7 nguyên tắc của giảng viên dạy nghề giỏi
Cho dù bạn là giảng viên mới hay lâu năm, khó biết được chiến lược giảng dạy nào sẽ hiệu quả nhất với sinh viên. Cùng tham khảo 7 nguyên tắc giảng dạy từ một số giảng viên tâm huyết, có thể sử dụng để truyền cảm hứng học tập cho sinh viên nghề.
Ảnh minh họa.
Lớp học là một môi trường năng động, tập hợp sinh viên từ các nền tảng khác nhau với khả năng và tính cách khác nhau. Do đó, trở thành một giảng viên giỏi đòi hỏi phải thực hiện các chiến lược giảng dạy sáng tạo và đổi mới không những để đáp ứng nhu cầu của sinh viên.
Trực quan
Đó là việc mang những khái niệm học thuật buồn tẻ, những kỹ thuật khô khan vào nghề nghiệp với những trải nghiệm học tập trực quan và thực tế, giúp sinh viên của bạn hiểu có thể áp dụng trong môi trường làm việc thực tế sau này.
Thầy Phạm Ngọc Hoàn – Trưởng phòng Đào tạo, Trường cao đẳng Đường sắt, cho biết: Ngay từ đầu kỳ học, nhà trường đã yêu cầu các giảng viên sử dụng máy chiếu tương tác để hiện thị ảnh, clip âm thanh và video cũng như khuyến khích sinh viên rời khỏi chỗ ngồi đi xuống xưởng thực hành hoặc những giờ đưa sinh viên ra ngoài hiện trường ở các ga và các đơn vị trong ngành đường sắt.
Sử dụng công nghệ trong giảng dạy
Giáo dục đang thay đổi, giảng viên không còn chủ yếu giảng dạy trên bục giảng, sinh viên không chép những lời thầy cô một cách nhiệt tình, đọc văn bản và ghi nhớ tài liệu để kiểm tra. Kết hợp công nghệ vào giảng dạy là một cách tuyệt vời để tích cực thu hút sinh viên. Đặc biệt là khi phương tiện truyền thông kỹ thuật số bao quanh những người trẻ trong thế kỷ 21.
Thầy Nguyễn Trung Kiên (giảng viên Trường cao đẳng Đường sắt) cho biết: “Chúng tôi đều ứng dụng công nghệ vào giảng dạy. Giờ học lý thuyết sử dụng máy chiếu để chiếu hình ảnh và video giúp sinh viên hình dung được nội dung bài học.
Giờ thực hành, sinh viên được học trên phòng mô phỏng lái tàu, sa bàn chạy tàu với các tín hiệu thông tin giống thực tế. Ngoài ra, trường mới đưa vào sử dụng phần mềm thi trắc nghiệm có thể dùng trên thiết bị di dộng của sinh viên.”
Học tập hợp tác
Học hợp tác là một quan điểm học tập rất phổ biến ở các nước và đem lại hiệu quả giáo dục cao. Giảng viên định hướng giáo dục và khuyến khích sinh viên làm việc cùng nhau trong các nhóm nhỏ gồm nhiều sinh viên khác nhau và được xây dựng một cách cẩn trọng.
Thông qua việc diễn đạt bằng lời nói và trả lời những người khác, sinh viên của bạn sẽ phát triển sự tự tin cũng như tăng cường khả năng giao tiếp và tư duy phê phán quan trọng trong suốt cuộc đời.
Hướng dẫn dựa trên yêu cầu
Đặt ra những câu hỏi kích thích tư duy truyền cảm hứng cho sinh viên tự suy nghĩ và trở thành người học độc lập hơn. Việc khuyến khích sinh viên đặt câu hỏi và đưa ra ý tưởng để giúp giải quyết vấn đề cũng như hiểu sâu hơn về các khái niệm học thuật. Cả hai đều là những kỹ năng quan trọng.
Video đang HOT
Sinh viên học lái tàu trên phòng mô phỏng. (Ảnh minh họa)
Khác biệt
Phân biệt việc dạy học của bạn bằng cách phân bổ các nhiệm vụ dựa trên khả năng của sinh viên, để đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau. Chỉ định các hoạt động trong lớp theo sinh viên. Nhu cầu học tập độc đáo có nghĩa là các cá nhân có khả năng học tập cao hơn được kéo dài và những người đang gặp khó khăn có được hỗ trợ phù hợp.
Điều này có thể liên quan đến việc phát các bảng tính khác nhau về độ phức tạp cho các nhóm sinh viên khác nhau hoặc thiết lập một loạt các trạm làm việc xung quanh lớp học có chứa các loại nhiệm vụ cho sinh viên lựa chọn.
Quản lý hành vi sinh viên
Thực hiện một chiến lược quản lý hành vi sinh viên hiệu quả là rất quan trọng để có được sự tôn trọng của sinh viên và đảm bảo sinh viên có cơ hội bình đẳng để học tập. Trên thực tế các giảng viên dạy nghề giỏi luôn có những lợi thế trong việc quản lý hành vi sinh viên. Làm thế nào để sinh viên cuốn hút vào điều giảng viên nói và hướng dẫn. Làm thế nào để sinh viên có thái độ và kỹ năng với nghề mình học.
Các lớp học ồn ào, quậy phá không khuyến khích môi trường hiệu quả. Do đó, phát triển bầu không khí tôn trọng lẫn nhau thông qua sự kết hợp giữa kỷ luật và tuyên dương với sinh viên.
Phát triển chuyên môn
Cũng theo thầy Nguyễn Trung Kiên, việc tham gia vào các chương trình phát triển chuyên nghiệp thường xuyên là một cách tuyệt vời để tăng cường giảng dạy và học tập trong lớp học của mỗi giảng viên đặc biệt là giảng viên dạy nghề. Với các tiêu chuẩn dạy nghề luôn thay đổi, việc tham gia các lớp kỹ năng nghề là vô cùng hữu ích đối với giảng viên.
Trở thành một giảng viên dạy nghề giỏi là một thách thức bởi vì mỗi sinh viên có một khả năng khác nhau và sự thay đổi của công nghệ khi sinh viên ra trường. Tuy nhiên, bằng cách sử dụng kết hợp các chiến lược giảng dạy, bạn có thể cung cấp cho các sinh viên những kiến thức nghề cơ bản, hỗ trợ sinh viên về phong cách học tập và sự thích nghi với môi trường làm việc.
Bảo Minh (giaoducthoidai.vn)
Đánh giá các cơ sở giáo dục đại học: Cần thay đổi quan điểm
TS Lê Văn Út, Trưởng phòng Quản lý Phát triển Khoa học và Công nghệ, Trường ĐH Tôn Đức Thắng cho rằng: Chúng ta cần thay đổi quan điểm trong cách đánh giá các cơ sở giáo dục đại học (GDĐH).
Đây có thể nói là yếu tố quyết định cho sự phát triển bền vững. Cách làm dễ nhất là vận dụng các tiêu chí xếp hạng, kiểm định ĐH vào việc xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp cho các cơ sở giáo dục ĐH Việt Nam.
Cùng nỗ lực để phát triển là yêu cầu cốt lõi để nâng tập hệ thống GDĐH. Ảnh: NT
Cần cố gắng nhiều hơn
- Ông nhìn nhận thế nào khi 2 năm gần đây, Việt Nam liên tiếp có cơ sở GDĐH lọt vào các bảng xếp hạng quốc tế uy tín trong khu vực và quốc tế?
- Tôi cho rằng, đây là một tín hiệu đáng mừng cho hệ thống ĐH Việt Nam. Như vậy, một số ĐH của Việt Nam cũng đã được nhận biết và được xếp hạng trong khu vực và trên thế giới.
Tuy nhiên, nếu so về tỷ lệ các ĐH trên tổng số ĐH của Việt Nam được xếp hạng kết quả sẽ rất khiêm tốn. Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, Việt Nam có 235 ĐH và vừa rồi chúng ta có 8 ĐH được QS xếp hạng châu Á năm 2020, và tỷ lệ chỉ có 3,4%.
Trong khi đó, láng giềng của chúng ta là Malaysia có 61 ĐH (theo Bộ ĐH Malaysia) nhưng họ có tới 29 ĐH được QS châu Á xếp hạng, chiếm 47,5%. Đây là một tỷ lệ rất cao so với Việt Nam.
Và nếu theo Hệ thống xếp hạng ARWU 2019, Việt Nam chỉ có duy nhất Trường ĐH Tôn Đức Thắng là đại diện trong tốp 1.000, chiếm tỷ lệ 0,42%; Malaysia có tới 8,1% được AWRU xếp hạng và thuộc tốp 400 - 800...
Những thông tin trên cho thấy, hệ thống ĐH Việt Nam còn phải cố gắng nhiều hơn nữa mới có thể theo kịp các ĐH trong khu vực, và cũng cần lưu ý là chúng ta "chạy" thì họ có thể "chạy" rất nhanh so với chúng ta.
- Ngoài các cơ sở giáo dục ĐH lớn, có uy tín lâu năm, trong danh sách xếp hạng quốc tế bắt đầu xuất hiện tên tuổi của các cơ sở giáo dục ĐH ngoài công lập. Ông đánh giá thế nào về điều này?
- Tôi cho rằng, đó là điều đáng mừng và đáng trân trọng, bởi lẽ Việt Nam hiện đang có 27,6% ĐH ngoài công lập. Hơn nữa, khi đánh giá các ĐH, chúng ta nên tập trung vào chất lượng bằng thước đo cụ thể, chứ không nhất thiết phải quan tâm nhiều về loại hình.
Thực tế, các ĐH công lập có nhiều thuận lợi hơn và lẽ ra họ phải được xếp hạng và hạng phải cao hơn. Một ĐH ngoài công lập, nghĩa là phải tự thu, tự chi và còn phải đóng thuế theo quy định, nhưng lại hiệu quả đã tiết kiệm rất lớn cho ngân sách Nhà nước.
Thông thường, các tổ chức xếp hạng và kiểm định có uy tín ít khi phân biệt công lập hay ngoài công lập, mà họ đánh giá thông qua những tiêu chí cụ thể về học thuật và nghiên cứu.
Từ đó cho thấy, cuộc cạnh tranh giữa các trường ĐH ở Việt Nam, bất kể loại hình nào, từng bước sẽ lành mạnh hơn, công bằng hơn. Và đây sẽ là áp lực rất lớn cho những trường ĐH vẫn còn sống nhờ vào bầu sữa ngân sách.
- Đề án nâng cao chất lượng GDĐH giai đoạn 2019 - 2025 đặt ra mục tiêu: Có ít nhất 2 cơ sở GDĐH được xếp hạng trong số 100 trường ĐH tốt nhất châu Á, 10 cơ sở GDĐH được xếp hạng trong số 400 trường ĐH tốt nhất châu Á. Thực tế diễn tiến trong thời gian qua, theo ông mục tiêu này có đạt được?
- Việc đặt mục tiêu như thế là cần thiết. Nhưng so với quy mô của ĐH Việt Nam mục tiêu đó còn là khiêm tốn. Hiện nay, chúng ta đã có 8 ĐH được vào top châu Á, nên tới năm 2025, tôi nghĩ mục tiêu tăng lên 10 là hoàn toàn khả thi.
Và mục tiêu có ít nhất 2 ĐH được vào top 100 của châu Á cũng có thể thực hiện được. Tuy nhiên, việc vào top 100 nghĩa là phải loại ít nhất 2 ĐH hiện có trong top 100 ra khỏi top này; việc này cần sự nỗ lực rất lớn vì nói chung những ĐH trong top 100 châu Á là rất uy tín.
TS Lê Văn Út
Yếu tố quyết định sức cạnh tranh của các trường ĐH
- Theo kết quả mới nhất của QS châu Á, so với năm trước có trường trụ hạng, nhưng cũng có trường tụt hạng. Theo ông, giải pháp gì để giáo dục ĐH Việt Nam có mặt trên các bảng xếp hạng quốc tế một cách thực chất, từ đó tác động trở lại để nâng cao chất lượng giáo dục ĐH trong nước?
- Như tôi đã nói ở trên, xếp hạng ĐH giống như một cuộc chạy đua, mình chạy thì người ta cũng chạy và có khi chạy nhanh hơn mình. Do đó, được vào các bảng xếp hạng đã khó và việc duy trì cũng như tăng hạng càng khó hơn. Thực tế, có trường ĐH giảm hạng hoặc tăng hạng thì cũng là bình thường.
Để thực hiện thành công các mục tiêu trong Đề án nâng cao chất lượng GDĐH giai đoạn 2019 - 2025, tôi cho rằng các cơ quan hữu quan phải tạo điều kiện thông thoáng hơn nữa cho các cơ sở GDĐH. Trước đây, có lẽ chúng ta rất khó khăn về tài chính; nhưng trong bối cảnh hiện tại vấn đề mà các trường ĐH gặp phải là vướng cơ chế.
Những chủ trương, nghị quyết của Trung ương rất phù hợp với xu hướng phát triển chung và dù đã cụ thể hóa thành luật nhưng khi triển khai xuống lại vướng quy định của các cơ quan chủ quản, đặc biệt là về vấn đề tự chủ ĐH.
Ngoài ra, chúng ta cũng cần thay đổi quan điểm trong cách đánh giá các cơ sở GD ĐH. Đây có thể nói là yếu tố quyết định cho sự phát triển bền vững. Cách làm dễ nhất là chúng ta nên vận dụng các tiêu chí xếp hạng, kiểm định ĐH vào việc xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp cho các trường ĐH Việt Nam.
Tiêu biểu là bộ máy quản trị ĐH, việc bổ nhiệm các chức vụ chuyên môn và đánh giá năng lực nghiên cứu tại các trường ĐH; các yếu tố này có thể nói là quyết định sức cạnh tranh của các trường ĐH trong khu vực và trên thế giới.
Việc lựa chọn nhân sự quản trị tại các trường ĐH Việt Nam bị chi phối bởi nhiều tiêu chí mang tính hình thức, không liên quan gì đến quản trị ĐH. Ban Chấp hành Trung ương đã có nghị quyết hướng tới xem hiệu trưởng các trường ĐH là các CEO và đây có thể nói là một cách tiếp cận phù hợp thông lệ quốc tế theo hướng hiệu quả.
Ngoài ra, chúng ta phải xem lại việc đánh giá thành tựu nghiên cứu khoa học tại các trường ĐH, bởi nghiên cứu khoa học quyết định chất lượng và đẳng cấp các trường ĐH.
Trong thời gian dài, việc đánh giá thành tựu này không phù hợp với thông lệ quốc tế, chúng ta không có định chuẩn một cách đúng nghĩa cho các ấn phẩm khoa học theo từng loại hình từ cơ bản, ứng dụng và chuyển giao.
Hiện nay, các trường ĐH muốn nâng đẳng cấp thì phải nâng chất nghiên cứu khoa học thông qua việc công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí ISI/Scopus (thuộc loại uy tín của thế giới), nhưng những mẫu báo cáo thì lại yêu cầu trả lời có bao nhiêu bài báo trong nước, bao nhiêu bài báo quốc tế một cách rất mơ hồ.
- Xin cảm ơn ông!
Có thể nói, việc thay đổi cơ chế chính sách đối với ĐH mang tính chất quyết định. Trong thời gian qua, một số trường ĐH đã được giao quyền tự chủ và đã mang lại kết quả rất đáng ghi nhận. Điều này cho thấy, việc tự chủ ĐH ở Việt Nam cần được tạo điều kiện nhiều hơn nữa.
Hiếu Nguyễn (Thực hiện)
Theo giaoducthoidai
Nhiều bất ngờ tại Ngày hội 'Học sinh thành phố Bác' Ngày hội "Học sinh thành phố Bác" là dịp để các em trải nghiệm, khám phá để học tập tốt, đạo đức tốt, thể lực tốt... Sáng 1-12, tại Nhà thiếu nhi quận 10, Ngày hội "Học sinh thành phố Bác" năm học 2019-2020 đã diễn ra với chủ đề "Hành trình Học sinh 3 tốt" với sự tham gia của 3.000 học...