7 nguyên nhân gây vàng răng
Vàng răng là nỗi ám ảnh không phải của riêng ai nhất là những người luôn muốn có nụ cười rạng rỡ. Vậy nguyên nhân nào gây răng vàng?
Đây là một trong những lý do phổ biến nhất gây ra vàng răng. Rất nhiều người không có thói quen vệ sinh răng miệng thường xuyên cho đến khi trưởng thành. Khi không chải răng sạch sẽ, một lớp màu vàng mỏng bắt đầu bám vào răng, và dần dần răng ngả sang màu vàng.
Thức ăn
Ăn các thực phẩm hay uống các loại đồ uống có chứa nhiều đường hoặc uống nhiều cà phê không chỉ làm vàng răng mà còn dẫn đến sự đổi màu của răng dưới dạng đốm và vết bẩn.
Video đang HOT
Ngoài ra, hút thuốc lá cũng làm răng đổi màu ngay cả khi bạn chải răng miệng thường xuyên. Các chất hóa học trong nicotine phá vỡ lớp màng bảo vệ men răng dẫn đến hàm răng vàng.
Bệnh
Các bệnh nhiễm trùng và nướu răng có thể lây sang các răng khỏe khác, đồng thời làm xói mòn men răng, dẫn đến vàng răng.
Quá nhiều Florua
Florua rất cần thiết để ngăn chặn răng khỏi bị sâu bằng cách làm cho quá trình suy nhược men chậm lại và tăng cường quá trình bù khoáng tự nhiên khi axit ăn mòn men răng. Tuy nhiên, quá nhiều florua cũng có thể gây ra hiện tượng vàng răng.
Tuổi
Khi tuổi ngày một tăng lên, lớp màng bảo vệ của răng bị mòn để lộ hàm răng đổi màu. Lúc này, mỗi lần răng được tiếp với thức ăn, vết bẩn sẽ dễ dàng thấm sâu vào men răng. Thực tế, khó có thể tránh được vàng răng do tuổi tác.
Thuốc
Hầu hết trẻ em đều uống nhiều thuốc kháng sinh và đây chính là một nguyên nhân làm vàng răng ở trẻ nhỏ. Thuốc chống rối loạn thần kinh và kháng sinh trị dị ứng làm răng đổi sang màu vàng. Chữa bệnh bằng biện pháp hóa học là một nguyên nhân dẫn đến vàng răng.
Di truyền
Một số người có hàm răng vàng là do yếu tố di truyền. Có một số bệnh nhiễm trùng khi mang thai cũng có thể gây ra vàng răng ở trẻ sơ sinh trong quá trình mọc răng của bé.
Theo Tiền Phong
Ăn gì khi bị đau dạ dày?
Tiến sĩ - Bác sĩ Trần Thiện Trung, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cho rằng, ăn uống có vai trò rất quan trọng đối với người bị bệnh loét dạ dày.
Dưới đây là một vài tư vấn về ăn uống cho những người mắc căn bệnh này.
Không ăn quá no, nên nhai kĩ, nuốt chậm: Ăn quá no vì sẽ làm dạ dày phồng căng, sinh ra nhiều axít có hại, dễ gây đau. Khi ăn nên nhai kỹ, nuốt chậm, vì trong khi nhai có thể tăng thêm sự bài tiết của nước bọt, nước bọt có tác dụng giảm axít và bão hòa axít có trong dạ dày.
Nên ăn những thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm và dễ tiêu hóa: Những thức ăn chính như cháo, mỳ sợi nhỏ, cơm nhão... trong đó ăn những thức ăn làm bằng bột mỳ là tốt nhất. Vì những thức ăn này mềm, dễ tiêu hóa, lại có chất kiềm, có tác dụng làm bão hòa axít trong dạ dày.
Các loại thức ăn nên dùng là: sữa, trứng, các loại thực phẩm có tính bao bọc niêm mạc dạ dày như gạo nếp, bột sắn, bánh mỳ... Trong đó, uống một lượng sữa thích hợp là loại thức ăn lý tưởng của người bị loét dạ dày. Tôm cá không những giàu chất Protein với chất lượng cao, mà còn giàu nguyên tố vi lượng kẽm mà cơ thể con người cần thiết, nguyên tố vi lượng là một chất rất quan trọng để làm lành chỗ loét.
Không nên ăn những thức ăn cứng, thô ráp: Các loại quả khô, lương thực cứng, rau cần, hẹ, dưa, măng... là những loại thức ăn khó tiêu hoá, làm hỏng niêm mạc dạ dày, khó lành chỗ loét, thậm chí càng loét thêm.
Tránh những thức ăn có chất hoá học kích thích niêm mạc dạ dày: Cà phê, trà đặc, rượu mạnh, các thức ăn cay, hay những thức ăn dễ sản sinh vị chua và hơi như khoai lang, khoai tây, bánh kẹo, đường dấm, dưa muối là những thức ăn có thể kích thích bài tiết nhiều axít, không có lợi cho việc làm lành chỗ loét.
Nấu nướng cũng phải chú ý: Không nên ăn những thức ăn sống, lạnh, tuyệt đối không nên ăn những thức ăn đã biến chất. Tốt nhất là ăn những thức ăn hấp, xào, nấu, ninh; còn những thức ăn rán, chiên, muối, trộn nộm không dễ tiêu hóa, sẽ tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, ảnh hưởng đến quá trình làm lành chỗ loét.
Những người bị loét dạ dày, còn phải giữ cho tinh thần luôn vui vẻ, gây dựng thói quen tốt trong sinh hoạt, không nên làm việc quá mệt mỏi, căng thẳng, hút thuốc lá và uống rượu, như vậy mới có thể tránh khỏi sự dày vò của căn bệnh này.
Theo Gia Đình & Xã Hội
Bếp - nguồn phát sinh chất gây ung thư Theo thống kê từ tổ chức Y tế Thế giới, 35% số người mắc ung thư trên thế giới là do nguyên nhân liên quan đến thức ăn. Thói quen dinh dưỡng được đánh giá là nguyên nhân số 1 dẫn đến căn bệnh này. Sau đó lần lượt mới đến các nguyên nhân như khói thuốc chiếm tỉ lệ Chất gây ung...