7 tác dụng phụ của vaccine COVID-19 bạn có thể phải đối mặt và các cách khắc phục chúng
Đau cánh tay và các triệu chứng giống như cúm chỉ là một số phản ứng khi tiêm vaccine chủng ngừa COVID-19 nhưng có thể khác nhau ở mỗi người.
Tác dụng phụ của vaccine là bình thường
Bác sĩ Katherine L. Baumgarten, Giám đốc y tế về kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh tại Ochsner Health, New Orleans, cho biết tác dụng phụ không phải là bất ngờ, không chỉ với vaccine COVID-19 mà với tất cả các loại vaccine.
Trên thực tế, nhiều tác dụng phụ phổ biến nhất của vaccine COVID-19 cũng giống như chúng ta thấy khi chủng ngừa các bệnh khác. Đó là bởi vì chúng là dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch của bạn đang làm những gì nó phải làm, đó là phát triển khả năng chiến đấu chống lại virus thực sự.
Tuy nhiên, rất nhiều người không có tác dụng phụ nào cả. Điều đó không có nghĩa là vaccine không hoạt động, chỉ là nó phản ứng khác nhau ở mỗi người.
Những tác dụng phụ phổ biến của vaccine COVID-19
Đau cánh tay
Cho đến nay, tác dụng phụ phổ biến nhất và ít đáng lo ngại nhất của bất kỳ loại vaccine nào là đau cánh tay, đặc biệt là nơi kim tiêm đâm vào. Bạn cũng bị đỏ và sưng một chút.
Cách khắc phục: Cách tốt nhất để đối phó với cánh tay bị đau là đắp một thứ gì đó lạnh, chẳng hạn như khăn ướt hoặc túi đá, lên vùng tiêm. Điều đó có thể giúp giảm đau cánh tay cũng như có thể di chuyển nó xung quanh. Hơn nữa, khi tiêm vaccine, bác sĩ có thể sẽ hỏi bạn muốn tiêm vào cánh tay nào. Bạn có thể chọn bên không thuận của mình để cơn đau nhức không ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn.
Sốt
Video đang HOT
Sốt cũng là một tác dụng phụ thường gặp sau khi chủng ngừa COVID-19. Tuy nhiên, tác dụng này cũng sẽ biến mất sau một hoặc hai ngày.
Cách khắc phục: Sau khi tiêm, bạn có thể uống thuốc giảm đau nếu tác dụng làm suy nhược hoặc khó dung nạp. Nếu bạn bị sốt, hãy nghỉ ngơi và uống nhiều nước.
Mệt mỏi
Mệt mỏi không phải là hiếm sau khi chủng ngừa. Các tác dụng phụ toàn thân khác như đau đầu và đau cơ được thấy nhiều hơn ở phụ nữ và ở những người từ 55 tuổi trở xuống.
Cách khắc phục: Hãy thư giãn, nghỉ ngơi khi bạn cần, có giấc ngủ ngon và ngủ đủ giấc.
Đau đầu
Một số người nhầm lẫn các tác dụng phụ của vaccine như đau đầu với các triệu chứng của bệnh COVID-19 thực tế. Đây là một lầm tưởng bởi không có cách nào mà một người có thể bị lây nhiễm COVID-19 từ vaccine.
Cách khắc phục: Hãy uống bất kỳ loại thuốc giảm đau nào bạn thường dùng hoặc loại thuốc mà bác sĩ của bạn khuyến nghị. Thông thường đó là NSAID (thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen) hoặc acetaminophen. Tuy nhiên, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh CDC khuyến nghị không dùng thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen hoặc ibuprofen trước khi tiêm, đề phòng chúng cản trở vaccine.
Buồn nôn
Khoảng 3.5% người phàn nàn về cảm giác buồn nôn sau khi tiêm vaccine COVID-19, thậm chí một số người còn bị nôn mửa. Đây là lúc để cung cấp đủ nước cho cơ thể và tìm kiếm bất kỳ giải pháp nào có tác dụng trị buồn nôn trước đây.
Cách khắc phục: Hãy thử nhấm nháp một ly nước gừng hoặc sử dụng các loại thuốc không kê đơn để điều trị chứng đầy bụng, chẳng hạn như Pepto Bismol.
Đau cơ
Một vài người cũng báo cáo đau nhức cơ thể và đau cơ sau khi chủng ngừa.
Cách khắc phục: Nếu cơn đau quá nhiều, hãy tìm đến cùng một loại thuốc giảm đau mà bạn có thể sử dụng để trị đau đầu, cụ thể là NSAID hoặc acetaminophen. Ngoài ra bạn có thể ăn nghệ để giảm tác dụng phụ này. Được biết, nghệ chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp thư giãn các cơ bị đau và chữa lành vết thương.
Sưng hạch bạch huyết
Không giống như các tác dụng phụ khác của vaccine thường chỉ kéo dài một hoặc hai ngày, các hạch bạch huyết bị sưng mất nhiều thời gian hơn một chút để giải quyết so với các tác dụng phụ thông thường khác.
Trên thực tế, các chuyên gia khuyên bạn nên trì hoãn việc chụp quang tuyến vú từ 4 – 6 tuần sau khi tiêm vaccine COVID-19 vì các hạch bạch huyết sưng lên ở nách có thể dẫn đến dương tính giả trên phim chụp quang tuyến vú.
Cách khắc phục: Nếu các hạch bị mềm và đau, hãy thử dùng thuốc giảm đau không kê đơn và nên tham khảo sự tư vấn của bác sĩ./.
Thủ tướng: 'Thực hiện chiến lược vaccine thần tốc hơn nữa'
Lãnh đạo Chính phủ yêu cầu thực hiện bằng được chiến lược vaccine theo tinh thần thần tốc hơn nữa, quyết liệt và hiệu quả hơn.
Chiều 24/5, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng chống Covid-19, Thủ tướng Phạm Minh Chính nói việc thực hiện chiến lược vaccine là vấn đề "rất quan trọng".
Ông lưu ý Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, các nhà khoa học phải vào cuộc trong nghiên cứu, sản xuất vaccine. Bộ Tài chính thiết kế cơ chế, chính sách khuyến khích việc này. Các cơ quan chức năng lên kế hoạch tiêm vaccine phù hợp, ưu tiên những người tuyến đầu chống dịch và công nhân khu công nghiệp.
Các bộ ngành liên quan "ngay lập tức đề xuất cơ chế đóng góp và sử dụng Quỹ vaccine bảo đảm minh bạch, khách quan, huy động mọi nguồn lực và đóng góp của toàn dân, doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước".
Chính phủ cũng yêu cầu triệt để tiết kiệm chi tiêu thường xuyên để bảo đảm ngân sách tối đa cho việc mua vaccine, vừa bảo đảm các hoạt động bình thường, vừa phục vụ các nhiệm vụ đặc biệt, đột xuất.
Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ảnh: Nhật Bắc
Ngoài ra, Thủ tướng chỉ đạo các bộ Công Thương, Lao động Thương binh và Xã hội, Y tế nhanh chóng xây dựng, hoàn thiện chiến lược về phòng, chống dịch trong khu công nghiệp, không làm đứt gãy chuỗi cung ứng, sản xuất kinh doanh; hoàn thiện quy định về vận chuyển hàng hóa, vật tư, dịch vụ tại địa phương có dịch.
"Vải thiều Bắc Giang đã vào mùa, có giá trị rất lớn, tôi chỉ đạo Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên lên Bắc Giang bàn bạc với địa phương để có giải pháp cụ thể. Chúng ta phải thích ứng với tình hình, không có cách nào khác", Thủ tướng nói.
Ông biểu dương 6 địa phương đã qua 14 ngày không phát hiện ca nhiễm mới và chỉ ra một số hạn chế cần khắc phục như lúng túng, bị động phòng chống dịch tại khu công nghiệp; quản lý cách ly và sau cách ly còn sơ hở, thiếu chặt chẽ...
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long nhận định đợt dịch thứ tư "diễn biến phức tạp, khả năng kéo dài hơn các đợt trước, xảy ra tại nhiều địa phương, nhiều nguồn lây, nhiều ổ dịch trong cùng thời điểm, nhiều chủng virus mới xuất hiện lây nhanh hơn, rộng hơn, mạnh hơn".
Mặc dù vậy, dịch bệnh đang được kiểm soát, do hầu hết các ca Covid-19 mới xác định được nguồn lây, được cách ly từ trước hoặc phát hiện trong khu vực phong tỏa. Dịch cơ bản đã được kiểm soát tại hầu hết các tỉnh như Yên Bái, Đồng Nai, Quảng Ngãi, Nghệ An, Quảng Ninh, Quảng Nam, Hải Phòng, Quảng Trị, Đắk Lắk, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Ninh Bình, Tuyên Quang, Sơn La... 6 tỉnh đã qua 14 ngày không ghi nhận ca mắc mới.
Hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang dịch bùng phát với số ca mắc cao tại khu công nghiệp, lây lan ra cộng đồng. Hai địa phương đã có nhiều quyết sách như phong tỏa khu vực có ca nhiễm; giãn cách xã hội tại một số huyện, thành phố; tạm dừng hoạt động một số công ty, khu công nghiệp để ngăn dịch lây lan.
Ông Long dự báo, thời gian tới hai tỉnh này tiếp tục ghi nhận ca nhiễm Covid-19 mới, do nguồn lây tồn tại trong thời gian dài, phạm vi rộng. "Nhưng cơ bản tình hình dịch bệnh tại hai tỉnh đang từng bước được kiểm soát. Ca nhiễm mới hầu hết được cách ly hoặc trong khu phong tỏa. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng xuất hiện một số ca bệnh cộng đồng", Bộ trưởng Long nói.
Trước đó, với dự kiến mua 150 triệu liều vaccine cho khoảng 75 triệu người của Bộ Y tế, Bộ Tài chính ước cần khoảng 25.200 tỷ đồng, trong đó 21.000 tỷ là phí vaccine, còn lại là vận chuyển, bảo quản, phân phối, tổ chức tiêm chủng. Để mua vaccine, ngân sách trung ương dự kiến phải bố trí khoảng 16.000 tỷ đồng, ngân sách địa phương chi và huy động đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức khoảng 9.200 tỷ đồng.
Đề nghị EU giúp Việt Nam tiếp cận nguồn vaccine Covid-19 Chủ tịch Quốc hội đề nghị EU giúp Việt Nam tiếp cận nguồn vaccine phòng Covid-19 và hợp tác trong chia sẻ bản quyền công nghệ sản xuất vaccine. Tại buổi tiếp ngài Giorgio Aliberti, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam ngày 21/5, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cảm ơn EU thời gian qua...