7 nỗ lực chống biến đổi khí hậu nổi bật trước thềm Hội nghị COP26

Đã xuất hiện một loạt cam kết, hành động hưởng ứng nỗ lực chống biến đổi khí hậu trước thời điểm diễn ra Hội nghị COP26 tới đây.

7 nỗ lực chống biến đổi khí hậu nổi bật trước thềm Hội nghị COP26 - Hình 1
Thủ tướng Italy Mario Draghi phát biểu tại Hội nghị tiền COP26 ở Milan ngày 30/9. Ảnh: Getty Images

Website chính thức của Liên hợp quốc đã liệt kê 7 nỗ lực, hành động nổi bật liên quan đến cuộc chiến chống biến đổi khí hậu trước thềm Hội nghị về Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26) diễn ra tháng 11 tại Glasgow, Anh.

1. Đầu tư mạnh tay cho năng lượng sạch: Các chính phủ cùng khu vực tư nhân đã cam kết đầu tư 400 tỉ USD cho năng lượng sạch tại Đối thoại cấp cao về Năng lượng của Liên hợp quốc tháng 9 vừa qua. Đây là lần đầu tiên trong 40 năm qua các nhà lãnh đạo mới có một cuộc gặp bàn về năng lượng dưới sự bảo trợ của Đại hội đồng Liên hợp quốc.

35 quốc gia, từ các đảo quốc nhỏ bé cho tới các cường quốc đang nổi, các nền kinh tế phát triển đều đưa ra cam kết quan trọng về nguồn năng lượng mới dưới hình thức “Khế ước năng lượng”. Nổi bật trong số này là thỏa thuận về không cấp phép xây dựng mới các nhà máy nhiệt điện với sự tham gia của Sri Lanka, Chile, Đan Mạch, Pháp, Đức, Anh và Montenegro.

2. Mỹ, Trung Quốc hành động chống biến đổi khí hậu: Trong tuần lễ cấp cao kỳ họp Đại hội đồng Liên hợp quốc lần thứ 76 cuối tháng 9 vừa qua, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đều đưa ra cam kết tham vọng hơn trong hành động chống biến đổi khí hậu. Tổng thống Joe Biden thông báo Mỹ sẽ tăng đáng kể đóng góp tài chính cho nỗ lực quốc tế trên lĩnh vực này, với số tiền vào khoảng 11,4 tỉ USD/năm.

Cùng lúc, Chủ tịch Tập Cận Bình cam kết Trung Quốc sẽ chấm dứt việc viện trợ, cấp vốn xây dựng các nhà máy nhiệt điện ở nước ngoài, thay vào Bắc Kinh sẽ ủng hộ, hậu thuẫn các nhà máy năng lượng xanh, nhà máy phát điện ít thải ra carbon.

Video đang HOT

3. Tuần lễ khí hậu châu Phi tạo cú hích cho hành động khu vực: Cuối tháng 9, đại diện các quốc gia châu Phi đã có phiên họp trực tuyến trong khuôn khổ Tuần lễ khí hậu châu phi 2021 (ACW 2021), nhằm nêu bật những hành động chống biến đổi khí hậu, tìm kiếm khả năng hợp tác và đưa ra nhiều giải pháp tham vọng.

Hơn 1.600 đại biểu đã tham gia cuộc gặp lần này dưới sự chủ trì của nước chủ nhà Uganda. Sự kiện quy tụ đại diện cho các chính phủ ở tất cả các cấp cùng với giới lãnh đạo khu vực tư nhân, chuyên gia, học giả. Ông Janet Rogan, Đại sứ khu vực cho Trung Đông châu Phi tại COP26 cho biết cuộc thảo luận này giúp các bên liên quan xây dựng quan hệ đối tác mới, củng cố các nền tảng hợp tác đã có.

Châu Phi là khu vực chiếm tỉ lệ nhỏ trong phát thải toàn cầu. Tuy nhiên, đây cũng là châu lục dễ bị tổn thương nhất thế giới trong biến đổi khí hậu, khi liên tục phải gánh chịu các hình thái thời tiết cực đoan như hạn hán, lũ lụt hay sự xâm lăng của các loài sinh vật gây hại.

4. Nước chủ nhà COP26 “nhắc nhở” các nước đóng góp tài chính: Ngay trước phiên họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 76, ông Borris Johnson, Thủ tướng Anh – nước chủ nhà COP26, đã triệu tập một phiên họp khẩn để thúc ép các bên hành động nhiều hơn nữa trong chi tiêu tài chính chống biến đổi khí hậu.

7 nỗ lực chống biến đổi khí hậu nổi bật trước thềm Hội nghị COP26 - Hình 2
Thủ tướng Anh Borris Johnson phát biểu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc hôm 22/9, kêu gọi thế giới thực hiện nghĩa vụ cam kết tài chính chống biến đổi khí hậu. Ảnh: AFP

Ông Johnson cảnh báo “lịch sử sẽ phán xét” các nước giàu nhất thế giới nếu như số này không thực hiện đúng cam kết đóng góp, viện trợ 100 tỉ USD trước thời điểm diễn ra COP26. Ông đánh giá cơ hội về bảo đảm nguồn cung cấp tài chính đúng hẹn trước tháng 11/2021 là 60%.

5. Cải cách hệ thống lương thực toàn cầu: Hệ thống sản xuất lương thực gây ra 1/3 tổng phát thải khí nhà kính, tiêu tốn tới 70% dữ trữ nước ngọt và chiếm 80% nguyên nhân gây ra tổn thất đa dạng sinh học. Hệ thống sản xuất bền vững vì thế được coi là giải pháp quan trọng giúp xử lý những thách thức này.

Ngày 23/9, Liên hợp quốc đã tổ chức Hội nghị thượng đỉnh hệ thống lương thực toàn cầu trong khuôn khổ kỳ họp khóa 76 Đại hội đồng. Tại đây, các nhà lãnh đạo thế giới cùng lên tiếng kêu gọi hành động tầm quốc gia, khu vực để dịch chuyển cách thức sản xuất, tiêu thụ và thải bỏ lương thực.

Tại hội nghị, nhiều nước đã thông báo về những sáng kiến mới, hướng đến mục tiêu bảo đảm nhu cầu dinh dưỡng cho dân số bằng hệ thống sản xuất lương thực gắn với chống biến đổi khí hậu, bảo vệ đa dạng sinh học, sinh kế của người dân. Đại diện giới doanh nghiệp, các tổ chức xã hội dân sự cũng đưa ra nhiều cam kết quan trọng.

6. Giới trẻ hành động chống biến đổi khí hậu: Hơn 400 nhà hoạt động trong độ tuổi từ 15-29 đến từ 186 nước đã tham gia cuộc gặp “Thế hệ trẻ hành động chống biến đổi khí hậu” (Youth4Climate), diễn ra từ 28-30/9 tại Milan, Italy. Đây là dịp để giới trẻ hối thúc thế giới cùng hành động nhiều hơn nữa trong cuộc chiến này.

Cuộc gặp có sự hiện diện của Greta Thunberg và Vanessa Nakate – hai nhà hoạt động môi trường nổi bật đại diện cho giới trẻ. Thunberg cho rằng những khái niệm về “xây dựng lại tốt đẹp hơn”, “kinh tế xanh”, “trung hòa carbon đến năm 2050″ là điều mà các nhà lãnh đạo đã nói đến nhiều. Nhưng điều còn thiếu hiện nay là hành động. “Chúng tôi muốn gì ư? Chúng tôi giờ đây mong đợi công lý khí hậu”, Greta Thunberg chia sẻ.

7. Hội nghị tiền COP26: Trước mỗi một kỳ COP sẽ có một cuộc gặp trù bị, được tổ chức trước đó khoảng một tháng, gọi là Hội nghị tiền COP. Hội nghị năm nay diễn ra tại Milan, Italy, từ 30/9-2/10.

Những chủ đề được thảo luận tại Milan lần này gồm có: Giảm khí phát thải để bảo đảm thế giới vẫn đạt mục tiêu nhiệt độ Trái đất đến 2100 tốt nhất không tăng quá 1,5 độ C so với thời tiền công nghiệp theo tinh thần đạt được tại COP21 (2015); các điều khoản về tài chính và hỗ trợ cho các nước đang phát triển để triển khai hành động chống biến đổi khí hậu; thiết lập mục tiêu toàn cầu về thích ứng để giảm tính chất dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu; cải tiến cách thức tiếp cận giúp tránh, giảm thiểu tối đa tổn thất, mất mát từ các hình thức khí hậu cực đoan…

Australia lên kế hoạch xuất khẩu năng lượng sạch

Thủ tướng Australia Scott Morrison đang chuẩn bị một kế hoạch tổng thể về biến đổi khí hậu để đẩy nhanh việc xuất khẩu năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch sang các công nghệ phát thải thấp mới và các nguồn năng lượng sạch để hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0.

Australia lên kế hoạch xuất khẩu năng lượng sạch - Hình 1
Thủ tướng Australia Scott Morrison. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, trước thềm hội nghị thượng đỉnh về khí hậu ở Glasgow (Anh) vào tháng 11 tới và trong bối cảnh Canberra đang chịu áp lực phải thông qua mục tiêu không phát thải ròng vào năm 2050, Thủ tướng Morrison cho biết Australia muốn đưa ra các "kế hoạch hành động thực tế", thay vì chỉ đưa ra con số mục tiêu và thời hạn. Ông nhấn mạnh kế hoạch khí hậu mới của Australia sẽ nhằm vào hai mục tiêu: mục tiêu môi trường là cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và mục tiêu kinh tế là tích hợp công nghệ năng lượng mới của Australia vào sự phát triển ở châu Á.

Nhà lãnh đạo Australia thừa nhận, vai trò của Canberra trong việc cung cấp các nguồn năng lượng cho châu Á sẽ không kéo dài và cần phải có một sự chuyển đổi cơ bản sang nền kinh tế phát thải thấp trong khi các động lực đang thúc đẩy sự thay đổi này ở cấp độ toàn cầu không chỉ là môi trường mà còn là kinh tế và tài chính.

Trong bài phát biểu trước Đại Hội đồng Liên hợp quốc cuối tuần trước, Thủ tướng Morrison khẳng định Australia là một đối tác đáng tin cậy trong quá trình chuyển đổi sang tương lai năng lượng sạch và cho biết chính phủ của ông sẽ đưa ra chiến lược giảm phát thải dài hạn trước hội nghị thượng đỉnh Glasgow. Ông nói: "Chúng tôi cho rằng thế giới đang chuyển đổi sang một nền kinh tế năng lượng mới. Vấn đề hiện không còn là nếu hay thậm chí là khi nào, mà là ở cách thức chuyển đổi. Và câu trả lời chính là công nghệ - những công nghệ thực tế, có thể áp dụng rộng rãi và khả thi về mặt thương mại".

Ngày 24/9, tại Washington, lãnh đạo các nước Nhóm "Bộ tứ" gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia đã có cuộc họp trực tiếp đầu tiên, nhất trí với mục tiêu đạt mức phát thải carbon ròng bằng 0 "tốt nhất là vào năm 2050" và giúp tổ chức thành công Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) tại Glasgow. Các nhà lãnh đạo cũng đưa ra cam kết làm sạch chuỗi cung ứng cho các khoáng sản quan trọng được sử dụng trong công nghệ hiện đại để giúp giảm lượng khí thải carbon.

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn được công bố ngày 27/9, Thủ tướng Morrison cho biết hiện ông chưa quyết định có tham dự COP26 hay không.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

"Tổng thống nghèo nhất thế giới" qua đời ở tuổi 89"Tổng thống nghèo nhất thế giới" qua đời ở tuổi 89
12:30:59 14/05/2025
Ông Zelensky tiết lộ nội dung sẽ đàm phán nếu gặp trực tiếp ông PutinÔng Zelensky tiết lộ nội dung sẽ đàm phán nếu gặp trực tiếp ông Putin
23:52:37 13/05/2025
Campuchia kêu gọi tăng cường cảnh giác với biến thể mới gây Covid-19Campuchia kêu gọi tăng cường cảnh giác với biến thể mới gây Covid-19
23:20:22 13/05/2025
Miss World 2025: đại diện Thái lên đồ bó sát 'nhức mắt', bị quốc tế trừ điểm?Miss World 2025: đại diện Thái lên đồ bó sát 'nhức mắt', bị quốc tế trừ điểm?
11:30:36 14/05/2025
Dàn tỷ phú công nghệ theo chân ông Trump sang Trung ĐôngDàn tỷ phú công nghệ theo chân ông Trump sang Trung Đông
12:20:32 14/05/2025
Thủ tướng Ấn Độ đánh giá vai trò của S-400 trong Chiến dịch SindoorThủ tướng Ấn Độ đánh giá vai trò của S-400 trong Chiến dịch Sindoor
13:14:15 14/05/2025
Quan lại nhà Thanh đi làm không mệt, tan sở mới cực hình, bị tâm thần vì 1 lý doQuan lại nhà Thanh đi làm không mệt, tan sở mới cực hình, bị tâm thần vì 1 lý do
18:02:42 13/05/2025
Tổng thống Ukraine bất ngờ loại một Trung tướng quân đội khỏi Bộ Chỉ huy Tối caoTổng thống Ukraine bất ngờ loại một Trung tướng quân đội khỏi Bộ Chỉ huy Tối cao
13:39:04 13/05/2025

Tin đang nóng

Kết quả gây sốc của Hoa hậu Ý Nhi tại Miss WorldKết quả gây sốc của Hoa hậu Ý Nhi tại Miss World
18:20:04 14/05/2025
Gia tộc Kim Sơn mà CEO nương tựa ở rể: 3 thế hệ tài giỏi, cực kín tiếngGia tộc Kim Sơn mà CEO nương tựa ở rể: 3 thế hệ tài giỏi, cực kín tiếng
21:39:36 14/05/2025
"Tóm dính" Bích Phương tách biệt, lạc lõng giữa dàn Em Xinh Say Hi"Tóm dính" Bích Phương tách biệt, lạc lõng giữa dàn Em Xinh Say Hi
19:47:11 14/05/2025
Cố chặn chiếc xe buýt đang trôi, phụ xe bị tông tử vongCố chặn chiếc xe buýt đang trôi, phụ xe bị tông tử vong
20:29:46 14/05/2025
Bắt tạm giam Hiệu trưởng trường Cao đẳng Công thương miền TrungBắt tạm giam Hiệu trưởng trường Cao đẳng Công thương miền Trung
19:55:38 14/05/2025
Tóm 1 nam nghệ sĩ tới nhà riêng Triệu Lệ Dĩnh 3 ngày liền, bí mật tình ái bại lộ vì clip 44 giâyTóm 1 nam nghệ sĩ tới nhà riêng Triệu Lệ Dĩnh 3 ngày liền, bí mật tình ái bại lộ vì clip 44 giây
18:27:45 14/05/2025
Toàn cảnh phiên xử Diddy: Các con "ông trùm" đổi thái độ, bạn gái tiết lộ sốcToàn cảnh phiên xử Diddy: Các con "ông trùm" đổi thái độ, bạn gái tiết lộ sốc
20:23:22 14/05/2025
Nữ Hiệu phó trường mầm non ở Huế bị kỷ luật vì quan hệ nam nữ không trong sángNữ Hiệu phó trường mầm non ở Huế bị kỷ luật vì quan hệ nam nữ không trong sáng
21:28:37 14/05/2025

Tin mới nhất

Ấn Độ: Ông Trump không làm trung gian cho lệnh ngừng bắn

Ấn Độ: Ông Trump không làm trung gian cho lệnh ngừng bắn

22:54:09 14/05/2025
New Delhi đã phản bác tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump về lệnh ngừng bắn do Washington làm trung gian hòa giải giữa Ấn Độ và Pakistan đạt được là do ông đưa ra sức ép thương mại.
Thủ tướng Ấn Độ ca ngợi hệ thống phòng không S-400 mua từ Nga

Thủ tướng Ấn Độ ca ngợi hệ thống phòng không S-400 mua từ Nga

22:16:15 14/05/2025
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã đánh giá cao hiệu quả của hệ thống phòng không tầm xa S-400 do Nga cung cấp trong cuộc đụng độ gần đây với Pakistan.
Việc Trung Quốc đang ráo riết gom vàng báo hiệu điều gì?

Việc Trung Quốc đang ráo riết gom vàng báo hiệu điều gì?

22:09:49 14/05/2025
Trung Quốc tiếp tục mua vàng 6 tháng liên tiếp. Điều này liệu có thể hiện quyết tâm củng cố dự trữ kim loại quý giữa lúc giá vàng tăng vọt và chiến tranh thương mại leo thang?
Ông Trump được tặng "cung điện bay": Thách thức an ninh với tình báo Mỹ

Ông Trump được tặng "cung điện bay": Thách thức an ninh với tình báo Mỹ

22:06:42 14/05/2025
Giới tình báo và ngoại giao Mỹ lo ngại việc Tổng thống Donald Trump có thể nhận món quà máy bay xa xỉ từ Qatar kéo theo rủi ro không chỉ về mặt pháp lý và đạo đức, mà còn an ninh.
"Sát thủ" cảm tử của Ukraine bị Nga bắt bài trên diện rộng

"Sát thủ" cảm tử của Ukraine bị Nga bắt bài trên diện rộng

21:50:04 14/05/2025
UAV tự sát của Ukraine đang ngày càng gặp khó trên tiền tuyến khi Nga đang triển khai quy mô lớn một loại vũ khí mới.
Tổng thống Pháp: Ukraine biết không thể giành lại toàn bộ lãnh thổ

Tổng thống Pháp: Ukraine biết không thể giành lại toàn bộ lãnh thổ

21:47:13 14/05/2025
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho rằng Ukraine không có khả năng giành lại toàn bộ lãnh thổ đã bị Nga kiểm soát kể từ năm 2014.
Mỹ mất dần vị thế công nghệ: Nguy cơ 'chảy máu chất xám' và tụt hậu trước Trung Quốc

Mỹ mất dần vị thế công nghệ: Nguy cơ 'chảy máu chất xám' và tụt hậu trước Trung Quốc

21:43:06 14/05/2025
Ngày nay, chính quyền Trump dường như đang coi khám phá khoa học và đổi mới công nghệ trở thành thiệt hại phụ trong bối cảnh cuộc chiến văn hóa chống lại các trường đại học.
EU bất ngờ chuẩn bị áp thuế cao hơn đối với hàng nhập khẩu từ Ukraine

EU bất ngờ chuẩn bị áp thuế cao hơn đối với hàng nhập khẩu từ Ukraine

21:32:48 14/05/2025
Đặc biệt, vấn đề này đã tác động không nhỏ tới chính trường Ba Lan, với việc chính phủ liên tiếp áp đặt lệnh cấm nhập khẩu đơn phương đối với ngũ cốc của Ukraine vấn đề đã vi phạm các quy tắc của EU.
Tầm quan trọng của các căn cứ Mỹ ở châu Âu

Tầm quan trọng của các căn cứ Mỹ ở châu Âu

21:30:40 14/05/2025
Một trong những thách thức an ninh cấp bách hiện nay là khu vực Suwaki Gap, hành lang hẹp nối liền Ba Lan và Litva, nằm giữa Belarus (với sự gia tăng hiện diện quân sự của Nga) và vùng Kaliningrad của Nga.
Những tiết lộ ban đầu về gói trừng phạt thứ 17 nhằm vào Liên bang Nga

Những tiết lộ ban đầu về gói trừng phạt thứ 17 nhằm vào Liên bang Nga

21:29:00 14/05/2025
Các biện pháp này nhằm vào các cá nhân, công ty và tổ chức nhà nước có liên quan đến việc hỗ trợ cỗ máy chiến tranh của Liên bang Nga tại Ukraine.
Tổng thống Putin có thể không tham gia đàm phán với Ukraine tại Thổ Nhĩ Kỳ

Tổng thống Putin có thể không tham gia đàm phán với Ukraine tại Thổ Nhĩ Kỳ

21:21:17 14/05/2025
Ngay cả các bộ trưởng hay Thủ tướng Mikhail Mishustin, có lẽ cũng không có quyền ra quyết định. Chỉ có ông Putin mới có thể quyết định tiếp tục hay chấm dứt xung đột .
Mỹ cảnh báo áp trừng phạt khắc nghiệt nhất với Nga

Mỹ cảnh báo áp trừng phạt khắc nghiệt nhất với Nga

20:11:44 14/05/2025
Mỹ có thể áp đặt lệnh trừng phạt chưa từng có đối với Nga nếu không đạt được tiến triển nào trong việc giải quyết xung đột Ukraine.

Có thể bạn quan tâm

'Resident Playbook' và 'Heavenly Ever After': Trận chiến kịch tính trên màn ảnh nhỏ

'Resident Playbook' và 'Heavenly Ever After': Trận chiến kịch tính trên màn ảnh nhỏ

Hậu trường phim

23:01:25 14/05/2025
Hai bộ phim truyền hình cuối tuần Resident Playbook và Heavenly Ever After đều ghi nhận tỷ suất người xem ấn tượng, đạt được những thành tích đáng nể.
Bắt gặp chồng đi đưa cơm cho một bé gái, tôi chạy ra tra hỏi thì sững sờ với câu trả lời của anh: Sự thật bất ngờ

Bắt gặp chồng đi đưa cơm cho một bé gái, tôi chạy ra tra hỏi thì sững sờ với câu trả lời của anh: Sự thật bất ngờ

Góc tâm tình

22:58:07 14/05/2025
Khánh bước xuống xe, tay ôm hộp cơm, nhẹ nhàng đẩy cánh cổng vào. Tôi quyết định không chần chừ nữa, bước nhanh theo... Tôi và Khánh kết hôn được hai năm
'Until Dawn' - Tựa phim kinh dị ám ảnh tiếp nối 'Lights Out' và 'Annabelle: Creation'

'Until Dawn' - Tựa phim kinh dị ám ảnh tiếp nối 'Lights Out' và 'Annabelle: Creation'

Phim âu mỹ

22:54:22 14/05/2025
Sau 10 năm chờ đợi, tác phẩm cũng bước lên màn ảnh rộng với tựa phim điện ảnh cùng tên Until Dawn (tựa Việt: Until Dawn - Bí mật kinh hoàng) do đạo diễn tài năng David F. Sandberg thực hiện.
V (BTS) được ca ngợi là biểu tượng sắc đẹp toàn cầu

V (BTS) được ca ngợi là biểu tượng sắc đẹp toàn cầu

Sao châu á

22:42:36 14/05/2025
Được biết đến với vẻ ngoài điển trai cổ điển, V thường được ví như một bông hoa nhờ những đường nét thanh tú và khí chất nhẹ nhàng, thanh thoát.
Cô bé 14 tuổi hát bolero gây sốt giờ ra sao?

Cô bé 14 tuổi hát bolero gây sốt giờ ra sao?

Sao việt

22:33:48 14/05/2025
Sau 9 năm giành quán quân Solo cùng bolero , Quỳnh Như miệt mài theo đuổi đam mê ca hát. Ngoài ra, cô còn thử sức ở lĩnh vực diễn xuất, từng đóng phim Lật mặt của Lý Hải.
Phương Thanh nhắc về ồn ào 'bị chơi xấu' cách đây 11 năm

Phương Thanh nhắc về ồn ào 'bị chơi xấu' cách đây 11 năm

Tv show

22:29:31 14/05/2025
Phương Thanh cho biết mọi chuyện đã là dĩ vãng và bản thân cũng có cách nhìn nhẹ nhàng hơn so với thời điểm trước.
Kim Kardashian ra tòa làm chứng vụ cướp nữ trang ở Paris

Kim Kardashian ra tòa làm chứng vụ cướp nữ trang ở Paris

Sao âu mỹ

22:22:52 14/05/2025
Ngôi sao truyền hình thực tế Kim Kardashian bị trói và chĩa súng vào người khi 5 gã đàn ông đeo mặt nạ cướp số trang sức trị giá khoảng 9 triệu USD vào tháng 10.2016.
Phát hiện gần 8 tấn sữa, thực phẩm chức năng không nguồn gốc xuất xứ

Phát hiện gần 8 tấn sữa, thực phẩm chức năng không nguồn gốc xuất xứ

Tin nổi bật

22:18:07 14/05/2025
Cơ quan chức năng ở Sóc Trăng đang điều tra vụ phát hiện gần 8 tấn sữa, thực phẩm chức năng các loại nhưng không có chứng từ, nguồn gốc xuất xứ.
Ý nghĩa đằng sau bông hoa cúc đang xâm chiếm MXH, vì sao lại khuyết 1 cánh?

Ý nghĩa đằng sau bông hoa cúc đang xâm chiếm MXH, vì sao lại khuyết 1 cánh?

Nhạc quốc tế

22:02:59 14/05/2025
MXH bỗng chốc nở rộ thành vườn cúc khuyết một cánh. Hình ảnh quen thuộc này xuất hiện dày đặc từ các bài chia sẻ của cộng đồng mạng cho đến nhiều fanpage lớn khiến không ít người dùng phải tò mò
Người đàn ông nguy kịch, khánh kiệt vì hít phải khí độc và cái kết xúc động

Người đàn ông nguy kịch, khánh kiệt vì hít phải khí độc và cái kết xúc động

Sức khỏe

21:53:13 14/05/2025
Trong lúc làm sạch hồ thủy sản, người đàn ông hít phải khí độc gây suy hô hấp nặng. Từ chỗ là lao động chính, tai nạn khiến bệnh nhân và gia đình lâm vào khánh kiệt, khi viện phí điều trị rất lớn.
Vụ cán bộ công an bị tố đánh người: Tổ công tác đến công ty làm gì?

Vụ cán bộ công an bị tố đánh người: Tổ công tác đến công ty làm gì?

Pháp luật

21:42:44 14/05/2025
Theo Công an Hà Nội, Công an phường Dương Nội nhận được tin báo liên quan đến an ninh trật tự nên cử tổ công tác xuống trụ sở công ty để xác minh. Thành viên tổ có ông Nguyễn Đức Tâm.