7 thói quen thường thấy gây ra 7 loại ung thư phổ biến
Ngoài yếu tố di truyền, thói quen và môi trường sống cũng là những thủ phạm chính gây ung thư. Dưới đây là 7 thói quen không tốt gây ra 7 loại ung thư phổ biến, cảnh báo mọi người nên chú ý.
1. Hút thuốc, khói bếp – Ung thư phổi
Mặc dù có nhiều nguyên nhân gây ung thư phổi, nhưng sự thật không thể chối cãi rằng hút thuốc là thủ phạm chính gây ung thư phổi. Thuốc lá chứa nhiều loại dẫn xuất amin thơm gây ung thư. Thời gian hút thuốc càng lâu và lượng thuốc hút càng lớn thì nguy cơ ung thư phổi càng cao.
Tuy nhiên, hầu hết phụ nữ không hút thuốc, vậy tại sao họ dễ bị ung thư phổi? Vấn đề là khói dầu trong nhà bếp. Khói dầu có thể ảnh hưởng mạnh đến niêm mạc mũi, mắt và cổ họng, gây ra các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi, viêm họng và viêm phế quản. Thời gian dài tiếp xúc với khói bếp, có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi cao gấp 2, 3 lần người bình thường, ngoài ra còn khiến da rất dễ nám và lão hóa.
2. Thường ăn đồ ngâm, nướng, hun khói – Ung thư dạ dày
Số người mắc bệnh ung thư dạ dày ngày càng nhiều. Thường xuyên ăn thực phẩm mặn, nướng hoặc thực phẩm hun khói, ví dụ như cá muối, trứng muối, xúc xích, thịt hun khói… sẽ làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Trước hết, những thực phẩm này chứa nhiều muối, không chỉ làm tăng nguy cơ tăng huyết áp và bệnh tim mạch mà còn làm hỏng niêm mạc dạ dày. Thời gian dài có thói quen này, niêm mạc dễ biến đổi thành ung thư, hơn nữa một yếu tố gây ung thư khác đó là nitrite có thể được chuyển đổi thành nitrosamine trong dạ dày và nitrosamine là một trong những chất gây ung thư mạnh được công nhận trên thế giới, có thể gây ung thư dạ dày.
Thường xuyên ăn thực phẩm mặn, nướng hoặc thực phẩm hun khói, ví dụ như cá muối, trứng muối, xúc xích, thịt hun khói… sẽ làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
3. Ăn quá nóng – Ung thư thực quản
Ăn quá nóng, quá nhanh là những điều cấm kỵ, thói quen này rất dễ đốt cháy hoặc làm bầm tím niêm mạc thực quản. Bình thường, biểu mô niêm mạc thực quản sẽ tự sửa chữa, nhưng nếu thường xuyên bị các yếu tố bất lợi kích thích, khiến niêm mạc thực quản thường xuyên phải sửa chữa, rất dễ xuất hiện các tế bào có hình thái và chức năng bất thường, theo thời gian những tế bào này chuyển thành ác tính, và cuối cùng phát triển thành tế bào ung thư. Do đó, kiến nghị ăn, uống thực phẩm ở nhiệt độ dưới 50 độc C, không uống trà mới pha, nước đun sôi hay thực phẩm vừa được nấu chín…
4. Uống rượu, ăn thực phẩm mốc – Ung thư gan
Video đang HOT
Rượu gây nguy hiểm cho gan, uống rượu trong thời gian dài sẽ khiến gan bị nhiễm mỡ do rượu. Hơn nữa, uống quá nhiều rượu sẽ phát triển từ gan nhiễm mỡ do rượu chuyển thành ung thư gan. Ngoài việc uống rượu, ăn lâu dài thực phẩm bị mốc (gạo, lúa mì, ngô, đậu phộng,…) cũng có thể dễ dàng gây ung thư gan. Bởi vì những thực phẩm bị mốc này chứa một chất gây ung thư mạnh – aflatoxin. Sau khi vào cơ thể người, sẽ gây tổn thương lớn đối với mô gan. Nếu bạn ngửi thấy mùi mốc của gạo, hoặc sữa trở nên chua, hoặc dầu ăn bị mốc, hãy vứt bỏ ngay lập tức.
Ngoài việc uống rượu, ăn lâu dài thực phẩm bị mốc (gạo, lúa mì, ngô, đậu phộng,…) cũng có thể dễ dàng gây ung thư gan.
5. Thích ăn thịt đỏ – Ung thư đại trực tràng
Ăn quá nhiều các loại thịt đỏ (như thịt lợn, thịt bò, thịt cừu,…), sẽ làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng. So với thịt trắng (cá, gà, vịt, ngỗng…), thịt đỏ có nhiều chất béo bão hòa, tiêu thụ quá mức, làm tăng nguy cơ béo phì và ung thư đại trực tràng. Năm 2015, Tổ chức Y tế Thế giới đã liệt kê thịt đỏ là chất gây ung thư.
Tuy nhiên, thịt đỏ cũng chứa rất nhiều dinh dưỡng, không phải không được ăn, điều quan trọng là ăn với mức độ nhất định. Theo khuyến nghị của Hiệp hội Dinh dưỡng Trung Quốc, lượng thịt đỏ ăn mỗi ngày mỗi người trưởng thành khoảng 50-70g. Đồng thời ăn xen kẽ các loại thịt trắng như cá, gà, vịt.
6. Có nhiều bạn tình – Ung thư cổ tử cung
Nhiễm HPV qua đời sống tình dục là nguyên nhân phổ biến nhất gây ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Quan hệ tình dục trước tuổi 15 hoặc có nhiều bạn tình, nguy cơ nhiễm virus HPV tăng cao. Do đó, không quan hệ tình dục sớm, khi quan hệ sử dụng bao cao su, tốt nhất nên tiêm vắc-xin HPV trước khi quan hệ, có thể ngăn ngừa ung thư cổ tử cung. Tốt nhất từ 21 tuổi, phụ nữ nên thường xuyên kiểm tra ung thư cổ tử cung.
Nhiễm HPV qua đời sống tình dục là nguyên nhân phổ biến nhất gây ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.
7. Căng thẳng tinh thần – Ung thư vú
Vú là một cơ quan nhạy cảm với các hormone như estrogen và progesterone. Phụ nữ rất dễ bị mất cân bằng của hormone trong cơ thể do ảnh hưởng bởi căng thẳng tinh thần. Những cảm xúc bất lợi lâu dài có thể bị ung thư vú. Do đó, khi có những cảm xúc tiêu cực, kiến nghị phụ nữ cố gắng kiềm chế và nghĩ về những điều tích cực.
(Nguồn: Aboluowang)
Hà Vũ
Theo baodansinh
Bệnh khí phế thũng: Phòng ngừa vẫn là tốt nhất
Khí phế thũng là bệnh ở đường hô hấp dưới, mà cụ thể là bệnh của phế nang và các tiểu phế quản, gây ra khó thở dai dẳng, kéo dài trên lâm sàng.
Tình trạng này kéo dài làm mất tính đàn hồi của hệ thống hô hấp, không khí sau khi hít vào bị ứ lại tại phổi và không thoát ra ngoài được ở thì thở ra, hình thành nên các túi khí chứa không khí nghèo ôxy. Theo thời gian, thành của các phế nang và các tiểu phế quản bị phá hủy. Đây là bệnh lý tiến triển, nặng dần theo thời gian và không hồi phục.
Nguyên nhân gây khí phế thũng
Nguyên nhân gây nên khí phế thũng rất đa dạng, nổi bật nhất là viêm phế quản mạn tính, kéo dài do viêm nhiễm bởi vi sinh vật hoặc do tác động của hoá chất độc hại, bụi bẩn, khói do các chất đốt (khói bếp, khói thuốc lá, thuốc lào). Vì vậy, những người nghiện thuốc lá, thuốc lào có tỷ lệ mắc bệnh khí phế thũng khá cao do khói thuốc lá, thuốc lào là có thể làm tê liệt tạm thời các lông chuyển của thành phế quản, tiểu phế quản và phế nang mà ở người bình thường các lông chuyển này có tác dụng rất lớn để đẩy các chất gây kích ứng và các mầm bệnh (vi sinh vật, bụi...) ra khỏi đường hô hấp.
Khi các lông chuyển bị tê liệt, các chất gây kích ứng sẽ bị ứ đọng lại ở phế quản và dần dần thâm nhiễm vào các phế nang gây viêm và cuối cùng làm xơ hoá các sợi chun gây nên bệnh khí phế thũng.
Hình ảnh khí phế thũng.
Bệnh khí phế thũng có thể xảy ra khi cơ thể thiếu một loại protein có tên là AAT (Anpha1-Antitripsin). Đây là một loại protein có tác dụng bảo vệ các cấu trúc chun của phổi tránh tác động của một số men (enzym). Nếu thiếu protein AAT có thể dẫn đến tổn thương phổi tiến triển và hậu quả là bị bệnh khí phế thũng xuất hiện.
Hậu quả của bệnh hen suyễn mạn tính hoặc bệnh lao phổi kéo dài nhiều năm cũng làm căng giãn thường xuyên các thành phế quản, phế nang và cả hệ thống mao mạch của tổ chức phổi mà hậu quả có thể là gây nên khí phế thũng. Ngoài ra, bệnh khí phế thũng có thể do nghề nghiệp như một số nghệ sĩ thổi kèn (nhạc công), công nhân thổi bóng đèn thuỷ tinh hoặc bị bệnh bụi phổi gặp ở những công nhân thường xuyên tiếp xúc với bụi của hầm lò.
Triệu chứng bệnh khí phế thũng
Triệu chứng chính của bệnh khí phế thũng là khó thở ra, nhất là lúc mang vác nặng, lên cầu thang hoặc làm việc nặng, quá sức, mệt mỏi và giảm khả năng hoạt động thể lực.
Khó thở có thể tăng lên khi nằm hoặc đang mắc một bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp nào đó, nhất là nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới (viêm phế quản, viêm phế quản-phổi, áp-xe phổi...).
Khi bác sĩ khám bệnh cho người bị khí phế thũng thường thấy người bệnh có biểu hiện khó thở, môi tím (do thiếu ôxy), lồng ngực biến dạng (người ta gọi là lồng ngực có dạng hình thùng), gõ vang, rì rào phế nang giảm, nghe phổi có ran ẩm, ran ngáy, ran rít.
Trong trường hợp bệnh nặng có thể xuất hiện phù, gan to, tĩnh mạch cổ nổi (khi đã biến chứng). Các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết như Xquang phổi, chụp CT, chụp cộng hưởng từ (MRI), đo chức năng hô hấp, xét nghiệm máu ngoại vi, xét nghiệm đờm, điện tim... giúp việc chẩn đoán bệnh chính xác hơn nhiều.
Bệnh khí phế thũng nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể để lại biến chứng nguy hiểm như tâm phế mạn tính, suy hô hấp, tràn khí màng phổi (do vỡ bóng khí) hoặc gây tắc nghẽn động mạch phổi.
Nguyên tắc điều trị như thế nào?
Mục tiêu của điều trị đối với khí phế thũng là làm giảm triệu chứng, ngăn chặn bệnh tiến triển và biến chứng. Điều trị bao gồm các thuốc giãn phế quản, chống viêm để giải quyết tình trạng khó thở cũng như hỗ trợ tống đờm ra ngoài. Các thuốc này có thể thông qua đường hít (dạng khí dung) hoặc đường uống.
Corticoid có thể dùng dạng hít trong điều trị cơn cấp hoặc dùng trong cả điều trị dự phòng. Nếu thấy có nhiễm trùng, phải dùng kháng sinh thích hợp. Tuy nhiên, dùng loại thuốc nào, liều lượng ra sao là do bác sĩ khám bệnh chỉ định, người bệnh cần tuân theo và không tự động đổi thuốc, thay liều lượng hoặc tự động ngưng thuốc. Cần đến khám bệnh định kỳ theo lời dặn của bác sĩ.
Khám tầm soát phòng chống viêm phổi ở người già.
Phòng bệnh vẫn là cách tốt nhất
Vệ sinh cá nhân hằng ngày có ý nghĩa rất quan trọng trong phòng bệnh viêm đường hô hấp nói chung và bệnh khí phế thũng đối với NCT nói riêng. Cần đánh răng sau khi ăn, trước khi đi ngủ buổi tối, những người mang răng giả cũng rất cần vệ sinh hàm răng hằng ngày. Khi bị viêm đường hô hấp, cần đi khám bệnh để được điều trị đúng và không tái phát. NCT, đặc biệt là những người đã và đang mắc bệnh đường hô hấp thì tuyệt đối không hút thuốc lá, thuốc lào bởi thuốc lá, thuốc lào gây nên nhiều bệnh về phổi, đặc biệt càng làm nặng thêm bệnh khí phế thũng, COPD và ung thư phổi.
Cần trang bị bảo hộ lao động cho công nhân thường xuyên tiếp xúc với khói, bụi (khai thác than đá, đá, vệ sinh môi trường, người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại, công nhân may, làm đường). Hằng ngày, nên tập thể dục đều đặn, nhất là các động tác thở làm tăng tính đàn hồi cho tổ chức phổi. Cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ, không để cảm lạnh dễ dẫn đến bệnh viêm đường hô hấp.
Khi có biểu hiện của bệnh, cần tới cơ sở y tế để khám và điều trị.
BS. Minh Châu
Theo SK&ĐS
Tại sao bạn không nên bỏ bữa sáng? Nhiều người thường bỏ qua bữa sáng mà không biết rằng thói quen này có thể gây hại tới cơ thể và sức khỏe. Ảnh minh họa Mai Phương Nguồn: Health/Zing