7 quan niệm về sức khỏe sai bét mà chị em nghĩ là đúng, sự thật đằng sau mới ngã ngửa
Nếu không muốn nguy hại sức khỏe chị em nên bỏ ngay những quan niệm sai lầm dưới đây.
1. Thuốc tránh thai không có tác dụng phụ
Nhiều người tin rằng thuốc tránh thai là cách dễ dàng để tránh thai. Nhưng khi sử dụng thuốc tránh thai cơ thể phụ nữ sẽ thay đổi bất thường. Đừng tự mua thuốc sau khi đọc các đánh giá tốt trên mạng. Các tác dụng phụ phổ biến nhất khi sử dụng thuốc tránh thai là chu kỳ kinh nguyệt không đều, buồn nôn, đau đầu và thay đổi tâm trạng. Những tác dụng phụ này có thể xảy ra ngay khi bắt đầu uống thuốc. Nếu bạn bị mất ý thức, huyết áp cao và lượng đường trong cao nên đi khám ngay.
2. Bạn không thể mang thai khi uống thuốc tránh thai
Nhiều phụ nữ thực sự không thể mang thai trong một vài tháng sau khi họ ngừng dùng thuốc tránh thai. Nhưng một nghiên cứu năm 2009 cho thấy khoảng 20% phụ nữ (khoảng 60.000 phụ nữ) có thể mang thai một tháng sau khi họ ngừng uống thuốc tránh thai. Ngay cả khi đang dùng thuốc tránh thai thì vẫn có rủi ro có thai ngoài ý muốn. Trung bình 2-3 trong số 100 phụ nữ có thai trong khi dùng thuốc tránh thai. Nguyên nhân có thể là do nhiều người không hợp với loại thuốc này.
3. Vệ sinh kém gây nhiễm trùng
Bộ phận sinh dục nữ đều tồn tại vi khuẩn có lợi và có hại. Nếu độ axit, hoặc pH nhiều hơn hoặc thấp hơn mức bình thường, vi khuẩn xấu có thể sinh sản nhanh hơn khiến bộ phận sinh dục nữ bị nhiễm trùng, ngứa, kích ứng và có mùi khó chịu. Một số loại xà phòng thơm và gel tắm có thể phá hủy độ pH tự nhiên, gây nhiễm trùng nghiêm trọng. Chọn xà phòng có độ pH trung tính hoặc đơn giản là sử dụng nước ấm.
4. Sảy thai là một trường hợp hiếm gặp
Theo các nghiên cứu, sảy thai là trường hợp khá phổ biến. Trung bình khoảng 17% phụ nữ từng bị sảy thai. Đó là lý do tại sao khi bạn mang thai phải hết sức chú ý đến sức khỏe của mình.
5. Bạn không thể làm gì khi bị đau bụng kinh
Video đang HOT
Theo thống kê, 59% phụ nữ bị đau bụng kinh. 20% phụ nữ nói rằng khi bị đau bụng kinh không thể làm việc hoặc rời khỏi nhà.
Có một vài cách để giảm cơn đau bụng kinh như chườm ấm, không uống rượu và nghỉ ngơi.
6. Đau bụng kinh biến mất sau khi mang thai
Nhiều người nghĩ rằng khi mang thai và sinh con thì những cơn đau bụng kinh sẽ biến mất là không đúng. Sau sinh, cơn đau bụng kinh sẽ giảm đi nhưng cũng có thể xuất hiện trở lại.
7. Mang thai lần thứ hai sẽ giống như lần đầu
Nhiều người tin rằng lần mang thai đầu tiên sẽ giống như lần mang thai thứ hai, nhưng mọi thứ chưa chắc sẽ diễn ra giống hệt như vậy.
Cách trị nổi mụn vùng kín tại nhà
Nổi mụn vùng kín là một trong những vấn đề nhiều chị em gặp phải nhưng rất ngại nói ra. Thực tế, có nhiều cách trị nổi mụn vùng kín tại nhà mà phụ nữ cần biết.
Nổi mụn vùng kín là một trong những bệnh lý mà nhiều chị em phụ nữ gặp phải nhưng rất ngại nói ra. Tình trạng nổi mụn xung quanh bộ phận sinh dục sẽ gây ra rất nhiều sự bất tiện và khó chịu, nhẹ có thể gây ra ngứa ngáy hoặc đau đớn, nặng có thể là tác nhân dẫn tới nhiều bệnh lý sinh dục khác nghiêm trọng hơn.
Các loại mụn vùng kín
1. Mụn bọc, mụn trắng, mụn đinh ở vùng kín
Nếu thấy xuất hiện những vết mụn bọc, mụn có đầu trắng, mụn đinh hơi cứng ở vùng kín, rất có thể bạn đã mắc nổi mụn vùng kín. Do đó, cần quan tâm và đi khám ngay khi có thể.
2. Mụn mủ, mụn nước ở môi lớn
Đây là dạng mụn rất khó chịu vì gây ngứa lan, thường là những đốm nhọt nhỏ, hơi sưng đau. Sau vài ngày hình thành, mụn có thể tự vỡ ra, có thể có mủ trắng hoặc không. Nếu có những biểu hiện này, bạn có thể đã mắc mụn rộp ở bộ phận sinh dục, cần có biện pháp can thiệp và khám chữa ngay khi có thể.
3. Mụn thịt ở vùng kín
Nếu thấy ở bộ phận sinh dục có mụn thịt nổi mảng, có dấu hiệu hơi đau rát, đây rất có thể là triệu chứng của bệnh sùi mào gà. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh sùi mào gà thường là do quan hệ tình dục bừa bãi, không có biện pháo phòng tránh an toàn. Do đó, nếu thấy có tình trạng này, bạn cần nhanh chóng tới cơ sở y tế để kiểm tra bệnh lý chính xác trước khi đưa ra biện pháp chữa trị phù hợp.
Cách trị mụn vùng kín tại nhà
Việc điều trị nổi mục vùng kín là rất quan trọng và cần được quan tâm kịp thời. Khi đã tìm hiểu đúng và đủ về nổi mụn vùng kín, bạn cũng có thể tham khảo những cách trị nổi mụn vùng kín tại nhà:
1. Tắm, vệ sinh vùng kín thường xuyên, cẩn thận
Thói quen tắm và vệ sinh của bạn có thể ảnh hưởng rất nhiều tới nổi mụn vùng kín. Khi sử dụng các sản phẩm làm sạch cơ thể như xà bông, hoặc sản phẩm làm sạch vùng kín, có thể gây ra mất cân bằng âm đạo, từ đó gây nên kích ứng và nổi mụn âm đạo. Do đó, bạn phải chắc chắn hiểu rõ về những sản phẩm vệ sinh đang sử dụng và tạm dừng ngay nếu cảm thấy sự khác biệt khi sử dụng sản phẩm.
Tiến sĩ Kyrin Dunston, chuyên về sản phụ khoa, được chứng nhận bởi hội đồng quản trị và chuyên gia về chăm sóc sức khỏe phụ nữ tự nhiên tại thành phố Atlanta, bang Georgia, Mỹ, khuyên phụ nữ nên sử dụng các sản phẩm vệ sinh có nguồn gốc thiên nhiên, đặc biệt là cây kinh giới hoặc lá cây trà (chè).
Ngoài ra, lực chà xát và vệ sinh tại vùng kín cũng có thể liên quan đến nổi mụn vùng kín. Việc chà xát quá mạnh chưa chắc đã giúp vùng kín sạch sẽ, ngược lại có thể gây ra tổn thương, khiến vi khuẩn dễ xâm nhập hơn.
2. Chọn quần lót phù hợp
Chọn quần lót là một trong những việc rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe vùng kín của phụ nữ. Trong trường hợp bị nổi mụn vùng kín, bạn càng phải quan tâm hơn trong việc lựa chọn quần lót phù hợp.
Tránh mặc quần lót quá chật, gây bí bách và ẩm ướt, tạo điều kiện để mụn phát triển. Ngoài lựa chọn về kích thước, bạn cũng cần để ý tới chất liệu của quần lót. Những chất liệu về cotton thường thoải mái và an toàn hơn chất liệu pha nilon.
Bên cạnh đó, việc mặc quần lót rộng rãi và thoải mái và ban đêm cũng rất quan trọng trong việc điều trị nổi mụn vùng kín. Do cơ thể có xu hướng đổ mồ hôi vào ban đêm, do đó dễ tạo ra môi trường ẩm ướt để mụn phát triển.
3. Ngừng tẩy lông vùng kín
Nhiều phụ nữ thích vùng kín được dọn dẹp sạch sẽ để thoải mái diện lên mình những bộ bikini sexy và quyến rũ, tuy nhiên việc này có thể là nguyên nhân gây ra nổi mụn vùng kín. Theo Học viện Da liễu Hoa Kỳ, nhiễm trùng da phổ biến phát triển trong nang lông thường gây ra bởi những thói quen như cạo lông hoặc triệt lông.
Thực chất, lông có tác dụng bảo vệ vùng kín và phần xung quanh, tránh khỏi những tác động trực tiếp bên ngoài. Do đó, việc tẩy lông có thể khiến nhiều tác nhân bên ngoài xâm nhập vào phần nhạy cảm. Ngoài ra, việc tẩy lông không đúng cách có thể làm vùng kín bị tổn thương hoặc dẫn tới tình trạng lông mọc ngược, từ đó gây viêm nang lông, nhiễm trùng và nổi mụn.
Chính vì vậy, bạn cần hạn chế tối đa việc tẩy lông vùng kín, không sử dụng các sản phẩm kem tẩy lông không an toàn. Nếu cần thiết, hãy tới những cơ sở spa hoặc thẩm mỹ uy tín để thực hiện.
4. Cân bằng hormone trong cơ thể
Nguyên nhân gây nổi mụn vùng kín có thể đến từ sự mất cân bằng hormone đi kèm với sự gia tăng vi khuẩn. Do đó, một trong những phương pháp điều trị nổi mụn vùng kín là cân bằng lại lượng hormone trong cơ thể, bao gồm cả estrogen và testosterone.
Để tự cân bằng hormone trong cơ thể, bạn có thể xem xét chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và tập luyện của mình. Hãy bổ sung những thực phẩm ít chất béo động vật, nhiều rau xanh, đậu nành hữu cơ và không biến đổi gen..., kết hợp chế độ nghỉ ngơi đầy đủ và rèn luyện thể dục thể thao phù hợp với cơ thể.
5. Chườm ấm
Để giải quyết ngứa và đau do mụn vùng kín gây ra, hãy thử điều trị bằng một miếng gạc ấm. Bạn chỉ cần ngâm một chiếc khăn nhỏ vào nước ấm và vắt nước trước khi đặt lên da. Điều trị này có thể được lặp đi lặp lại nhiều lần mỗi ngày.
Luôn lau khô vùng kín trước khi mặc quần áo để ức chế vi khuẩn phát triển.
15 tác dụng phụ của thuốc tránh thai thường gặp với sức khỏe Tác dụng phụ của thuốc tránh thai thường xuất hiện như buồn nôn, đau ngực, tâm trạng thay đổi, tăng cân, giảm ham muốn tình dục và hay bị tích nước khiến phù, kinh nguyệt không đều... và thông thường thuốc sẽ hết tác dụng phụ sau 1- 2 tháng. Theo Medical News Today, thuốc tránh thai đều chứa các thành phần tổng...