7 thứ bạn không nên chạm vào để tránh bị nhiễm Omicron
Một nghiên cứu mới cho thấy Omicron tồn tại lâu hơn trên một số bề mặt nhất định so với 5 biến thể trước đó của Covid-19.
Đây là 7 thứ bạn không nên chạm vào nếu muốn tránh bị nhiễm biến thể Omicron, theo trang web Eat This, Not That! ở Mỹ.
Nếu buộc phải chạm vào, bạn nên rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn hoặc cồn sát khuẩn ngay sau đó.
1. Bề mặt nhựa ở nơi công cộng
Trong nghiên cứu, các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã quan sát thời gian tồn tại của biến thể Omicron trên các mẫu nhựa và da.
Biến thể Omicron “sống” được bao lâu trên đồ nhựa, da?
Họ phát hiện Omicron tồn tại trên nhựa trung bình 193,5 giờ – hơn 8 ngày một chút – trong khi chủng Covid-19 ban đầu kéo dài 56 giờ, Alpha kéo dài 191,3 giờ, Beta kéo dài 156,6 giờ, Gamma 59,3 giờ và Delta 114 giờ.
Tin tốt là: Tất cả các biến thể đều bị bất hoạt khi tiếp xúc với cồn (alcohol) trong 15 giây.
2. Bàn tay của người khác
Một cách chào hỏi nhau thời Covid-19. Ảnh SHUTTERSTOCK
Khi bắt đầu đại dịch Covid-19, các chuyên gia y tế khuyến cáo nên thay thế một cái bắt tay tiêu chuẩn bằng một cái vẫy tay hoặc giơ cùi chỏ.
Nghiên cứu mới cho thấy đó có thể là một ý tưởng hay (và chắc chắn giờ không phải lúc để bỏ rửa tay thường xuyên hoặc không mang theo nước rửa tay).
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng Omicron kéo dài trung bình 21,1 giờ trên da, so với 8,6 giờ cho phiên bản gốc, 19,6 giờ cho Alpha, 19,1 giờ cho Beta, 11 giờ cho Gamma và 16,8 giờ cho Delta, theo Eat This, Not That!
3. Nút thang máy
Nên nhấn các phím này bằng một đốt ngón tay hoặc một bên bàn tay của bạn. Ảnh SHUTTERSTOCK
Thường được làm bằng nhựa, nút bấm thang máy liên tục được nhiều người khác nhau chạm vào.
Nên nhấn các phím này bằng một đốt ngón tay hoặc một bên bàn tay của bạn.
Điều đó làm giảm khả năng bạn sẽ truyền bất kỳ vi trùng nào, bao gồm cả vi rút Covid-19, sang mặt của bạn.
4. Thực đơn nhà hàng
Nhiều nhà hàng đã chuyển đổi sang thực đơn kỹ thuật số để ăn uống tại chỗ, đó là một ý tưởng tuyệt vời. Bản thực đơn giấy thường được phủ nhựa và hiếm khi được làm sạch.
Nếu nhà hàng yêu thích của bạn vẫn hoạt động tương tự, đừng đặt thực đơn lên đĩa hoặc đồ bạc.
Sau khi bạn gọi món, không chạm tay vào mặt hoặc bắt đầu bữa ăn mà không rửa tay trong ít nhất 20 giây hoặc sử dụng dung dịch rửa tay khô.
5. Giỏ hàng hoặc xe đẩy
Hãy lau giỏ hàng bằng khăn lau kháng khuẩn hoặc sử dụng nước rửa tay khi chuyến đi mua sắm của bạn kết thúc. Ảnh SHUTTERSTOCK
Giỏ hàng và tay cầm giỏ hàng là những điểm nóng về vi trùng ngay cả trước Covid-19. Một nghiên cứu trước đại dịch Covid-19 cho thấy hầu hết các tay cầm giỏ hàng đều chứa vi khuẩn có thể gây ra các triệu chứng kiểu cúm dạ dày.
Để giữ gìn sức khỏe, hãy lau chúng bằng khăn lau kháng khuẩn hoặc sử dụng nước rửa tay khi chuyến đi mua sắm của bạn kết thúc, theo Eat This, Not That!
6. Bút công cộng
Bạn nên luôn mang theo bút của mình để có thể sử dụng khi cần thiết – đến ngân hàng, văn phòng bác sĩ hoặc làm việc vặt. Ảnh SHUTTERSTOCK
Thông thường bằng nhựa và thường xuyên được nhiều người sử dụng suốt ngày, những chiếc bút công cộng tại các ngân hàng và cửa hàng là nam châm vi rút chính.
Bạn nên luôn mang theo bút của mình để có thể sử dụng khi cần thiết – đến ngân hàng, văn phòng bác sĩ hoặc làm việc vặt.
7. Màn hình thanh toán
Màn hình thanh toán tại các cửa hàng tạp hóa và bàn phím ATM nổi tiếng là vi khuẩn.
Hãy mang theo một chiếc bút bên mình và sử dụng đầu không viết để nhấn các phím và ký tên của bạn hoặc gắn một chiếc bút cảm ứng mini vào móc khóa mà bạn có thể sử dụng để không chạm vào bằng tay.
Nếu buộc phải chạm tay vào thì ngay sau đó hãy rửa tay bằng cồn sát khuẩn.
8. Cách giữ an toàn khi ra khỏi nhà
Cần thực hiện tốt các quy định về y tế để giúp sớm chấm dứt đại dịch, bất kể bạn sống ở đâu. Đó là tiêm vắc xin Covid-19 càng sớm càng tốt và tiêm đầy đủ, tiêm nhắc lại. Nếu bạn sống trong khu vực có tỷ lệ tiêm chủng thấp, hãy đeo khẩu trang N95. Đeo khẩu trang, không đến những nơi có nhiều nguy cơ lây nhiễm, giữ khoảng cách an toàn, tránh đám đông lớn, thực hành tốt vệ sinh tay…, theo Eat This, Not That!
Không tiêm và cấm chồng tiêm vaccine, người vợ nhiễm Covid-19 nguy kịch
Bị vợ cấm không được tiêm vaccine nhưng người chồng đã "lén" đi tiêm và thoát nạn. Còn người vợ sau đó nhiễm Covid-19 diễn tiến nặng, phải nằm điều trị ở phòng hồi sức và chưa biết khi nào xuất viện.
Nói với PV Dân trí qua điện thoại, anh T.V.N. (ngụ Đồng Nai) cho biết, mẹ anh là bà N.T.A.T. (58 tuổi) vẫn đang nhiễm Covid-19 rất nặng, hiện nằm ở khu vực hồi sức tại một bệnh viện ở TPHCM.
Cấm chồng tiêm vaccine, bản thân nhiễm Covid-19 nguy kịch
Trước đó, bà H. được gia đình phát hiện nhiễm bệnh vì liên tục khó thở. Nữ bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp, đái tháo đường type 2 và chưa tiêm mũi vaccine phòng Covid-19 nào.
Anh N. cho biết, vì ở xa nên không biết đến giờ mẹ vẫn chưa tiêm vaccine. Mãi đến khi hay tin mẹ thành F0, anh N. mới được cha kể mẹ kiên quyết không tiêm chủng dù được phường nhiều lần kêu gọi.
"Mẹ không tiêm và cấm luôn cha tôi tiêm nên ông ấy phải lén đi. Sau đó, cả nhà chỉ có một mình bà ấy nhiễm bệnh" - anh T. nói.
Theo bệnh án, bà T. phát hiện nhiễm Covid-19 khi tự test nhanh dương tính SARS-CoV-2 ngày 9/11. Bệnh nhân nhập viện ngày 2/12 với triệu chứng khó thở, ho đờm nhiều, SpO2 giảm còn 85%, phải thở oxy qua mặt nạ.
Tại bệnh viện, nữ bệnh nhân được điều trị kháng sinh, thuốc kháng virus, corticoid, kháng đông, long đờm và hỗ trợ thêm thuốc dạ dày. Đến 23h 11/12, bệnh nhân diễn tiến nặng hơn, suy hô hấp, phải hỗ trợ thở oxy dòng cao (HFNC), dùng nhiều loại thuốc, bổ sung thêm các vitamin và thử đường huyết mỗi ngày. Ngày 13/12, bà T. được tiên lượng nặng. Các bác sĩ đã báo với người nhà và chuyển bà lên khu vực hồi sức bệnh Covid-19.
Bệnh nhân Covid-19 nặng, điều trị tại TPHCM (Ảnh: BVCC).
Theo anh T. từ lúc mẹ anh được đưa vào khu vực hồi sức, gia đình không thể gặp mặt, mọi chăm sóc và điều trị đều phải dựa vào bác sĩ. Gia đình anh hiện đang rất lo lắng và hối hận vì đã không theo sát mẹ.
"Nếu tôi ở gần nhà và biết bà không chịu tiêm thì sẽ thuyết phục, thậm chí ép phải tiêm vì mẹ có bệnh nền. Bây giờ thì bà đã nhiễm bệnh nặng rồi..." - người con chia sẻ.
Vì sao nhiều người TPHCM vẫn chưa tiêm vaccine?
PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược TPHCM cho biết, dù TPHCM công bố tỉ lệ phủ vaccine rất dày nhưng qua ghi nhận, vẫn còn các trường hợp bị bỏ sót, chưa tiêm mũi nào và nhiễm bệnh.
Các trường hợp này có thể nằm trong nhóm cao tuổi, đi lại khó khăn, có bệnh nền đang điều trị, hoặc vấn đề tư vấn tiêm chủng không tốt, yêu cầu người có bệnh nền phải vào bệnh viện tiêm tạo nên tâm lý e ngại... Nhóm này nếu nhiễm bệnh thì nguy cơ trở nặng, tử vong rất cao.
Ngoài ra, một số chuyên gia cho rằng, vẫn còn một bộ phận trong nhóm anti vaccine, hoặc những người mang tâm lý sợ hãi không dám đi chích.
TPHCM vẫn còn nhiều người chưa tiêm vaccine mũi nào (Ảnh minh họa: Hoàng Lê).
Chiều 20/12, tại họp báo Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TPHCM, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh Văn phòng Sở Y tế cho biết, các ca F0 tử vong gần đây đa phần là người cao tuổi (trên 65 tuổi) có bệnh nền nặng hoặc là người chưa tiêm vaccine.
Bà Mai dẫn chứng thêm, qua phân tích 151 trường hợp tử vong gần nhất, có 51% là người chưa tiêm vaccine. Riêng 24% trường hợp tử vong dù đã tiêm đủ 2 mũi, qua khảo sát đều có bệnh nền rất nặng.
TPHCM đang điều trị cho hơn 10.400 bệnh nhân, trong đó có hơn 300 trẻ em dưới 16 tuổi. Tổng số bệnh nhân tử vong tại TPHCM từ 1/1 đến nay là gần 19.500 người, chiếm 3,9% tổng số ca mắc và cao hơn khá nhiều mức trung bình của cả nước (2%).
Theo Cổng thông tin Covid-19 TPHCM, đến thời điểm hiện tại địa phương đã tiêm 14.947.469 liều vaccine, bao gồm hơn 6.9 triệu mũi 2. Trong chiến dịch "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người", TPHCM phát hiện gần 15.000 người trong nhóm nguy cơ chưa tiêm vaccine.
Chỉ đạo khẩn bảo vệ nhóm yếu thế trước dịch Covid-19 Bộ Y tế vừa có văn bản khẩn gửi các địa phương hướng dẫn quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc Covid-19. Đây là nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao với mức độ bệnh tăng nặng và tử vong cao khi mắc. Hiện nay, tình hình dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia trên...