7 quốc gia chỉ cần có tiền là được nhập tịch
Trong khi các quốc gia Trung Đông, Mỹ và châu Âu đau đầu với tình trạng nhập cư bất hợp pháp thì 7 quốc gia dưới đây chỉ cần có tiền là… dọn đến ở.
Hungary
Theo Reuters, năm 2012, chính quyền Hungary thông qua một luật nhập cư sửa đổi, cho phép công dân ở một quốc gia thứ 3 được trở thành công dân đầu tư cho nước này nếu họ mua ít nhất 322,600 USD công phiếu đặc biệt của chính phủ. Họ không cần phải có bất động sản hoặc phải thường trú ở Hungary trong một khoảng thời gian như quy định của các quốc gia châu Âu khác.
Tòa nhà Quốc hội, một điểm du lịch hấp dẫn của Hungary
Những nhà đầu tư xem đây là một “món hời”, bởi Hungary cũng là một quốc gia thuộc liên minh châu Âu, và theo quy định thì công dân được phép du lịch tự do giữa các quốc gia thuộc liên minh này. Với Hungary, lợi nhuận hàng tỷ đô la thu được từ việc bán công phiếu định cư giúp quốc gia này giảm bớt được các khoản nợ nước ngoài.
Malta
Tương tự Hungary, quốc gia thuộc liên minh châu Âu này cũng tìm cách thu hút các nhà đầu tư bằng việc bán quyền trở thành công dân. Năm 2013, Malta công bố giá bán quyền trở thành công dân của nước này là 865.000 USD. Tuy nhiên, mức giá này đã được nâng lên sau các cuộc biểu tình phản đối của người dân. Sự phẫn nộ của những người biểu tình cũng khiến chính phủ phải ra thêm các quy định như, các công dân tương lai của Malta phải cư trú trên đảo và số lượng hộ chiếu chỉ giới hạn ở con số 1.800.
Đền Hagar Qim nổi tiếng ở Malta
Cyprus
Việc mua quyền trở thành công dân ở Cyprus đắt đỏ hơn nhiều so với hai quốc gia trên – 6,2 triệu đô cho cá nhân và 2,48 triệu đô cho những người đầu tư vào các tập đoàn lớn trong nước. Tuy nhiên, mức giá ban đầu còn bị “hét khủng” hơn nhiều, 34 triệu đô.
Video đang HOT
Cyprus ban đầu “hét giá” 34 triệu đô để được trở thành công dân của đất nước
Chương trình này chủ yếu nhắm đến các nhà đầu tư Nga bị hấp dẫn bởi gói đầu tư của EU vào Cyprus năm 2013. Chương trình này khiến các nhà đầu tư nước ngoài mất một khoản tiền lớn. Ngay sau đó, để bù đắp cho các nhà đầu tư này, chính phủ đã giảm bớt các yêu cầu đầu tư mua quyền công dân cho họ.
Dominica
Trên website chính thức của quốc gia Dominica có hướng dẫn đến việc đầu tư vào quốc gia này và nhận được quyền trở thành công dân. Mỗi ứng viên cần phải trả 100.000 USD, với những người nhập cư theo diện vợ/chồng thì cần phải trả 175.000 USD. Những cư dân tương lai phải là “những cá nhân đặc biệt”, trang web nêu rõ. Tuy nhiên, họ không nhất thiết phải sinh sống tại Dominica.
Du lịch rừng rậm nhiệt đới ở Dominica
Dominica không giấu giếm mục đích của chương trình này là để huy động vốn đầu tư phát triển quốc gia. Năm 2013, Dominica “huy động” được hơn 500 triệu đô từ chương trình này cho ngân khố.
St. Kitts và Nevis
Liên bang St. Kitts và Nevis nằm trong khu vực biển Caribbean yêu cầu hồ sơ nhập cư chỉ có 3 trang. Mục “lí do nhập cư” thậm chí chỉ dài bằng một nửa so với mục “nguồn thu nhập” và “thu nhập hàng năm”.
Hồ sơ nhập cư của St. Kitts và Nevis yêu cầu hoặc đầu tư ít nhất 400.000 USD vào bất động sản hoặc ủng hộ 250.000 USDvào Quỹ Đa dạng hóa Công nghiệp Đường
Công dân tương lai hoặc có thể đầu tư ít nhất 400.000 USD vào bất động sản hoặc ủng hộ 250.000 USDvào Quỹ Đa dạng hóa Công nghiệp Đường.
Antigua và Barbuda
Tương tự như Liên bang St. Kitts và Nevis, Antigua và Barbuda, một quốc đảo ở phía đông biển Caribe, cũng yêu cầu những người nhập cư muốn trở thành công dân của đảo quốc này phải chọn hoặc đầu tư 400.000 USD vào bất động sản hoặc ủng hộ 200.000 USD vào quỹ từ thiện. Theo trang BBC đưa tin, những người phản đối cho rằng chính sách này có thể là kẽ hở để khủng bố hoặc băng nhóm tội phạm lợi dụng. Tuy nhiên, cựu Thủ tướng Baldwin Spencer cho biết chương trình này không phải áp dụng cho tất cả mọi đối tượng.
Antigua và Barbuda là một trong số những quốc gia xinh đẹp ít người biết đến
Grenada
Quốc gia thuộc vùng biển Caribbean này yêu cầu phải đầu tư ít nhất 311.750 USD vào cổ phiếu của một loạt các công ty trong nước.
Chính phủ Grenada khuyến khích các nhà đầu tư khám phá tiềm năng của quốc gia này
Không giống các quốc gia khác chủ yếu tập trung vào nguồn tài chính của các ứng viên, Grenada khuyến khích các nhà đầu tư khám phá tiềm năng của quốc gia này. Trên trang web đầu tư, chính phủ không quên ca ngợi đất nước họ: “Sự thân thiện và quyến rũ của những người dân sẽ tạo nên những điều khác biệt!”
Theo Danviet
Thầy Giôm sắp là Đoàn Guillaume Dương
Ông có nhiều đóng góp cho bóng đá Việt Nam hơn 7 năm qua, có vợ người Việt Nam, đã ổn định cuộc sống tại Gia Lai.
Trước trận chung kết với U19 Nhật Bản tối nay, HLV Guillaume Graechen của U19 Việt Nam nhận niềm vui lớn khi mong ước bấy lâu của ông sắp thành hiện thực. Chiến lược gia người Pháp sắp trở thành công dân Việt Nam với cái tên Đoàn Guillaume Dương.
HLV Guillaume Graechen có vợ và hai con ở Việt Nam. Ảnh: KL.
Hiện nay, hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam của HLV Guillaume Graechen đã hoàn tất và chuẩn bị gửi cơ quan chức năng. Vị HLV người Pháp lấy họ Đoàn theo họ của bầu Đức. Khả năng nhập tịch thành công của ông rất cao bởi HLV Guillaume Graechen có nhiều đóng góp cho bóng đá Việt Nam hơn 7 năm qua, có vợ người Việt Nam, đã ổn định cuộc sống tại Gia Lai...
Hôm nay, theo tiết lộ từ Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng, Trung ương Đoàn sẽ trao tặng kỷ niệm chương "Vì thế hệ trẻ" cho bầu Đức và HLV Guillaume Graechen. Tập thể U19 cũng nhận bằng khen từ Trung ương Đoàn.
HLV Guillaume Graechen không giấu được niềm vui bởi từ lâu ông đã xem Việt Nam như là quê hương thứ hai của mình. Ông là HLV ngoại đầu tiên xin nhập quốc tịch Việt Nam. Vị thuyền trưởng dự định sẽ gắn bó lâu dài cùng mảnh đất này, nơi "gắn bó như một cơ duyên khó diễn tả". Hai con của ông sẽ đồng thời mang hai quốc tịch Việt Nam và Pháp.
Ở HAGL, bầu Đức từng nhập tịch cho khá nhiều cầu thủ từ Thái Lan, Argentina như Đoàn Văn Nirut, Đoàn Văn Sakda (Thái Lan), Đoàn Marcelo (Argentina)...nhưng đây mới chỉ là lần đầu tiên một HLV xin nhập tịch.
Thầy Giôm gắn bó với học viện HAGL trước khi là HLV U19 Việt Nam. Ảnh: KL.
HLV Guillaume Graechen, tên thân mật là thầy Giôm, gắn bó với học viện bóng đá của bầu Đức từ năm 2007. Năm 2009, ông lập gia đình với chị Ngô Thị Loan. Năm 2012 và 2013, hai vợ chồng ông lần lượt đón hai đứa con kháu khỉnh. Hiện tại, gia đình vị HLV của U19 Việt Nam đang sống trong căn biệt thự nằm trên ngọn đồi ở ngoại ô TP Pleiku, Gia Lai. Vợ ông từng là "chị nuôi" ở học viện trước khi ở nhà chăm sóc hai con nhỏ cho chồng yên tâm đi theo bóng đá.
Thầy Giôm được biết đến là người của công việc và gia đình. Sau thời gian dành cho bóng đá, ông lại về cùng vợ chăm sóc con cái, vui đùa với các con. Chính tài năng, chuyên môn, tình yêu trẻ... khiến ông thầy sinh năm 1977 ngày càng khẳng định được tên tuổi của mình ở HAGL trong mắt bầu Đức và nay đang cùng U19 Việt Nam có trận chung kết lần thứ ba trong 12 tháng. Đội bóng của HLV Guillaume Graechen sẽ gặp U19 Nhật Bản ở trận cuối cùng giải U19 Đông Nam Á trên sân Mỹ Đình lúc 19h30 tối nay.
Theo Ngoisao
Wakfu đã 'nhập quốc tịch' Việt Nam? Nhiều thông tin gần đây cho rằng, trò chơi Wakfu đã được NPH Like mua về Việt Nam và sẽ ra mắt trong thời gian tới. Những ngày gần đây, trên trang chủ của NPH Like xuất hiện thông tin về trò chơi Wakfu với thông báo ngắn gọn: "COMING SOON THIS AUGUST... Sắp phát hành." khiến nhiều người quan tâm. Ngoài ra,...