7 thành cổ bỏ hoang đẹp bí ẩn trên thế giới
Từ hàng nghìn năm trước, các nền văn minh trên thế giới đã rất phát triển với bằng chứng là các di tích còn sót lại khiến chúng ta phải kinh ngạc.
1. Pompeii, Italy
Sự phun trào của núi lửa Vesuvius vào ngày 24/8 năm 79 sau CN đã khiến thành phố cổ Pompeii bị hủy hoại gần hết. Ngày nay, nó chỉ còn lại những bức tường của các căn phòng, các bức tượng bằng đồng tinh xảo, rất nhiều những bức tranh được bảo quản khá tốt và trở thành điểm du lịch rất được yêu thích.
Nhưng chính lượng khách du lịch quá đông cùng những cơn lũ lụt thỉnh thoảng xuất hiện khiến cho Pompeii ngày càng bị hư hỏng nhiều hơn. Hiện nay, Pompeii đã được đóng cửa để bảo trì, nếu bạn chưa từng đến đây có thể tìm xem bộ phim 3D – “Pompeii” để hiểu hơn về thành phố chứa đựng vô vàn những điều thú vị này.
2. Tiwanaku, Bolivia
Đế chế Tiwanaku từng phát triển rất mạnh mẽ ở Bolivia cho đến khi nó sụp đổ vào thế kỷ 12. Đồng thời do biến đổi khí hậu nên vùng đất xung quanh thành trì của Tiwanaku còn sót lại trở nên rất hoang vu vì không loài cây nào mọc được.
Một trong những điểm tham quan hấp dẫn nhất tại Tiwanaku là quảng trường Puerta del Sol, một công trình hình chữ nhật hoành tráng được chạm khắc từ chỉ một phiến đá nặng 45 tấn với các biểu tượng thần linh mạnh mẽ và các yếu tố của lịch chiêm tinh.
3. Skara Brae, Scotland
Những người dân trong ngôi làng Skara Brae – được xây dựng từ thời đồ đá có niên đại 5.000 năm tuổi tại quần đảo Orkney của Scotland đã bỏ đi sau khi liên tục bị những cơn bão cát siêu mạnh càn quét khoảng 2.500 năm trước. Đến năm 1850, người ta mới phát hiện ra sự tồn tại của ngôi làng và duy trì công tác khôi phục, bảo tồn cho đến ngày nay.
4. Công viên quốc gia Mesa Verde, Colorado
Video đang HOT
Bắt đầu từ khoảng những năm 600 sau CN, tổ tiên người Puebloan hay còn gọi là người Anasazi sống trên cao nguyên Colorado đã bắt tay vào xây dựng những ngôi nhà bên vách đá. Các nhà khảo cổ đương đại đã phát hiện được hơn 4.000 địa điểm khảo cổ giá trị và người ta vẫn chưa lý giải được vì sao người Puebloan lại có thể hoàn thành các công trình ở độ cao như vậy trong môi trường vô cùng khắc nghiệt, hè thì nóng bỏng, đông lại lạnh giá.
Người Puebloan còn đi săn bắn, trồng ngô, đậu, bí và phát triển những cách thức sáng tạo để dự trữ nước như xây hồ, đập. Tuy nhiên tới năm 1300, các tiến bộ trong thủy lợi cũng như nông nghiệp của họ cũng không thể chống lại cơn hạn hán kéo dài cả thập kỷ khiến những người dân phải bỏ đi.
5. Petra, Jordan
Bộ phim “Indiana Jones và cuộc thập tự chinh cuối cùng” năm 1989 lừng danh đã thực hiện những cảnh quay ấn tượng ở thành cổ Petra. Được bao bọc hoàn toàn bời núi đá, thành phố khổng lồ này làm toàn bằng đá sa thạch màu hồng, xây dựng từ 2.000 năm trước bởi bộ tộc người Ả Rập Nabataens.
Mặc dù nằm trong sa mạc cằn cỗi nhưng hệ thống trữ nước tinh vi của người Nabataeans đã giúp Petra tồn tại và phát triển để trở thành trung tâm giao thương lớn nối Trung Quốc, Ấn Độ, Địa Trung Hải và Trung Đông. Tuy nhiên Petra cuối cùng cũng chịu sự cai trị dưới triều đại La Mã và một loạt các trận động đất mạnh đã khiến nó sụp đổ.
Để tham quan Petra bạn phải đi bộ, cưỡi ngựa hoặc đi xe ngựa dọc theo con đường Siq, một con đường rất hẹp chạy qua vách núi sa thạch. Ở cuối con đường, bạn sẽ không thể tin vào mắt mình khi thấy cả một thung lũng rộng mở, các ngôi mộ uy nghiêm, hang động kỳ lạ và một thánh đường lớn được xây trên sườn đồi cùng những dấu hiệu và hình vẽ chạm khắc thể hiện quá khứ huy hoàng cũng như của cải bạt ngàn mà Petra từng có.
6. Knossos, Hy Lạp
Cách bờ biển đảo Crete 5 dặm là thành cổ Knossos – hiện thân còn sót lại của nền văn minh Minoan – một nền văn hóa thời đại đồ đồng phát triển mạnh mẽ khoảng giữa 3000 năm trước CN.
Mặc dù có nhiều suy đoán về sự tồn tại của các mê cung cũng như huyền thoại về vị vua Minos – con trai của thần Zeus nhưng qua những kết quả khảo cổ khai quật được thì Knossos thực sự là một thành phố tiên tiến với hệ thống nước sinh hoạt, đường sá và các tác phẩm nghệ thuật, bao gồm cả đồ kim loại, đồ gốm và các bức bích họa rực rỡ.
Rất nhiều các cuộc tranh luận đã nổ ra xung quanh việc tại sao Knossos lại suy tàn, các nhà khoa học người thì suy đoán là do núi lửa, người lại cho rằng nguyên nhân là từ một cơn sóng thần. Tuy nhiên vẫn chưa ai đưa ra được câu trả lời chính xác.
Khi đến đây, các khách tham quan không thể bỏ qua cung điện Knossos, quảng trường trung tâm, phòng tắm công cộng, và bản sao bức bích họa cá héo và những phụ nữ nhảy múa trong căn phòng hoàng gia – những di tích còn sót lại cho đến ngày nay của Knossos.
7. Atlantic
Trong nhiều thế kỷ, các học giả đã nghiên cứu và tranh luận về vị trí của các thành phố mất tích Atlantis được đưa ra đầu tiên bởi nhà triết học Hy Lạp cổ đại Plato – người đã tuyên bố đó là một thành phố bị chìm dưới đáy biển chỉ qua một đêm. Nhưng liệu đây chỉ là huyền thoại hay là sự thật thì không ai biết chính xác. Người ta dự đoán Atlantis đã bị chìm ở khoảng đảo Síp đến Satorini của Hy Lạp.
Năm 2011, một nhóm nghiên cứu quốc tế đã thông báo họ phát hiện ra Atlantis ở miền nam Tây Ban Nha, bị chôn vùi trong vùng đầm lầy của Vườn quốc gia Donana. Sử dụng radar chuyên ngành và theo các công cụ hiện đại, họ đã tìm thấy bằng chứng về sự sống của con người và cho rằng đó có thể là Atlantis. Mặc dù, giả thuyết này đã bị bác bỏ nhưng một số nhà khoa học vẫn tiếp tục điều tra.
Theo Ngôi sao
Gặp người đàn ông "bẩn nhất" châu Âu
Ông Ludvik Dolezal, ở Cộng hòa Séc, được xem là người đàn ông "bẩn nhất" châu Âu vì suốt ngày chỉ vùi mình bên đống tro ấm để ngủ và rất ngại tắm rửa.
Người đàn ông 58 tuổi rất miễn cưỡng mỗi khi nhắc đến chuyện tắm rửa bởi ông đang bị một hội chứng rối loạn tâm lý.
Ông Dolezal lúc nào cũng chỉ muốn làm bạn với hơi nóng của lửa hoặc những đống tro còn ấm.
Ông Ludvik Dolezal đốt lửa bất cứ khi nào ông tìm được vật liệu cháy. Vào ban đêm, ông trèo lên một chiếc giường có ủ sẵn than hồng để ngủ.
Giải thích về lối sống kỳ quặc này, ông Dolezal nói: "Cách đây đã nhiều năm, tôi quyết định từ bỏ công việc của mình. Cũng từ đó, tôi bắt đầu ở đây bên những đống lửa".
Ông Dolezal thậm chí còn đốt hết tất cả chăn màn, nệm... để giữ cho đống lửa luôn cháy tại "ngôi nhà" của mình - một ngôi nhà nhỏ bỏ hoang nằm trong khu nông trại ở thị trấn Novy Bydzov, Cộng hòa Séc.
Ông Dolezal hiện chỉ sống nhờ vào tiền trợ cấp 5 USD/ngày từ chính phủ.
Việc trao tiền trợ cấp cho ông cũng là một vấn đề nan giải. Cán bộ hỗ trợ thậm chí không dám đưa tiền trực tiếp cho Dolezal bởi lẽ ông có thể dùng tiền này để đốt lửa sưởi ấm.
"Trông tôi như một con quỷ dữ nhưng mọi người vẫn cố giúp đỡ tôi, họ đã mang cho tôi những chiếc lốp xe cũ để tôi đốt. Tôi luôn giữ ngọn lửa cháy suốt ngày. Vào khoảng 7 giờ rưỡi tối hàng ngày thì tôi đi ngủ", ông Dolezal cho biết thêm.
Mặc dù việc ngủ trong đống tro ấm có thể khiến Dolezal gặp nguy hiểm về đường hô hấp nhưng ông cho biết ông vẫn khỏe dù thường hút 20 điếu thuốc lá mỗi ngày.
Theo dân trí
10 lâu đài bỏ hoang kinh hoàng nhất thế giới Cùng điểm lại 10 ngôi biệt thự bị bỏ hoang trên thế giới cũng như số phận của chủ sở hữu những tòa lâu đài tráng lệ trên. 1. Lâu đài Los Feliz Murder Lâu đài Los Feliz Murder ở Los Angeles đã bị bỏ rơi hơn 50 năm. Vào ngày 6/12/1959, Tiến sĩ Harold Perelson đã đánh vợ đến chết bằng một...