7 quốc gia EU phản đối việc kéo dài lệnh trừng phạt Nga
Lãnh đạo các quốc gia này cho biết, họ sẽ phủ quyết bất kỳ đề xuất nào về việc gia hạn các lệnh trừng phạt hiện nay của phương Tây nhằm vào Nga.
Sputnik News cho biết, trong số 7 quốc gia này có Síp, Italy và Hy Lạp. Theo đó, Tổng thống Cyprus Nicos Anastasiades đã đến Moscow vào tháng 2 vừa qua, Thủ tướng Italy Matteo Renzi đã gặp mặt Tổng thống Nga Vladimir Putin vào đầu tháng 3 này và Tổng thống Hy Lạp Alexis Tsipras sẽ đến Nga vào tháng 4 tới.
Lá cờ của Liên minh châu Âu – EU (Ảnh Sputnik News)
Ngoài 3 quốc gia nói trên, Hungary, Slovakia, Áo và Tây Ban Nha cũng rất lưỡng lự trong việc áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Nga.
Hãng tin Bloomberg cho biết, các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga sẽ được đưa ra bàn thảo tại Hội nghị thượng đỉnh EU vào ngày 19/3 tới.
Video đang HOT
“Kết quả dễ nhận thấy nhất là các nước nói trên sẽ không chấp nhận việc gia hạn các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga và sẽ chỉ tính đến việc này cho đến khi thời hạn của các lệnh trừng phạt này sắp kết thúc”, ông Ian Bond, một cựu chính trị gia người Anh, hiện làm việc cho Trung tâm Cải cách châu Âu tại London, nhận định.
Trong khi đó, nhà phân tích Steven Blockmans thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách châu Âu có trụ sở tại Brussels, Bỉ, cho rằng: “Việc các nước không muốn gia hạn các lệnh trừng phạt cho thấy họ đã gia tăng niềm tin đối với Nga”.
Các nước EU đã dừng việc đàm phán về thương mại và thị thực với Nga và đưa một số nhân vật chính trị và giới chức quân sự của nước này vào danh sách lệnh trừng phạt ngay sau khi Nga sáp nhập Crimea vào tháng 3/2014. Đến tháng 1/2015, các nước EU lại thống nhất gia hạn thêm 6 tháng các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Latvia Edgars Rinkvis, nước đang nắm giữ ghế Chủ tịch luân phiên của EU, bày tỏ nghi ngờ rằng, các nước EU sẽ áp đặt các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga trong cuộc họp tới đây./.
Theo Trần Khánh/VOV.VN
Nước Nga tiến hành kỷ niệm một năm sáp nhập Crimea
Ngày 16/3 đánh dấu kỷ niệm một năm ngày diễn ra cuộc trưng cầu dân ý lịch sử, đã dẫn tới việc Cộng hòa Crimea sáp nhập trở lại với Nga, sau 60 năm nằm dưới sự quản lý của Ukraine.
(Nguồn: sputniknews.com)
Trang tin Sputnik nói rằng Crimea đã không chấp nhận tính hợp pháp của chính quyền mới tại Kiev, lên nắm quyền sau cuộc lật đổ Tổng thống Viktor Yanukovych vào đầu năm 2014. Vùng đất này đã bỏ phiếu cắt đứt quan hệ với Ukraine và sáp nhập vào Nga. Trong cuộc trưng cầu dân ý, hơn 96% người dân Crimea đã ủng hộ việc sáp nhập.
Cuộc đảo chính lật đổ ông Yanukovych diễn ra ở Kiev vào tháng 2/2014 đã gây bất bình cho 2,4 triệu người dân Crimea, với đại đa số nói tiếng Nga. Người Nga đã tới sống rất đông tại bán đảo này, kể từ khi nó bị đế quốc Nga chiếm khỏi tay đế quốc Ottoman hồi thế kỷ 18.
Trong một bộ phim tài liệu sắp công chiếu có tên "Crimea. Way Back Home" (tạm dịch 'Crimea. Đường về Tổ quốc'), Tổng thống Nga Vladimir Putin đã hé lộ nhiều tình tiết về các sự kiện đã diễn ra trước cuộc trưng cầu dân ý gây tranh cãi. Ông nói rằng giới chức Crimea còn tiến hành thăm dò nguyện vọng của công chúng trong việc sáp nhập với Nga.
Theo ông Putin, cuộc thăm dò cho thấy 75% người Crimea ủng hộ việc sáp nhập.
Ngày 11/3/2014, Crimea và chính quyền thành phố Sevastopol đã tuyên bố độc lập, tách ra khỏi Ukraine, đồng thời yêu cầu được sáp nhập với Nga. Một cuộc trưng cầu dân ý trên quy mô toàn bán đảo đã diễn ra sau đó vào ngày 16/3. Cuối cùng Crimea và Kremlin đã ký hiệp ước sáp nhập trong ngày 18/3.
Việc ký hiệp ước đã khởi đầu cho một tiến trình sáp nhập kéo dài gần một năm trời, trong đó cử tri Crimea đã đi bỏ phiếu lần đầu vào tháng Chín năm ngoái để bầu hội đồng lập pháp và chính quyền địa phương.
Nga đã có kế hoạch kỷ niệm một năm diễn ra cuộc trưng cầu dân ý và việc ký kết hiệp ước sáp nhập với các buổi hòa nhạc ở Simferopol - thủ phủ Crimea và ở Moskva.
Phương Tây hiện vẫn chưa công nhận kết quả của cuộc trưng cầu dân ý. Họ gọi vụ sáp nhập là "cuộc thôn tính" của Nga. Tuy nhiên trong một bài phát biểu theo sau cuộc trưng cầu dân ý, Tổng thống Putin nhấn mạnh rằng hoạt động bỏ phiếu đã diễn ra theo các quy trình dân chủ và tuân thủ luật pháp quốc tế./.
Theo Hoàng Long (Vietnam )
Lãnh đạo Crimea: "Chúng tôi không bao giờ quay lại Ukraine" Phát biểu nhân dịp kỷ niệm 1 năm ngày bán đảo Crimea được sáp nhập về Nga, lãnh đạo khu vực này đã ca ngợi quyết định lịch sử, và khẳng định không bao giờ trở lại là một phần của Ukraine. Thủ tướng Crimea Sergei Aksyonov (Ảnh: EUnews) Tuyên bố trên được thủ tướng Crimea Sergei Aksyonov khẳng định trong cuộc phỏng...