7 sự thật cho thấy Hà Lan là cả một thế giới khác biệt, đến người châu Âu cũng phải ngỡ ngàng khi đến thăm
Một đất nước nhỏ bé, nhưng lại ẩn chứa rất nhiều sự thật khác biệt so với phần còn lại của thế giới.
Hà Lan, đất nước nhỏ bé tại châu Âu, được mệnh danh là “xứ sở hoa tulip”, một nơi có đường phố nên thơ và cảnh vật đẹp như tranh vẽ. Nhưng cũng chính tại xứ sở ấy lại tồn tại nhiều bí ẩn, mà đến chính người châu Âu khi đến đây cũng phải cảm thấy ngỡ ngàng.
1. Một đất nước không có chó hoang
Có thể nói, Hà Lan là quốc gia đầu tiên trên thế giới không có bất kỳ con chó hoang nào ngoài đường phố. Chó tại đây còn có những quyền lợi tương đương với con người, và mọi hành động mang tính chất ngược đãi, bạo lực với chó đều có thể bị pháp luật trừng trị, thậm chí có thể bị bỏ tù.
2. Những ngôi nhà ngay trên vạch biên giới
Hà Lan là một đất nước nhỏ bé, và có vài khu vực bị chia cắt về mặt địa lý. Như tại đô thị Baarle-Nassau là một nơi có biên giới hết sức phức tạp, với 3 khu đất nằm ngay trên đường biên giới với Bỉ. Thậm chí có những ngôi nhà được xây dựng ngay trên đường biên giới, giúp cư dân sống bên trong có thể cùng lúc xuất hiện ở cả 2 đất nước theo đúng nghĩa đen.
Vậy mới có chuyện quán bar ở nước này đóng cửa, khách di chuyển ngay sang nửa còn lại của quán để tiếp tục chơi chứ.
3. Treo chân dung trong phòng tắm
Tại các quốc gia khác, tranh chân dung thường được treo ở những nơi trang trọng. Hà Lan thì khác, họ treo trong… toilet, thậm chí cả lịch, note cũng ở đây luôn.
Nghe có vẻ thiếu tôn trọng đúng không? Nhưng thực ra vấn đề ở đây là sự khác biệt trong quan điểm. Người Hà Lan rất xem trọng toilet của họ vì… ngày nào cũng dùng. Khi ngày nào bạn cũng nhìn thấy, bạn sẽ khó mà quên được, nên mọi thứ quan trọng họ sẽ treo ở đó.
Video đang HOT
4. Mê ở nhà giữa một đất nước sống về đêm
Người nước ngoài khi nghe tới Hà Lan thường nghĩ đến một đất nước… quẩy không ngừng, đặc biệt là Amsterdam với những buổi tiệc dài đến sáng sớm. Nhưng thực tế, người Hà Lan coi trọng sự thoải mái khi ở nhà hơn. Thậm chí, rất nhiều tiệm cafe hoặc siêu thị tại Hà Lan sẵn sàng đóng cửa từ 6h tối.
5. Ngủ trong tủ
Trong các ngôi nhà của người Hà Lan, bạn có thể thấy một vài chiếc giường có kết cấu rất kỳ lạ: đặt thẳng trong tủ đồ.
Thực ra, những chiếc giường như vậy đã rất phổ biến tại Hà Lan cho đến thế kỷ 19. Người Hà Lan trước kia (từ thời Trung Cổ) vốn quen với tư thế ngủ ngồi, vì tin rằng tư thế ấy sẽ giúp họ trở nên cảnh giác hơn với các mối nguy từ tự nhiên.
6. Đất nước không rèm cửa
Gần như toàn bộ các ngôi nhà của người Hà Lan không hề treo rèm cửa sổ. Nguyên nhân là vì văn hóa của họ từ thời Trung Cổ: luôn muốn chứng minh với hàng xóm rằng họ chẳng có gì phải che giấu trong ngôi nhà của mình. Từ đây, các khung cửa sổ theo phong cách Hà Lan cũng ra đời: trải rộng từ sàn lên tới tận trần nhà, không hề treo rèm.
Du khách trước những khung cửa sổ như vậy thường không kìm được sự tò mò mà nhìn vào bên trong. Có điều với người bản địa, việc ngó nghiêng như thế được xem là bất lịch sự, không phải cách cư xử phù hợp.
Dẫu vậy thì giới trẻ Hà Lan ngày nay cũng dần thay đổi, tìm cách treo rèm ở cửa sổ để bảo vệ sự riêng tư của mình.
7. Phụ kiện mua sắm ưa thích: Túi kéo
Những chiếc túi gắn bánh xe như vậy vốn được xem là chỉ dành cho các bà cô lớn tuổi. Nhưng tại Hà Lan, nó lại là phụ kiện không thể thiếu với phụ nữ mọi độ tuổi. Họ gọi nó là boodschappentrolley và sẵn sàng dùng chúng bất cứ lúc nào cần thiết.
Ngỡ ngàng dấu tích biệt thự Pháp trên núi Ba Vì
Núi Ba Vì không chỉ được biết đến là nơi linh thiêng mà còn ẩn chứa những phế tích của các biệt thự Pháp được xây dựng cách đây gần 100 năm.
Núi Ba Vì nằm ở độ cao gần 1300m với những giá trị hiếm có của một thảm thực vật đa dạng, điều kiện khí hậu lý tưởng chỉ dao động từ 17-29 độ. Cùng với những giá trị tâm linh, giá trị văn hóa, đây là nơi người Pháp phát hiện từ những năm đầu thế kỷ XX và xây dựng các khu biệt thự nghỉ dưỡng.
Có khoảng 200 phế tích về khu nghỉ dưỡng người Pháp vẫn còn tồn tại trên núi Ba Vì. Theo thời gian, các công trình nay chỉ còn là những phế tích.
Theo đó, từ hiệu lệnh của viên Toàn quyền khai mở cho công cuộc khai thác thuộc địa là Paul Doumer (1897-1902) đòi hỏi các thuộc cấp của mình trên toàn Đông Dương phải phát hiện ra những không gian cư trú mát mẻ làm nơi nghỉ dưỡng cho người Âu. Ngoài các địa danh nổi tiếng như Lang Bian, Bà Nà, Tam Đảo... còn có Ba Vì.
Khai phá và mở con đường đầu tiên dẫn đến đỉnh núi Ba Vì vào năm 1902 là ông Muselier. Sau đó, những người Pháp khác lần lượt xây dựng các công trình với nhiều chức năng.
Nhiều công trình như biệt thự, nhà trẻ, trạm nghỉ quân sự, khu trại thanh niên... dần được xây dựng trên núi Ba Vì trong giai đoạn 1937-1941.
Một số tài liệu còn cho thấy, Toàn quyền Đông Dương phê chuẩn và thông báo bản quy hoạch khu nghỉ dưỡng ở độ cao 1.000m.
Trong ảnh là phế tích nhà thờ ở độ cao 800m.
Các bức tường của các công trình biệt thự trên núi Ba Vì đều có độ dày và kiên cố.
Năm 1936, khu nhà nghỉ dưỡng dành cho giới quân nhân và các tướng lĩnh được xây dựng. Ngoài nhà nghỉ còn có thêm cả ụ pháo khống chế và sân bay dã chiến.
Phế tích ụ pháo ở độ cao 600m.
Sự tàn lụi của khu nghỉ dưỡng Ba Vì kể từ năm 1945, khi Cách mạng tháng 8 nổ ra. Đến nay, nhiều công trình đã mất dấu, hoặc chôn vùi trong lớp cỏ cây và rêu phong. Nhiều câu hỏi đặt ra, có nên khôi phục lại các phế tích và khôi phục thế nào để phát huy được hiệu quả các công trình này?
Du lịch giúp hồi sinh thị trấn cổ bị lãng quên Được sống như một vị lãnh chúa thời trung cổ trong Lâu đài Ozu, tỉnh Ehime, Nhật Bản sẽ là một trải nghiệm khó quên với bất cứ du khách nào. Việc biến lâu đài cổ hơn 400 năm thành một khách sạn là một kỳ tích đáng kể. Nhưng thực chất, công việc này là một sứ mệnh hồi sinh một thị...