7 `thiên đường` vui chơi Trung thu ở Hà Nội cha mẹ nhất định phải đưa bé đi
Trung thu năm nay nếu các bậc phụ huynh đang băn khoăn xem nên đưa con đi chơi, ở đâu vui vẻ và náo nhiệt nhất thì hãy tham khảo 7 địa điểm dưới đây.
Phố Hàng Mã
Nhắc đến Trung thu, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến phố Hàng Mã. Ở phố Hàng Mã, không khí Trung thu đến từ rất sớm với rực rỡ sắc màu của đồ chơi và đồ trang trí.
Các bé khi đến phố Hàng Mã với tâm trạng háo hức, ánh mắt rạng ngời khi được chạm tay vào những món đồ chơi sẽ vô cùng thích thú, từ những đồ chơi truyền thống như đèn ông sao, mặt nạ, trống cơm… Còn người lớn thì lại được dịp tìm thấy kỷ niệm ấu thơ ở chiếc mặt nạ giấy bồi, đèn ông sao hay chiếc lồng đèn bọc giấy bóng kính xanh đỏ…
Đặc biệt, con phố này cũng trở thành điểm chụp ảnh tuyệt đẹp để lưu giữ lại kỷ niệm của gia đình bạn.
Nằm trong lòng Hà Nội với sự trầm lặng và trang nghiêm, nhưng vào những ngày lễ, Tết hồ Gươm lại tràn ngập sắc màu lung linh bắt mắt. Những tiểu cảnh trang trí rực rỡ của khu Tràng Tiền Plaza hay hoạt động vui chơi giải trí hấp dẫn cho trẻ nhỏ khiến hồ Gươm trở nên đặc biệt hơn mọi ngày.
Đặc biệt , những ngày cận Tết Trung thu năm nay rơi vào cuối tuần – thời điểm phố đi bộ nên lượng người tham gia các hoạt động càng náo nhiệt hơn.
Nếu muốn đi chơi Trung thu sớm, gia đình bạn có thể cùng đến Hồ Gươm vào cuối tuần, hòa mình cùng dòng người của phố đi bộ. Tại đây, bạn có thể chìm đắm trong không gian âm nhạc đa dạng, xem múa lân hay thưởng thức những món ăn vặt đã gắn bó với người dân Thủ đô từ nhiều năm qua. Hơn nữa, các bé có thể được tham gia vào các trò chơi dân gian hay những hoạt động bổ ích như: ô ăn quan, nặn tò he…
Video đang HOT
Hoàng thành Thăng Long cũng là một địa điểm thú vị để các bậc cha mẹ đưa con đi chơi dịp trung thu năm nay. Nhằm mang đến cho khách tham quan và đặc biệt để các bạn nhỏ có những trải nghiệm thú vị và bổ ích, tại Hoàng thành Thăng Long sẽ diễn ra hoạt động văn hóa dân gian như xem các nghệ nhân trình diễn ca nhạc, múa sư tử.
Đặc biệt, chương trình Vui Tết Trung thu 2018 ở Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội sẽ diễn ra từ 22/9 – 23/9 với sự góp mặt của hơn 100 gương mặt tài năng nhí chuyên nghiệp trên mọi miền tổ quốc trong độ tuổi từ 4-16 . Đêm bế mạc sẽ có hoạt động Đêm rằm phá cỗ kéo dài từ 19h đến 21h30 ngày 24/9 để các em nhỏ vừa vui chơi vừa trông trăng tại sân Đoan Môn.
Nhà hát múa rối Việt Nam
Dịp trung thu hàng năm, Nhà hát múa rối Việt Nam thường tổ chức các vở diễn từ các tác phẩm thiếu nhi được trẻ em yêu thích. Các chương trình này được dàn dựng công phu, hấp dẫn vớinhững tạo hình con rối đẹp, sinh động, hóm hỉnh, ngộ nghĩnh chắc chắn sẽ khiến các bạn nhỏ yêu thích.
Bên cạnh việc vui chơi, giải trí cho các bé đến tham quan và xem múa rối nước còn góp phần giáo dục cho con em hiểu và trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Công viên Hồ Tây luôn thu hút những vị khách thiếu nhi bởi chuỗi các trò chơi, hoạt động sôi nổi, đa dạng. Đặc biệt, dịp Trung thu công viên lại càng được trang trí hấp dẫn, rực rỡ ánh sáng lung linh. Có thể nói không sai khi đây là một trong những điểm đến vui chơi lý tưởng dành cho trẻ nhỏ.
Các trò chơi dân gian bổ ích cùng nhiều phần quà hấp dẫn càng làm cho buổi tối Trung thu thêm phần sôi động và thú vị hơn.
Theo phununews.vn
Tết Trung thu ở các quốc gia châu Á có gì đặc biệt?
Không chỉ có ở Việt Nam, Trung thu là dịp đặc biệt tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Triều Tiên... với truyền thống và món ăn riêng.
Nhật Bản
Mỗi năm nước Nhật có hai hội thưởng trăng (theo Âm lịch). Một trong số đó chính là Zyuyoga, gắn với phong tục cổ truyền "Otsukimi" (có nghĩa là ngắm trăng vào ngày rằm giữa mùa thu). Đối với người dân đất nước mặt trời mọc, đây là lễ hội nhằm tôn vinh mặt trăng trong mùa thu, thời điểm trăng tròn nhất.
Trong lễ hội Otsukimi người Nhật thường làm Dango, một loại bánh bao từ bột gạo (mochiko) - khá giống mochi và được dùng khi thưởng trà.
Vào ngày rằm tháng 8, người Nhật Bản tự tay trộn bột nếp với nước rồi giã thành bánh. Bánh Dango được bày cùng chiếc bình trang trí bằng cỏ susuki. Họ sẽ vừa ăn bánh, vừa ngắm trăng. Truyền thuyết về bánh Dango được người Nhật Bản hay kể lại với con cháu là vào ngày Rằm tháng 8 Âm lịch, Ngọc Hoàng ở trên trời vi hành xuống trần gian, vô tình gặp một chú thỏ. Ngọc Hoàng quá đói và hỏi xin thức ăn, tuy nhiên thỏ không có gì để cho, bèn nhảy vào đống lửa để trở thành món ăn cho Ngọc Hoàng. Quá cảm động, Ngọc Hoàng đưa thỏ lên cung trăng. Từ đó trở đi, vào mỗi ngày Rằm tháng 8 Âm lịch, thỏ lại giã bánh Dango trên cung trăng rồi ban phát cho tất cả người trần.
Hàn Quốc
Tết Trung Thu ở xứ kim chi có tên gọi là tết Chuseok (lễ tạ ơn), ngày những người đi xa đều quay trở về quê hương để đoàn tụ. Thông thường, cả gia đình sẽ cùng vào bếp và thưởng thức những món ăn truyền thống như bánh songpyeon (bánh gạo có hình trăng lưỡi liềm), rượu sindoju.
Vào ngày Tết Trung thu, người Hàn Quốc sẽ nặn những chiếc bánh theo hình trăng lưỡi liềm, do quan niệm "trăng khuyết rồi sẽ tròn" - biểu tượng của sự hạnh phúc, sinh sôi nảy nở. Bánh sau khi nặn được cho nhân đậu vào giữa, rồi hấp với một ít lá thông tươi. Ngoài màu trắng, bánh còn có màu hồng từ trái dâu, màu xanh đậm từ lá ngải cứu, màu vàng từ bí đỏ... Tương truyền, thiếu nữ nào làm bánh songpyeon vừa đẹp vừa ngon sẽ gặp được ý trung nhân như ý, phụ nữ có chồng sẽ sinh được con gái xinh xắn.
Thái Lan
Người dân xứ Chùa Vàng quan niệmTrung thu là "Tết cầu trăng". Họ thường tụ họp trong bộ trang phục truyền thống và cùng nhau thả những chiếc đèn trời lên cao, mang theo những điều ước tốt đẹp.
Trên mâm cúng của người Thái trong đêm Trung thu không thể thiếu quả bưởi - loại trái cây tượng trưng cho sự sum vầy, đoàn viên. Phía trên bàn thờ sẽ bày quả đào và bánh Trung thu. Người Thái tin làm vậy Bát Tiên sẽ giúp mang đào tới cung trăng để chúc thọ Quan Âm, và các vị thần tiên sẽ ban phước lành cho mọi người.Vì vậy, bánh Trung Thu ở Thái Lan có hình dạng giống quả đào. Ngày nay, một trong những loại bánh Trung thu phổ biến nhất ở nước này là bánh nướng nhân sầu riêng trứng muối - tượng trưng cho mặt trăng tròn.
Triều Tiên
Tết Trung thu ở Triều Tiên còn gọi là "Thu tịch tiết" (lễ hội đêm Thu). Lúc trời bắt đầu tối cũng là lúc người Triều Tiên cùng nhau ngắm trăng. Món bánh truyền thống của người Triều Tiên trong dịp này này bánh xốp (muffin). Bánh muffin xốp giống hình bán nguyệt - nửa vầng trăng. Bánh làm làm từ bột gạo, bên trong là nhân đậu, mứt, táo... Người Triều Tiên thường biếu tặng nhau loại bánh này vào Trung thu.
Việt Nam
Người Việt xem Trung thu là Tết dành cho trẻ em. Vào dịp đặc biệt này, người Việt thường bày cỗ trông trăng. Khi trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng, phá cỗ. Phong tục trông trăng liên quan đến sự tích Chú Cuội trên cung trăng. Do một hôm Cuội đi vắng, cây đa quý bị bật gốc bay lên trời, chú Cuội bèn bám vào rễ cây kéo lại nhưng không được, bay lên cung trăng cùng cây đa. Ngày nay, người lớn vẫn thường kể với trẻ em rằng khi nhìn lên Mặt Trăng, sẽ thấy một vết đen giống hình cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc cây. Người ta tin rằng đó là hình ảnh chú Cuội ngồi gốc cây đa.
Ở một số nơi người dân còn tổ chức múa lân, múa rồng, múa sư tử để các em vui chơi thoả thích. Mâm cỗ cúng trăng truyền thống của người Việt Nam trong ngày Tết Trung thu gồm 5 loại hoa quả tượng trưng cho ngũ hành trong trái đất, và bánh nướng, bánh dẻo với những hương vị khác nhau.
Bánh nướng, bánh dẻo là hai loại bánh đặc trưng của Trung thu tại Việt Nam, mang hình tròn hoặc hình vuông tượng trưng cho đất trời hay biểu tượng sự sung túc. Những chiếc bánh nướng có vỏ ngoài vàng óng, còn bánh dẻo lại có màu trắng ngà với mùi thơm đặc trưng của từng hương vị khác nhau. Trung thu với người Việt cũng là Tết đoàn viên, ai đi xa cũng sẽ trở về bên gia đình, người thân.
Theo Người Lao Động
Top 3 địa điểm ăn chơi "không sợ mưa rơi" cho giới trẻ Sài thành dịp Trung Thu Trung Thu năm nay, giới trẻ Sài Gòn không còn phải lo lắng việc nắng mưa bất chợp làm gián đoạn cuộc vui vì có đến tận 3 địa điểm ăn chơi "không sợ mưa rơi" dành riêng cho mùa trăng tròn. 1. Yolo pub Dân chơi sành điệu nên đi đâu mùa Trung Thu giữa muôn vàn quán xá của Sài Gòn...