7 tác hại của việc chia tay
Hậu quả của tình yêu tan vỡ không chỉ là trái tim tổn thương, mà còn kéo theo những bất ổn nghiêm trọng về mặt thể chất đã được khoa học chứng minh.
1. Trầm cảm
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, sau khi chia tay, bạn rất dễ mắc chứng trầm cảm một thời gian dài sau đó. Tuy nhiên, điều này sẽ dần qua đi khi bạn thích nghi với cuộc sống mới.
2. Chán ăn
Việc phải chia tay người mà bạn từng gắn bó sẽ khiến bạn cảm thấy vô cùng buồn bã và không thiết gì đến ăn uống. Kết quả nghiên cứu cho thấy tình trạng này xảy ra là do bạn phải chịu quá nhiều căng thẳng khiến lượng cortisol tăng cao làm ảnh hưởng tới cảm giác thèm ăn. Tuy nhiên, với một số người thì hoàn toàn ngược lại, họ thường ăn rất nhiều để giải tỏa căng thẳng. Nhưng nhìn chung với đa số thì tình yêu tan vỡ thường song hành với việc mất cảm giác thèm ăn.
Ảnh minh họa: vimeo
3. Tổn thương về mặt thể chất
Ảnh hưởng của những cuộc chia tay không chỉ nằm ở khía cạnh tình cảm. Nghiên cứu cho biết, phản ứng của não bộ khi trái tim tan vỡ cũng giống như phản ứng của não đối với những tổn thương về mặt thể chất. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn sẽ cảm thấy cơ thể thực sự yếu đi khi phải trải qua việc chia tay, thậm chí bạn có thể sẽ bị ốm rất nặng vì tình trạng căng thẳng ảnh hưởng hệ thống miễn dịch của bạn.
4. Triệu chứng “cai”
Khi ai đó nghiện rượu hoặc thuốc lá và quyết định từ bỏ thói quen đó, họ sẽ trải qua các triệu chứng cai ví dụ như vật vã, dày vò vì cơ thể của họ chưa thích ứng với việc thiếu đi những thứ vốn dĩ quen thuộc. Tương tự, việc chia tay có thể khiến người trong cuộc phải trải qua các triệu chứng cai.
Video đang HOT
5. Băn khoăn về bản thân
Các bác sĩ cho rằng việc chia tay sẽ khiến bạn thay đổi cách nhìn nhận về bản thân và mất dần cái tôi. Bạn thường băn khoăn tự hỏi “Mình là ai?” đặc biệt là khi đã ở bên người đó quá lâu.
Lúc còn bên nhau, mọi thứ đều xoay quanh hai người, giờ đây bạn phải học cách tự đứng trên đôi chân. Đây không phải là việc dễ dàng và có thể dẫn tới những khủng hoảng trong suy nghĩ về bản thân.
6. Tác động domino
Một nghiên cứu cho thấy khi chứng kiến việc chia tay của những người xung quanh, rủi ro xảy ra với bạn cũng tăng lên 75%. Điều này là hoàn toàn có thể vì đối với một số người, họ thấy rằng sẽ dễ dàng để quyết định một việc gì đó nếu những người quanh họ đã trải qua như vậy. Cuộc chia tay của bạn sẽ là động lực cho ai đó quanh bạn – người đang cảm thấy không hạnh phúc trong mối quan hệ của mình.
7. Cái chết
Điều này có vẻ hơi kịch nhưng sự thực thì trái tim tan vỡ cũng có thể giết chết bạn. Một nghiên cứu chứng minh rằng trải qua những sự việc đau thương như chia tay có thể làm tăng các hormone căng thẳng và tổn hại tới trái tim của bạn, gây ra những hậu quả nghiêm trọng bao gồm tử vong.
Theo VNE
7 tác hại khi cho bé ăn nhiều đồ ngọt
Trẻ ăn nhiều đồ ngọt sẽ gây ra những tổn hại cho răng, phá vỡ sự ngon giấc, gây ảnh hưởng đến tầm nhìn và làm giảm độ nhạy cảm của vị giác.
1. Sâu răng
Chất đường có trong đồ ngọt sẽ khiến vi khuẩn trong miệng trẻ sinh sôi phát triển. Trẻ thường ăn bánh kẹo bất cứ khi nào chúng muốn và rất lười đánh răng. Trong bánh kẹo, các đồ uống có gas có chứa rất nhiều acid hữu cơ, chất bảo quản, phụ gia có tính ăn mòn rất mạnh sẽ làm mòn men răng gây ra các bệnh về răng lời rồi dần dần khiến răng bị sâu, hỏng tủy.
Hãy tập cho trẻ thói quen đánh răng 2 lần 1 ngày và thường xuyên súc miệng sau ăn và trước khi đi ngủ.
2. Nguy cơ cao mắc bệnh béo phì
Với những trẻ bị nghiện đồ ngọt thì thường dễ mắc bệnh béo phì, tiểu đường và một số loại bệnh khác. Nguyên nhân là trong đồ ngọt có chứa quá nhiều đường, dầu mỡ. Điều này rất không tốt đối với sức khỏe của trẻ vì sẽ làm cạn kiệt lượng vitamin trong cơ thể, giảm tiết nước bọt và gây chứng khó tiêu.
Vẫn biết rằng đồ ngọt chứa đường là nguồn cung cấp năng lượng rất quan trọng cho cơ thể. Tuy nhiên năng lượng bổ sung vào càng nhiều, cơ thể càng cần hoạt động nhiều hơn nhằm tạo sự cân bằng. Khi không đạt được sự cân bằng này, một phần gluxit sẽ dự trữ trong bắp thịt và gan, phần khác sẽ thành axit béo hoặc triglycerit làm tăng mỡ trong cơ thể dẫn đến béo phì.
Bị béo phì do trẻ ăn đồ ngọt quá nhiều, an nhieu do ngot khien tre mac benh beo phi
Chất đường có trong đồ ngọt sẽ khiến vi khuẩn trong miệng trẻ sinh sôi phát triển.
3. Tăng lượng đường trong máu
Lượng đường trong máu cao sẽ gây kích thích rất lớn lên hệ thần kinh trung ương khiến trẻ phấn khích bên cạnh đó làm rối loạn giấc ngủ của trẻ và làm giảm sự tăng trưởng, phát triển trí tuệ của trẻ. Vì vậy, cha mẹ hãy hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt đặc biệt là trước khi đi ngủ.
Hãy chú ý đến socola vì socola có mùi vị hấp dẫn, là món khoái khẩu của nhiểu trẻ. Tuy nhiên socola đứng trong top đầu các loại đồ ngọt gây hưng phấn lên hệ thần kinh cho trẻ nhất, nhất là những trẻ dưới 3 tuổi. Sau khi ăn socola nhiều trẻ thậm chí thức trắng cả đêm gây mệt mỏi cho các bậc phụ huynh.
4. Giảm sức đề kháng
Ăn nhiều đồ ngọt nghĩa là trẻ đã hấp thu một lượng đường mới vào trong người. Đường chính là thủ phạm làm giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu khác. Khi cơ thể thiếu chất các chất thiết yếu này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến chức năng miễn dịch của cơ thể, đến chức năng của bạch cầu và thay đổi thành mạch máu dẫn đến sự giảm sức đề kháng, chính vì thế trẻ sẽ dễ mắc các bệnh như dị ứng, các vấn đề về da, đồng thời tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường, lão hóa sớm.
5. Dễ bị cận thị
Sự tăng lên của lượng đường trong máu sẽ giảm áp lực thẩm thấu các chất dịch của cơ thể, giảm tầm nhìn, dẫn đến cận thị. Ngoài ra, ăn nhiều đồ ngọt còn giảm sự hấp thụ canxi và tính đàn hồi, độ dẻo dai của xương.
Ảnh minh họa
6. Hay bị di ứng
Có một điều rất dễ nhận thấy, đó chính là những trẻ em ăn nhiều đồ ngọt lại thường bị dị ứng. Các nghiên cứu mới của trường Đại học tại Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng đồ ngọt có thể ảnh hưởng đến chức năng của bạch cầu và thay đổi thành mạch máu dẫn đến sự giảm sức đề kháng, dễ bị viêm, dị ứng và gặp các vấn đề về da.
7. Vị giác kém
Ăn quá nhiều đồ ngọt sẽ khiến vị giác của trẻ cảm nhận kém về mùi vị do sự giảm kích thích vị giác.
Theo VNE