7 phường ở thành phố Thủ Đức bị cách ly do Covid-19
Tính đến nay, thành phố Thủ Đức có 7 phường cần áp dụng biện pháp cách ly do liên quan đến dịch Covid-19.
Ngày 15/7, ông Hoàng Tùng, Chủ tịch UBND thành phố Thủ Đức, đã ký 2 văn bản về thiết lập cách ly y tế vùng có dịch Covid-19 đối với phường Linh Xuân và phường Hiệp Bình Phước, từ 12h ngày 16/7.
Theo UBND thành phố Thủ Đức, phường Linh Xuân có diện tích hơn 387 ha gồm hơn 18.500 hộ dân với gần 58.000 nhân khẩu. Phường Hiệp Bình Phước có diện tích hơn 774 ha gồm hơn 18.000 hộ dân với hơn 64.000 nhân khẩu.
TP Thủ Đức đã có 7 phường áp dụng cách ly, phong tỏa do dịch Covid-19.
Video đang HOT
Trong thời gian áp dụng biện pháp phong tỏa, cách ly y tế, người dân không được đi ra khỏi khu vực, ngoại trừ nhân viên y tế, trường hợp thực hiện công vụ và các tình huống khẩn cấp khác.
Trong thời gian này, các hộ dân sinh sống tại 2 phường đảm bảo giãn cách xã hội, giữ khoảng cách giữa người với người, cách ly nhà với nhà, không tập trung quá 2 người bên ngoài công sở, công ty.
UBND TP Thủ Đức thông báo rõ, trường hợp cá nhân không tuân thủ yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa, cách ly y tế sẽ bị cưỡng chế thực hiện.
Đến nay, thành phố Thủ Đức có 7 phường áp dụng biện pháp cách ly do liên quan đến dịch Covid-19.
Trước đó, biện pháp cách ly, phong tỏa đã được áp dụng với phường Bình Chiểu, Trường Thạnh, Tân Phú, Tăng Nhơn Phú A và Long Thạnh Mỹ.
Phong tỏa phường Tân Phú ở TP Thủ Đức từ 0h ngày 6/7
Hơn 34.750 người dân tại phường Tân Phú, TP Thủ Đức, bị phong tỏa. Khu vực này phải áp dụng Chỉ thị 16 đến khi có thông báo mới.
Ngày 5/7, Chủ tịch UBND TP Thủ Đức Hoàng Tùng ký quyết định thiết lập phong tỏa, cách ly y tế theo Chỉ thị 16 đối với phường Tân Phú, TP Thủ Đức, TP.HCM, để phòng chống dịch Covid-19, từ 0h ngày 6/7 cho đến khi có thông báo mới.
Theo đó, khu vực bị phong tỏa gồm 6 khu phố, 47 tổ dân phố với diện tích 351 ha, có 12.008 hộ dân và 34.750 nhân khẩu. Riêng diện tích thuộc Khu công nghệ cao TP.HCM không thuộc phạm vi phong tỏa.
Khu vực được phong tỏa tại phường Tân Phú, TP Thủ Đức. Ảnh: UBND TP Thủ Đức.
Khi áp dụng các biện pháp phong tỏa, người dân không được ra khỏi khu vực này, trừ nhân viên y tế, trường hợp thực hiện công vụ, các trường hợp khẩn cấp như cấp cứu, khám chữa bệnh và một số tình huống đặc biệt khác.
"Đảm bảo giãn cách xã hội, giữ khoảng cách giữa người với người, cách ly giữa nhà với nhà, không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, công ty", văn bản nêu rõ. Trường hợp cá nhân không tuân thủ sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.
Từ ngày 27/4 đến trưa 5/7, TP.HCM ghi nhận 6.209 ca mắc mới, đang là ổ dịch lớn nhất trên cả nước.
Ngày 28/6, UBND TP.HCM đã ban hành Kế hoạch Tổ chức đợt cao điểm kiểm soát dịch Covid-19 từ 29/6 đến 10/7 với nhiều giải pháp cụ thể như: Tăng cường điều tra, truy vết, khoanh vùng; tăng năng lực xét nghiệm; tăng giám sát nhóm nguy cơ cao...
TP.HCM phân nhóm mức độ diễn biến dịch. Theo đó, các nơi có nguy cơ rất cao gồm huyện Hóc Môn, Bình Chánh, quận 8, Bình Tân, Tân Phú và một phần của TP Thủ Đức (quận Thủ Đức cũ).
Nơi có nguy cơ cao là huyện Củ Chi, quận 1, 4, 5, 12, Bình Thạnh, Tân Bình, Gò Vấp, và một phần của TP Thủ Đức (quận 2 và 9 cũ). Các nơi có nguy cơ gồm huyện Cần Giờ, quận 7, 10, 11, và Phú Nhuận.
Thành phố cũng quyết định tiếp tục áp dụng Chỉ thị 10 sau 0h ngày 29/6 đến khi có thông báo mới.
TPHCM thành lập 10 khu cách ly tập trung và một bệnh viện dã chiến TPHCM đã thành lập Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 Phạm Ngọc Thạch có quy mô 550 giường và 10 khu cách ly y tế tập trung cho dịch Covid-19 tại các khách sạn trên địa bàn 3 quận và TP Thủ Đức. Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức vừa ký 2 văn bản quyết định thành lập Bệnh viện...