7 tác dụng phụ khi ăn thịt đỏ mỗi ngày
Theo Quỹ Nghiên cứu Ung thư thế giới, mỗi tuần, một người không nên ăn quá 3 phần thịt đỏ – tương đương từ 340,19 gram đến 510,29 gram thịt khi nấu chín.
Thói quen ăn thịt đỏ mỗi ngày có thể ảnh hưởng xấu đối với cơ thể . Ảnh: Freepik.
Trang Eat this, Not that đã liên hệ với hai chuyên gia dinh dưỡng để tìm hiểu về các tác dụng phụ của việc ăn thịt đỏ mỗi ngày. Thói quen ăn uống này có thể dẫn đến 7 tác dụng phụ dưới đây.
Gần đây, một nghiên cứu đã cho thấy rằng việc ăn khoảng 1,1 phần thịt đỏ mỗi ngày (bao gồm thịt bò, thịt lợn, bò rừng, thịt nai…) có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch cao hơn 22%.
Tiến sĩ Lisa Young – tác giả của Last Full, Last Slim và The Portion Teller Plan - cũng nhấn mạnh chế độ ăn nhiều thịt đỏ và thịt chế biến sẵn sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch (CVD). Đây được xem là một trong những tác dụng phụ phổ biến nhất của thói quen ăn thịt đỏ mỗi ngày.
Nhà nghiên cứu Sydney Greene cho biết hầu hết thịt đỏ đều chứa một lượng lớn chất béo bão hòa. Cụ thể, trong một miếng bít tết 85,05 gram có tới khoảng 8 gram chất béo bão hòa – chiếm 40% lượng chất béo bão hòa được đề xuất hàng ngày.
Theo Sydney Greene, hàm lượng chất béo bão hòa lớn có thể làm tăng lượng LDL cholesterol trong cơ thể và dẫn đến nguy cơ mắc bệnh về tim mạch.
Một số loại thịt đỏ bao gồm thịt bò, thịt bê, thịt lợn, thịt nai và thịt cừu non. Ảnh: Tastingtable.
Tăng tỉ lệ béo phì
Video đang HOT
Ngoài hàm lượng chất béo bão hòa lớn, tiến sĩ Young nhận định thịt đỏ còn chứa nhiều calo. Theo đó, một miếng bít tết 226,8 gram có thể chứa 614 calo với 46 gram chất béo. Hàng ngày, mỗi người sẽ nạp vào cơ thể 2.000 calo. Như vậy, việc ăn một miếng bít tết như trên đã chứa 66% năng lượng nạp vào hàng ngày của mỗi người.
Tiến sĩ Young cũng nhấn mạnh hàm lượng calo cao trong thịt đỏ có thể trở thành nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng cân.
“Chế độ ăn nhiều sản phẩm động vật, đặc biệt thịt đỏ, có thể góp phần làm tăng tỷ lệ béo phì – yếu tố nguy cơ đối với bệnh tim mạch, tiểu đường và ung thư”, tiến sĩ Young nói.
Đường ruột bị ảnh hưởng
Bên cạnh 4 tác dụng phụ nêu trên, nhà nghiên cứu Sydney Greene cho biết hàm lượng chất béo bão hòa trong thịt đỏ còn có thể ảnh hưởng tiêu cực hệ vi khuẩn đường ruột.
“Nghiên cứu mới đây đang xem xét cách thức thịt đỏ ảnh hưởng đến vi khuẩn trong đường ruột. Trong quá trình tiêu hóa và hấp thụ thịt đỏ, một chất chuyển hóa đã được tạo ra bởi các vi khuẩn đường ruột có liên quan đến bệnh tim mạch”, bà Greene nói.
Gây viêm nhiễm
Bà Sydney Greene thông tin thêm việc ăn thịt đỏ mỗi ngày có thể liên quan đến các dấu hiệu sinh học gây viêm và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính.
Đồng quan điểm, tiến sĩ Young nhấn mạnh việc ăn thịt đỏ mỗi ngày sẽ dẫn đến nguy cơ mắc một số bệnh ung thư. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí American College of Nutrition cũng cho thấy việc tiêu thụ thịt đỏ và thịt chế biến sẵn có thể liên quan đến ung thư “thông qua con đường viêm”.
Gặp vấn đề về tiêu hóa
Bà Greene cho biết: “Thịt đỏ là loại protein béo. Nó có thể gây ra các triệu chứng khó chịu về đường tiêu hóa đối với một số người khó tiêu hóa chất béo”. Vì vậy, việc ăn thịt đỏ mỗi ngày có thể là nguyên nhân gây ra chứng trào ngược và tiêu chảy.
Tăng lượng natri
Ngoài các tác dụng phụ nêu trên, tiến sĩ Young nhận định các loại thịt đỏ đã qua chế biến như thịt xông khói và xúc xích, có nhiều natri và chất bảo quản hơn. Vì vậy, những loại thịt này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, một người nên ăn nhiều nhất 2.300 miligram muối mỗi ngày. Trong khi đó, một cây xúc xích đã chứa 569 miligram muối, gần bằng 1/4 lượng muối tối đa được nạp vào mỗi ngày. Việc nạp vào cơ thể nạp quá nhiều muối có thể dẫn đến các vấn đề về thận, tăng cân và huyết áp cao.
Để cắt giảm việc ăn thịt đỏ mỗi ngày, các chuyên gia đề xuất những loại thực phẩm thay thế khác như đậu phụ và một số loại hạt. Theo bà Greene, thịt gà, gà tây, cá (ít axit béo bão hòa và cholesterol) cũng là một lựa chọn thay thế tốt cho thịt đỏ.
Hai loại thịt làm tăng nguy cơ ung thư
Thịt chế biến sẵn như thịt hun khói, xúc xích... và thịt nướng là món ăn khoái khẩu của nhiều.
Tuy nhiên, chuyên gia cảnh báo ăn quá nhiều hai loại thịt này làm tăng nguy cơ ung thư.
Mối nguy ung thư từ thịt chế biến sẵn
Theo Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng (Bệnh viện K), nhiều nghiên cứu bệnh chứng cũng như nghiên cứu thuần tập, đã chỉ ra mối liên quan giữa việc tiêu thụ thịt đỏ/thịt chế biến sẵn với nguy cơ gây ung thư đại trực tràng.
Nghiên cứu bởi Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới (WCRF) năm 2007 và 2011 đã kết luận: tiêu thụ nhiều thịt đỏ chưa qua chế biến và thịt chế biến sẵn làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng. Cứ tăng 50g tiêu thụ thịt chế biến sẵn hàng ngày làm tăng nguy cơ gây ung thư lên 18%; tăng 100g tiêu thụ thịt đỏ chưa chế biến hàng ngày tăng nguy cơ ung thư lên 17%. Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) gần đây cũng đã tuyên bố có đủ bằng chứng ở người về khả năng gây ung thư của việc tiêu thụ thịt chế biến sẵn.
Ngoài ung thư đại trực tràng, tiêu thụ nhiều thịt đỏ và thịt chế biến sẵn có thể liên quan đến một số ung thư khác như ung thư thực quản, phổi, tuyến tụy và nội mạc tử cung (khi tiêu thụ thịt đỏ) cũng như ung thư thực quản, phổi và dạ dày (khi tiêu thụ thịt chế biến sẵn).
Do đó, Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới đã đưa ra khuyến nghị về việc tiêu thụ thịt đỏ nên giới hạn ở mức
Thịt nướng ăn như thế nào để không gây hại
Thịt nướng và các thực phẩm khác nướng (từ thịt gia cầm đến hải sản) ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra các chất gây ung thư.
Khi nướng ở nhiệt độ cao sẽ khiến thịt hình thành các hợp chất gây ung thư được gọi là amin dị vòng, hay các HCA. Chúng có liên quan đến tăng nguy cơ ung thư. Nướng thịt càng lâu càng tạo ra nhiều HCA. Thịt nướng cháy đen là dấu hiệu cho thấy một lượng HCA khá nhiều đã hình thành.
Nướng cũng khiến thịt tiếp xúc với các hợp chất gây ung thư có trong ngọn lửa. Những hợp chất này - được gọi là các PAH - có thể dính vào bề mặt của thịt. Khi mỡ và nước từ thịt nướng trực tiếp trên bếp lửa nhỏ giọt vào lửa, nó sẽ tạo ra lửa và khói, mang PAH lên bề mặt thịt.
Vì thế, dù yêu thích đồ nướng, bạn cũng nên hạn chế ăn và có thể thực hiện theo những cách sau để giảm nguy cơ:
- Nướng những miếng thịt nhỏ hơn
Cắt thịt thành những miếng nhỏ hơn để chúng nhanh chín hơn và thời gian tiếp xúc với nhiệt độ cao ngắn hơn. Nướng ở nhiệt độ thấp hơn có thể làm giảm nguy cơ thịt tiếp xúc với các hợp chất gây ung thư.
- Chọn thịt nạc hơn
Nướng các loại thịt nạc có ít mỡ hơn sẽ làm giảm lửa và khói có chứa hydrocacbon có hại. Lọc bớt phần mỡ có thể nhìn thấy ra khỏi thịt cũng làm giảm ngọn lửa bùng lên và cháy. Chọn thịt gà, hải sản, gà tây không da và các phần nạc của thịt bò, thịt cừu và thịt lợn.
- Lật thường xuyên
Bỏ thói quen đặt thịt lên vỉ nướng và để vài phút trước khi lật. Sẽ có ít HCA hình thành hơn nếu bạn thường xuyên lật thịt trong khi nướng. Lật thường xuyên đảm bảo không bên nào của thịt có thời gian hấp thụ hoặc mất quá nhiều nhiệt.
- Ướp
Ướp thịt, gia cầm hoặc cá trong ít nhất 30 phút trước khi nướng có thể làm giảm sự hình thành HCA nhờ tạo ra một rào cản giữa thịt với ngọn lửa và khói. Nghiên cứu cho thấy sử dụng nước xốt có chứa giấm hoặc nước cốt chanh cũng như dầu ăn có thể hữu ích.
Ngoài ra, nếu bạn nấu sơ bằng lò nướng, lò vi sóng... sẽ giúp giảm thời gian nướng chín. Trong khi nướng, hãy kiểm soát nhiệt độ. Sử dụng bếp nướng bằng gas có thể cho phép kiểm soát tốt hơn nhiệt độ đang sử dụng để nướng. Để tránh nướng thịt ở nhiệt độ cao, hãy bật phần bếp bên ngoài và tắt bếp ở giữa. Nướng thức ăn ở giữa bếp nướng. Bạn cũng có thể bọc thêm giấy bạc khi nướng.