại mọi thứ của mình. Bạn có thể bật máy tính, xem xét các ưu tiên của mình trong ngày và chuẩn bị cho mình thứ đồ uống yêu thích. Bằng cách này, não của bạn có đủ thời gian để bước vào chế độ làm việc trước khi công việc thực sự của bạn bắt đầu. Bạn sẽ toàn quyền kiểm soát ngày và lịch trình của mình thay vì luôn trong tình trạng chạy theo mọi thứ.
Không những vậy, bạn còn giải tỏa được căng thẳng khi đảm bảo rằng mọi thứ đều đang diễn ra đúng kế hoạch. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng bạn nên đến quá sớm vì điều đó có thể không được công ty cho phép. Bạn cũng có thể phải nhận nhiều việc hơn khi ai đó biết rằng bạn sẽ đến thật sớm để hoàn thành công việc đó.
8. Cần nghĩ ra các giải pháp trước khi đề cập đến vấn đề
Công ty của bạn đã thuê bạn vì họ cần bạn làm tốt công việc của mình và đạt được mục tiêu mà họ đề ra. Họ cũng cần bạn tìm giải pháp cho bất cứ vấn đề gì phát sinh. Chính vì vậy, nếu bạn định đến gặp sếp của mình và nói về những sự cố, hãy đảm bảo tối thiểu bạn đã có một giải pháp khả thi. Bạn sẽ không cần phải đi vào chi tiết của vấn đề vì sếp của bạn quan tâm hơn đến khâu giải quyết.
Ngay cả khi những đề xuất của bạn không phải là những gì sếp của bạn cần, ít nhất điều đó vẫn nói lên rằng bạn đã có sự chuẩn bị. Trong trường hợp đề xuất của bạn chính là những gì công ty cần, bạn đã cứu công ty khỏi một tình huống khó khăn và trở thành ngôi sao thực sự.
9. Hãy trung thực 100% về những sai lầm của bạn
Tất cả chúng ta đều mắc sai lầm và bạn cũng không phải là ngoại lệ. Điều tốt nhất bạn có thể làm là đến gặp cấp trên của mình và chủ động thú nhận lỗi lầm. Đôi khi sếp của bạn còn nhận ra sai sót trước khi bạn nhận ra điều đó song họ chờ xem liệu bạn có thật thà và nhận lấy chúng hay không. Trong trường hợp này, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao sự trung thực của bạn dù bạn mắc lỗi.
Ngoài ra, bằng cách thể hiện sự trung thực, bạn đang tạo dựng sự tin cậy ở những người xung quanh và điều này sẽ giúp bạn dễ dàng thu hút được nhiều khách hàng hơn. Những lời nói dối sẽ ngày càng khiến việc nói dối trở nên phổ biến hơn và tệ hơn vì bạn phải che đậy dấu vết của mình. Khi trung thực, bạn sẽ học được rằng bất kể sai lầm nào cũng đều có thể giải quyết với sự giúp đỡ của đồng nghiệp và cấp trên của mình.
Tiết kiệm chỉ là chuyện nhỏ: 5 thủ thuật tâm lý giúp bạn ngày càng giàu có Đây là những mẹo đơn giản mà hiệu quả giúp bạn tránh được việc mua sắm bốc đồng, đưa ra những quyết định sáng suốt hơn. Có rất nhiều lý do để bạn tiết kiệm tiền. Bạn muốn một chuyến du lịch cùng gia đình, bạn bè để lưu giữ những kỷ niệm; bạn muốn chuẩn bị cho những tình huống không may...