7 sai lầm “chí mạng” mà nhân viên mới thường mắc phải dễ làm mất lòng đồng nghiệp
Khi mới làm việc ở một môi trường mới, chúng ta thường mắc sai lầm mà không nhận ra. Dưới đây là những sai lầm phổ biến bạn cần tránh để có mối quan hệ tốt với đồng nghiệp.
Khi mới làm việc ở một môi trường mới, chúng ta thường mắc sai lầm mà không nhận ra. Dưới đây là những sai lầm phổ biến bạn cần tránh để có mối quan hệ tốt với đồng nghiệp.
Nếu bạn tin rằng mối quan hệ với đồng nghiệp không phải phần quan trọng nhất trong sự nghiệp thì bạn đã lầm.
Nghiên cứu chỉ ra nếu bạn có quan hệ thân thiện với đồng nghiệp thì năng suất lao động sẽ tăng đáng kể.
Hi vọng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận những sai lầm thường mắc trong giao tiếp với đồng nghiệp để xây dựng mối quan hệ tốt hơn với mọi người.
Sai lầm 1: Bạn không nhớ tên đồng nghiệp
Chuyên gia khuyên bạn nên gọi tên đồng nghiệp ngay khi bạn vừa gặp họ, như vậy bạn sẽ nhớ tên người đó hơn và cũng thể hiện sự tôn trọng với người ta.
Sai lầm 2: Bạn không mang đồ ăn ngon chia sẻ với mọi người
Nếu muốn làm điều gì đó cho đồng nghiệp và được yêu quý, hãy nhớ mang đồ ăn đến nơi làm việc.
Bạn không nhất thiết phải dành cả ngày trong bếp nấu nướng, bạn có thể chỉ cần mua chút bánh quy và chia sẻ với mọi người thôi.
Nếu điều này trở thành văn hóa của cả nhóm thì bạn sẽ chẳng bao giờ sợ đói ở nơi làm việc.
Sai lầm 3: Bạn sợ “ kết bạn” với đồng nghiệp trên Facebook
Nếu muốn hiểu thêm về công ty bạn đang làm việc và làm bạn với các đồng nghiệp, thì bạn cần hiểu thêm về sở thích và những thành tựu họ đạt được.
Điều này giúp bạn có chủ đề để nói chuyện với họ và biết điều gì mình không nên nói.
Điều quan trọng nhất là đừng lan truyền những thông tin bạn biết từ người khác đi khắp nơi và trở thành người nhiều chuyện nhé.
Sai lầm 4: Bạn cố gắng giao lưu quá nhiều
Nếu mọi người đều yêu quý bạn thì rất tốt, nhưng chỉ nên ở mức độ vừa phải thôi nhé. Tỏ ra thân thiết quá đà có thể gây phản tác dụng. Hãy tìm hiểu kỹ hơn những đồng nghiệp của bạn để giao tiếp với mỗi người theo những cách khác nhau, vì có người thích “chém gió”, có người lại ít nói.
Đừng cố gắng làm bạn quá nhanh. Đừng chia sẻ những thông tin quá riêng tư, vì những cuộc đối thoại như vậy có thể không phù hợp ở nơi làm việc.
Sai lầm 5: Bạn không dành lời khen cho đồng nghiệp
Nếu bạn chú ý điểm mạnh và tài lẻ của đồng nghiệp và dành tặng họ lời khen ngợi chân thành, họ sẽ nhận thấy bạn là người tốt bụng, cởi mở. Quan trọng nhất là phải trung thực và khiêm tốn.
Hãy tránh những lời khuyên có thể gây hiểu lầm nhé. Ví dụ khen bản báo cáo của đồng nghiệp và khen đôi mắt của họ là hai chuyện hoàn toàn khác nhau.
Sai lầm 6: Bạn không trung lập
Nếu thấy ở công ty có sự chia rẽ thành nhiều nhóm riêng biệt, đừng chọn hẳn một bên. Hãy giữ vị trí trung lập, nếu không thì những mối quan hệ tốt của bạn với cả một nhóm nào đó sẽ bị ảnh hưởng.
Hãy lịch sự và tốt bụng với tất cả mọi người dù địa vị xã hội của họ là gì. Hãy tránh xa những lời tiêu cực về người khác. Vị trí trung lập này sẽ giúp bạn luôn luôn trong trạng thái tích cực và có năng suất làm việc cao.
Sai lầm 7: Bạn không để ý đến ngôn ngữ hình thể
Ngôn ngữ hình thể (body language) là một phần quan trọng trong bất kỳ giao tiếp nào. Chúng ta có thể gửi những thông điệp với đồng nghiệp một cách vô thức, khiến họ không muốn nói chuyện hòa nhã thân thiện với chúng ta nữa.
Ví dụ vẻ mặt lúc nào cũng buồn rầu, dùng tay hay đồ vật chỉ vào người khác khi đang nói, lên giọng,… tất cả những điều đó sẽ khiến bạn mất lòng đồng nghiệp.
Nếu muốn gây ấn tượng tốt với người mà bạn đang nói chuyện:
- Nhìn vào mắt người bạn đang nói chuyện
- Xoay người về phía người đó khi đang nói chuyện
- Cười lịch sự nếu có thể
- Không chỉ tay hay đồ vật vào người khác
- Không che miệng khi nói chuyện
Những lời khuyên đơn giản này sẽ giúp bạn trở thành người được yêu quý.
KỸ NĂNG GIAO TIẾP NƠI CÔNG SỞ:
Theo noichungla
5 Bí mật chưa ai biết về "rết khổng lồ": Một phát cắn của rết không đau như bạn tưởng tượng
Nhà rết vốn đáng sợ nên có lẽ chẳng nhiều người biết về tôi. Vậy thì hôm nay, tôi sẽ phổ cập cho các ông một ít kiến thức về giống loài siêu đẳng này.
Xin chào! Tôi là một con rết! Chính xác hơn, tôi là một con rết khổng lồ của rừng Amazon.
Có một sự thật là ai hầu như ai cũng sợ rết. Tôi đồng tình, bởi tôi đây lắm lúc nhìn sang đồng loại mà còn thấy giật mình. Mấy ông nuôi rết làm cảnh thực ra cũng vì cái vẻ trườn bò uốn éo lắm chân ghê rợn thôi chứ cũng chẳng thấy tôi dễ thương hơn được miếng nào đâu.
Tóm lại là tôi đáng sợ. Vì sợ, đâm ra nhiều người chẳng buồn tìm hiểu xem tôi có điểm gì thú vị. Đơn giản là sợ, mà sợ thì nên tránh xa.
Vậy nên hôm nay tôi xuất hiện, với mong muốn giãi bãy một vài thông tin của họ nhà rết. Ít nhất, các ông cũng đừng nên đánh đồng nhà rết này với lũ sâu bọ chứ.
1. Bởi vì rết không phải côn trùng
Nhà rết chúng tôi bị rất nhiều người đánh đồng là côn trùng, nhưng đó là một sai lầm. Sự thật là tuy rằng rết cũng thuộc họ chân đốt, nhưng được phân vào lớp chân môi. Chúng tôi chỉ cùng họ, chứ là những lớp khác nhau hoàn toàn.
Sự khác biệt cơ bản giữa côn trùng và rết, đó là côn trùng chỉ có 6 chân, còn tụi này có nhiều hơn như thế rất nhiều. Tương tự, người anh em bọ cạp cũng không phải côn trùng đâu.
2. Gặp tôi, mấy ông sẽ hiểu thế nào là rết khổng lồ
Bởi vì tôi bự thật. Trong họ nhà rết, thì nhóm ở Amazon chúng tôi là to lớn nhất. Một cậu rết trưởng thành có thể dài tới 30cm, thậm chí là hơn nữa. Đó là kỷ lục của cả dòng họ rồi đó.
3. Một phát cắn của rết là hơi bị đau đấy
Chắc các ông cũng biết là rết có độc? Hai chi trước của tôi mọc hơi kỳ cục một tý, trông giống như một cặp nanh vậy, và chúng có độc. Độc ấy được dùng để săn mồi và tự vệ, thế thôi.
Vì mang cái danh "khổng lồ" nên con mồi của tôi cũng được cái đa dạng. Từ thằn lằn, ếch nhái, chuột bọ, cho đến mấy thằng nhện khổng lồ Tarantula cũng đều qua tay tôi cả.
Thú thực là độc của nhà rết không quá mạnh, gần như chưa từng có trường hợp nào chết vì bị rết cắn cả. Tuy nhiên, để tôi sẽ hé lộ cho các ông một sự thật: độc của tôi có thể gây ra một trong những cơn đau kinh khủng nhất thế giới. Thế nên tránh xa tôi ra nhé các thanh niên.
4. Rết không bao giờ có 100 cái chân
Loài người các ông còn đặt cho rết tôi cái tên là "con trăm chân". Tôi đồng ý là rết nhiều chân thật, nhưng con số sẽ không bao giờ là 100. Nhớ nhé, không bao giờ.
Số chân của nhà rết phụ thuộc vào nhiều yếu tố lắm. Có loài chỉ 30 cái, nhưng có ông thì lên tới... gần 400 cái chân. Tuy nhiên có một quy tắc bất di bất dịch, đó là số cặp chân của rết luôn là số lẻ.
Thế nên, số chân của nhà rết tôi sẽ không bao giờ là 100, vì 50 cặp chân là số chẵn.
Số chân của nhà rết cũng không hề ổn định, bởi nó phụ thuộc vào... biến cố cuộc đời. Khi bị tấn công, tôi sẵn sàng hi sinh vài cặp chân để trốn thoát, và rồi qua lột xác mà số chân ấy được phục hồi, hoặc... mọc thêm ra.
5. Đừng bao giờ tấn công tôi từ phía sau
Và tôi sẽ giải thích cho các ông lý do. Bình thường, chúng tôi có một cặp ăng-ten trên đầu, dùng để dò tìm thức ăn xung quanh. Nhưng riêng với rết Amazon, tụi này có thể sử dụng vài cặp chân sau cùng để làm ăng-ten dự phòng.
Hay nói cách khác, dù là ai cũng không thể tiếp cận từ phía sau mà khiến tôi không hay biết cả.
Theo searchtotal
Trợ giúp pháp lý đang trở thành lá chắn hữu hiệu cho người yếu thế Hoạt động bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý (TGPL) do Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh Quảng Ninh triển khai thời gian qua đã cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho 14 nhóm đối tượng. Trong số đó có nhóm người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự cần được...