7 quán bánh giò ngon nhất Sài Gòn được nhiều tín đồ yêu thích
Ở Sài Gòn muốn ăn bánh giò đặc trưng khó quên thì hãy cùng tham khảo 7 quán bánh giò ngon nhất Sài Gòn được nhiều tín đồ yêu thích sau ngay nhé.
Bánh giò – một món bánh “đặc sản” của người Hà Nội nhưng khi vừa di cư vào Sài Gòn đã được rất nhiều tín đồ sành ăn săn đón. Với bột bánh mịn màng cùng với phần nhân đậm đà gia vị được bọc trong lá chuối thoang thoảng mùi thơm đặc trưng khó quên.
1Bánh giò Cô Tấm
Quán bánh giò Cô Tấm
Quán ăn chất lượng: 4.6/5 (đánh giá bởi Google)
Địa chỉ: 166 Nguyễn Thượng Hiền, Phường 4, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Giá thành: Khoảng 20.000 đồng/ bánh giò
Giờ mở cửa: 7h00 – 21h00
Số điện thoại: 0906772872
Giao hàng: Có (Grab, Now, Loship, Gojek)
Ưu điểm: Giá cả hợp lý
Nhược điểm: Không gian quán nhỏ
Bánh giò 100% hoàn toàn nhà làm, được gói kỹ lưỡng cẩn thận. Đặc biệt có nhiều loại nhân cho bạn tha hồ lựa chọn: Gà xé nấm, heo băm nấm, thập cẩm trứng muối, xá xíu lạp xưởng trứng muối,… mà giá rất bình dân chỉ 20.000 đồng.
Bánh giò nhân trứng muối đặc trưng quán Cô Tấm
Lớp nhân bánh đầy ắp được nêm ướp đậm đà, ăn kèm cùng kim chi chua cay vừa phải và tương ớt rất hợp khẩu vị.
Quán ăn chất lượng: 4.4/5 (đánh giá bởi Google)
Địa chỉ: 55/24B Phan Đình Phùng, Phường 17, Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh
Giá thành: Khoảng 25.000 đồng/ bánh giò
Giờ mở cửa: 8h00 – 18h00
Số điện thoại: 0924267008
Facebook: Bánh giò Bếp Nhà Tui
Giao hàng: Có (Grab, Now, Loship, Gojek)
Ưu điểm: Giá cả hợp lý
Nhược điểm: Không gian quán nhỏ
Bánh giò Bếp Nhà Tui đều tự nhà làm nên đảm bảo an toàn thực phẩm và bánh luôn mới, nóng hổi.
Phần nhân có 7 trứng đặc trưng của bánh giò Bếp Nhà Tui
Bánh giò ở đây có hai loại nhân: Gà xé nấm đông cô và heo băm nấm mèo. Phần nhân đầy ú với 7 trứng là có thật. Vỏ bánh mịn mỏng rất mềm và nhân bánh ăn vừa miệng, có thể thêm tương ớt hoặc nước tương tùy khẩu vị thực khách.
3 Hà Nội Ngon
Video đang HOT
Quán ăn chất lượng: 4.1/5 (đánh giá bởi Google)
Địa chỉ: 243/7 Tô Hiến Thành, Phường 13, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
Giá thành: Khoảng 50.000 đồng
Giờ mở cửa: 15h00 – 21h00
Số điện thoại: 0868683088
Giao hàng: Có (Grab, Now, Loship, Gojek)
Ưu điểm: Không gian quán rộng, menu đa dạng
Nhược điểm: Giá thành khá cao
Nếu bạn yêu thích món bánh giò chuẩn vị Hà Nội thì bánh giò Đông Các thì đây là một địa chỉ đáng để trải nghiệm.
Combo bánh giò Đông Các ở quán Hà Nội Ngon
Với combo bánh giò Đông Các kèm theo một ly trà chanh có giá 50.000 đồng. Một combo sẽ đầy ắp topping gồm thịt nướng, xúc xích chiên, nem chua rán và dưa leo cùng với bánh giò với lớp ngoài mịn bên trong chứa thịt bằm, nấm, trứng cút và cá viên. Ăn cùng nước sốt chua ngọt, hơi cay nhẹ.
Quán ăn chất lượng: 4/5 (đánh giá bởi Google)
Địa chỉ: 179 Hai Bà Trưng, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Giá thành: Khoảng 20.000 đồng/ bánh giò
Giờ mở cửa: 16h00 – 19h00
Số điện thoại: 0797023620
Giao hàng: Có (Grab, Now, Loship, Gojek)
Ưu điểm: Giá cả hợp lý
Nhược điểm: Quán vỉa hè nên không gian hơi nhỏ
Dù chỉ là một hàng ăn vỉa hè rất khiêm tốn nhưng được ghi điểm bởi phần bánh giò hết sức chất lượng cùng giá cả dân dã chỉ 20k.
Một phần bánh giò nem chả Dì Linh
Bánh giò ở đây rất chuẩn vị truyền thống với phần nhân thơm nức, đậm đà được gói gọn gàng trong tấm lá chuối. Đặc biệt, phần topping đầy đặn gồm: Giò thủ, chả lụa, chả quế, nem chua, dưa leo, hành phi thơm giòn làm nao lòng thực khách
5 Bánh giò Nguyễn Thiện Thuật – quán Phở Chua Thành
Bánh giò lòng gà Nguyễn Thiện Thuật
Quán ăn chất lượng: 4/5 (đánh giá bởi Google)
Địa chỉ: 242/101 Nguyễn Thiện Thuật, Phường 3, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Giá thành: Khoảng 25.000-35.000 đồng/ bánh giò
Giờ mở cửa: 11h00 – 21h00
Số điện thoại: 0907779050
Giao hàng: Có (Grab, Now, Loship, Gojek)
Ưu điểm: Giá cả hợp lý, không gian quán thoải mái
Nhược điểm: Quán đông khách nên phục vụ hơi chậm
Điểm đặc biệt của bánh giò quán này là đồ ăn kèm độc đáo như tóp mỡ, hành khô và lòng gà và kèm thêm chút cay cay của tương ớt tạo thành điểm nhấn đặc sắc cho bánh giò.
Bánh giò Nguyễn Thiện Thuật ở quán Phở Chua Thành
Là một phiên bản mới được “nâng cấp” từ bánh giò truyền thống, bánh giò ở đây có bột bánh rất mịn màng, vỏ bánh mỏng, nhân đầy đặn và được tẩm ướp vừa miệng và có hương vị rất riêng
6 Bánh giò Cư xá Đô Thành
Quán ăn chất lượng: 8.4/10 (đánh giá bởi Google)
Địa chỉ: Cư Xá Đô Thành, 9/14 Đường Số 7, Phường 4, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Giá thành: Khoảng 25.000-40.000 đồng/ bánh giò
Giờ mở cửa: 8h00 – 22h00
Giao hàng: Có (Grab, Now, Loship, Gojek)
Ưu điểm: Không gian quán thoải mái
Nhược điểm: Giá thành khá cao
Phần nhân của bánh giò Cư xá Đô Thành
Bánh giò ở đây được nhiều người yêu thích bởi phần nước chấm được pha đậm đà theo công thức riêng. Ngoài ra, nhân bánh có mộc nhĩ, thịt băm, giò chả thập cẩm đều ăn rất vừa miệng vì được ướp sẵn trước đó.
Bánh mềm mịn và không bị bở, bên trong nhân đầy đặn và được phục vụ kèm giò chả thập cẩm, hành phi và nước mắm pha.
7 Bánh giò, bánh chưng mẹ Múp
Menu quán bánh giò, bánh chưng mẹ Múp
Quán ăn chất lượng: 8/10 (đánh giá bởi Foody)
Địa chỉ: 219 Nguyễn Thái Học, Phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1, TP. HCM
Giá thành: Khoảng 25.000 đồng/ bánh giò
Giờ mở cửa: 6h00 – 22h00
Số điện thoại: 0902 545 388
Facebook: Bánh chưng Bánh giò Mẹ Múp
Giao hàng: Có (Grab, Now, Loship, Gojek)
Ưu điểm: Nhân viên phục vụ nhiệt tình, menu đa dạng
Nhược điểm: Khách đông nên hết bánh sớm
Bánh gói đẹp mắt bằng lá chuối chuẩn cách gói truyền thống. Bánh ngon và không bở. Nhân bánh gồm: Thịt băm, trứng cút, mộc nhĩ. Vị bánh vừa ăn và thường ăn kèm với tương ớt, dưa leo, củ cải trắng ngâm và có bán kèm giò chả và dưa
Ngoài ra, quán còn phục vụ những món ăn truyền thống tại Việt Nam như: Bánh tét, bánh giò, nem chua, các loại giò, chả,…
Bên trên Bách hóa XANH đã bật mí đến bạn 7 quán bánh giò ngon nhất Sài Gòn được nhiều tín đồ yêu thích, hãy bỏ túi cho mình một vài quán và đến dùng thử nhé.
Những món ăn cổ truyền không thể thiếu ngày Tết 2022
Ẩm thực là một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam, vì thế, mỗi dịp Tết đến xuân về những mâm cỗ ngày Tết được mọi gia đình chú trọng.
1. Bánh chưng
Nhắc đến cỗ Tết miền Bắc phải kể đến bánh chưng, thứ bánh truyền thống được truyền lại từ đời các vua Hùng. Nằm chiếm vị trí trang trọng trong mâm cỗ, chiếc bánh chưng nhà làm nhiều thịt nhiều đậu, thơm mùi lá mùi nếp, xanh màu diệp lục của lá dong được xắt thành 8 miếng đều đặn bằng chính sợi lạt buộc bánh tước nhỏ.
2. Dưa hành
Cùng với thịt mỡ và bánh chưng, dưa hành là một món ăn không thể thiếu trong ngày tết cổ truyền của người Việt. Dưa hành thường được muối duy nhất một lần một năm vào dịp Tết. Dưa hành dùng ăn kèm với các món ăn khác sẽ không bị ngấy, đặc biệt là đồ ăn nhiều dầu mỡ.
3. Thịt gà luộc
Trên mâm cỗ cúng trong mỗi dịp giỗ chạp, lễ tết của người Việt, thịt gà luộc là thứ không thể thiếu. Nhiều gia đình ở quê nuôi gà, vỗ béo cả năm để đến dịp Tết có gà ngon cho cả nhà. Ở thành phố không thể nuôi gà, các bà nội trợ cũng phải cố gắng tìm mọi cách mua hay đặt những con gà ngon nhất cho dịp Tết. Thịt gà luộc tuy là món ăn đơn giản nhưng vô cùng hấp dẫn bởi vị ngọt tự nhiên của gà, kết hợp cùng lá chanh tạo nên cái hương vị riêng thật khó quên.
4. Thịt nấu đông
Nếu trong ngày Tết, các gia đình miền Nam chuộng món thịt kho tàu thì ngoài miền Bắc lại chuộng món thịt đông. Điều này xuất phát do điều kiện khí hậu có sự khác nhau của hai miền. Trong năm mới, thông thường thời tiết miền Bắc sẽ se lạnh, lý tưởng để làm món thịt đông, vừa để được lâu và lại mang hương vị ngon ngon, mềm mềm như thạch. Phần thịt trong như thạch biểu tượng cho sự an lành. Ngoài ra, sự hòa quyện, gắn kết giữa các nguyên liệu trong món thịt đông cũng như một lời chúc may mắn.
5. Nem chua
Nem chua là món ăn làm từ thịt và bì lợn, thêm chút ớt và tỏi, kết hợp với lá ổi hoặc lá đinh lăng được ủ chua lên men đến khi chín. Ngày Tết, cùng gia đình quây quần bên nhau, thưởng thức vài chiếc nem chua chấm cùng tương ớt bạn sẽ thấy được vị chua, giai giai, cay cay trong từng miếng nem.
6. Bánh tét
Bánh tét có ý nghĩa là sự hội tụ của đất và trời, một trong những món ăn truyền thống không thể thiếu trong mâm cỗ Tết của người miền Trung. Nếu miền Bắc có bánh chưng được gói bằng lá dong thì bánh tét miền Trung và miền Nam gói bằng lá chuối. Mặc dù giống nhau về nguyên liệu nhưng bánh tét được gói lại thành từng đòn hình trụ. Bánh tét thường chặt bánh và ăn ngon hơn bánh chưng vì được lăn, ép sau khi luộc dễ hơn bánh chưng.
7. Giò lụa
Giò lụa hay chả lụa là tên gọi của món ăn được làm từ hai nguyên liệu cơ bản là thịt nạc thăn lợn giã nhuyễn kết hợp với nước mắm ngon, gói trong lá chuối và luộc chín. Thịnh hành trong ẩm thực Việt Nam từ Bắc vào Nam như một món ăn vừa phổ thông vừa sang trọng, là món ăn phổ biến trong mâm cỗ ngày Tết. Món ăn này có màu trắng ngà, hơi hồng nhạt, trên bề mặt giò hơi lỗ rỗ, ăn có vị thơm, ngọt, giòn.
8. Xào thập cẩm
Khi đã lưng lửng dạ với các món nhậu, bạn sẽ cần một bát cơm để kết thúc bữa ăn; và món xào thập cẩm đóng vai trò quan trọng để dùng với cơm trong bữa cỗ ngày Tết; không chỉ vậy nó còn làm bàn tiệc đẹp mắt hơn với đủ các sắc màu bắt mắt và giúp bạn bổ sung lượng chất xơ cũng như vitamin cần thiết trong ngày.
15 món ăn quen thuộc vào ngày Tết ở miền Trung Chẳng thua kém gì hai miền Nam, Bắc, món ăn ngày Tết miền Trung vẫn vô cùng phong phú đấy nhé. Giờ bạn hãy cùng tìm hiểu xem 15 món ăn quen thuộc mà nhà nào cũng ăn vào ngày tết ở miền Trung có những gì nha. Trải dọc khắp Việt Nam ta là ba miền Bắc - Trung - Nam với...