7 nguyên nhân đáng kinh ngạc làm trẻ sơ sinh nhẹ cân khi chào đời
Các mẹ bầu cần biết rằng những điều xảy ra trong quá trình mang thai có thể khiến cho trẻ sơ sinh nhẹ cân khi chào đời.
Tất cả các bà mẹ trên thế giới đều mong muốn con mình được sinh ra thật khỏe mạnh. Điều đầu tiên được quan tâm nhất làtrọng lượng của em bé khi mới sinh. Một đứa trẻ được sinh ra càng nặng, người mẹ càng cảm thấy vui mừng và hạnh phúc. Tuy nhiên, nếu như một đứa trẻ sơ sinh nhẹ cân ngay lúc chào đời, nó có thể trở thành mối quan tâm cho cả gia đình.
Vậy trẻ sơ sinh với cân nặng như thế nào thì được coi là thấp? Thông thường những em bé mới sinh ra có khối lượng dưới 2.5kg được coi là có trọng lượng thấp. Và nếu trọng lượng của em bé dưới 1kg thì được phân vào loại là cực kỳ thấp. Em bé sơ sinh có cân nặng quá thấp có nguy cơ tăng khả năng mắc phải các vấn đề về hô hấp, nhiễm trùng, tiêu hóa và thậm chí là thần kinh.
Trẻ sơ sinh nhẹ cân có thể khiến người lớn lo lắng (Ảnh minh họa).
Dưới đây là 7 nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh nhẹ cân đã được các chuyên gia đưa ra sau khi nghiên cứu và thảo luận :
1. Sinh non
Nếu em bé được sinh ra trước khi bắt đầu tuần thứ 37 của thai kỳ thì được gọi là sinh non. Trong trường hợp này, em bé đã không ở đủ lâu trong bụng mẹ để phát triển đầy đủ và em bé cũng chưa đạt được cân nặng trung bình đối với một trẻ sơ sinh.
2. Mẹ sinh nhiều con một lần
Việc mẹ sinh nhiều con một lần có thể khiến cho trẻ sinh ra với trọng lượng thấp do phải chia sẻ chất dinh dưỡng cùng với các anh chị em (Ảnh minh họa)
Trẻ sơ sinh có thể sẽ không có đủ khối lượng tối thiểu khi người mẹ sinh đôi , sinh ba, sinh bốn hoặc nhiều hơn trong một lần. Điều này xảy ra vì khi có quá nhiều em bé trong bụng mẹ, sức ép lên tử cung của mẹ là nhiều hơn và các em bé phải chia sẻ dinh dưỡng với nhau. Kết quả là các em bé được sinh ra với cân nặng không đủ tiêu chuẩn.
3. Mẹ uống nhiều rượu
Việc các bà mẹ uống rượu trong thời kỳ mang thai cực kỳ có hại cho em bé. Khi mẹ uống rượu, các hóa chất được truyền vào bên trong thai nhi và có thể làm giảm lượng oxy cung cấp cho trẻ sơ sinh và có thể dẫn đến sự ức chế tăng trưởng của trẻ.
Video đang HOT
4. Sự hạn chế tăng trưởng của nội tiết tử cung (IUGR)
Một người mẹ mắc hội chứng IUGR có thể sinh con ra có trọng lượng thấp (Ảnh minh họa)
IUGR là tình trạng mà bào thai không phát triển bên trong tử cung theo đúng mức độ của nó mà nhỏ hơn. Vì vậy, nếu như một em bé được sinh ra đúng ngày mà vẫn có trọng lượng cơ thể thấp thì có thể là do em bé gặp phải trường hợp IUGR. IUGR có 2 loại: đối xứng và không đối xứng. IUGR không đối xứng chủ yếu xảy ra do thiếu dinh dưỡng và huyết áp cao trong thai kỳ. Trong khi đó, IUGR đối xứng thì được gây ra bởi một số bất thường về nhiễm sắc thể, nhiễm trùng tiết niệu và các yếu tố liên quan đến lối sống của mẹ.
5. Tiểu đường
Người mẹ mắc bệnh tiểu đường trong khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ sinh non và dẫn đến việc trẻ được sinh ra với khối lượng thấp. Tuy nhiên, bệnh tiểu đường trong khi mang thai vẫn có thể được điều trị một cách dễ dàng bằng việc tập thể dục phù hợp kết hợp với chế độ ăn và uống thuốc. Điều quan trọng là các bà mẹ cần thay đổi lối sống một cách phù hợp theo yêu cầu của thai kỳ
6. Động kinh
Động kinh xảy ra khi người mẹ mang thai có huyết áp cao và điều này có thể dẫn đến tổn thương thận. Điều này cũng giống như những trường hợp khác khi mang thai, nó làm ảnh hưởng đến việc nhau thai cung cấp không đủ máu và chất dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh làm cho trẻ sơ sinh nhẹ cân.
Việc mẹ bị động kinh trong khi mang thai cũng có thể sinh ra con với cân nặng không đạt chuẩn (Ảnh minh họa)
7. Nhiễm trùng
Người mẹ khi mang thai có thể dễ bị nhiễm trùng hơn do hệ thống miễn dịch yếu. Nếu như những nhiễm trùng này không được phát hiện và điều trị kịp thời nó có thể gây ra các biến chứng khác nhau khi sinh và một trong những biến chứng này là trẻ được sinh ra với trọng lượng thấp.
Với những ảnh hưởng rất đáng ngại từ việc trẻ sơ sinh nhẹ cân khi chào đời, điều bạn cần làm là tránh những nguyên nhân dẫn đến việc trẻ sinh ra với trọng lượng thấp như trên và thực hiện theo những hướng dẫn của bác sĩ trong suốt quá trình mang thai để có thể sinh ra một em bé lớn và khỏe mạnh.
Nguồn: Mom
Theo Helino
Trẻ không được ngủ đủ giấc có thể mắc phải các vấn đề sức khỏe sau đây
Ngoại trừ việc phải uống sữa đầy đủ thì việc ngủ đủ giấc đối với trẻ sơ sinh cũng cần được coi trọng, bởi những đứa trẻ không được nghỉ ngơi đầy đủ có thể mắc phải các vấn đề về sức khỏe.
Khi bạn đang phải bận rộn chăm sóc một em bé sơ sinh, bạn cũng luôn muốn được nghỉ ngơi dù chỉ một vài phút, điều đó chứng tỏ việc nghỉ ngơi luôn giữ vai trò quan trọng với tất cả mọi người. Trong khi người lớn ngủ khoảng 7-8 tiếng mỗi đêm thì trẻ sơ sinh cần nhiều hơn gấp đôi thời gian đó để ngủ. Trên thực tế, trẻ sơ sinh cần ngủ từ 16-18 giờ mỗi ngày. Việc ngủ không đủ giấc có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng. Bác sĩ Yang Linqi, bác sĩ tư vấn nhi khoa tại Trung tâm Nhi khoa Thomson (Singapore) đã chia sẻ về những tác động đối với trẻ khi không được ngủ đủ giấc và một số cách để rèn luyện cho trẻ ngủ đủ giấc.
1. Em bé bị mệt mỏi
Khi bị thiếu ngủ, em bé có thể trở nên mệt mỏi. Điều này được thể hiện khi trẻ quá mệt mỏi và mất thời gian để có thể chìm vào giấc ngủ và đôi khi trở nên khó chịu. Tình hình sẽ càng khó khăn hơn và xấu đi khi trẻ không thể ngủ do mệt mỏi hoặc chỉ ngủ được một lúc và có thể thức dậy bất cứ lúc nào.
Khi không được ngủ đủ giấc em bé có thể sẽ mệt mỏi, khó chịu và dễ thức giấc (Ảnh minh họa)
2. Trẻ hay cáu kỉnh
Việc ngủ không đủ giấc có thể khiến cho trẻ nhà bạn trở nên kén chọn và cáu kỉnh vì điều chúng cần là giấc ngủ nhưng lại không được đáp ứng. Con bạn sẽ trở nên buồn bã và thất vọng.
3. Sự tăng trưởng của trẻ bị ảnh hưởng
Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ. Bác sĩ Yang chia sẻ rằng: " Các giấc ngủ không đều có thể làm rối loạn các bữa ăn của trẻ và sự phát triển của trẻ cũng vì thế mà ảnh hưởng".
4. Trẻ dễ bị béo phì
Khi con bạn bước sang tuổi thứ 3, việc ngủ không đủ giấc có thể dẫn đến các vấn đề như béo phì. Bác sĩ Yang giải thích lý do của việc béo phì do không ngủ đủ giấc đã được xác nhận qua nhiều nghiên cứu là: " Việc thiếu ngủ làm rối loạn chu kỳ sinh học của cơ thể, gây ra những thay đổi về mức độ hoocmon bao gồm cortisol, leptin và ghrelin - những loại hoocmon giúp điều chỉnh năng lượng. Sự mất cân bằng này có thể dẫn đến sự gia tăng năng lượng nhưng lại giảm tiêu thụ. Việc thiếu ngủ có thể dẫn đến các cơn buồn ngủ làm cơ thể ít vận động thể chất và có thể tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu calo hơn".
Ngủ không đủ giấc cũng là một trong những nguyên nhân gây ra béo phì ở trẻ nhỏ (Ảnh minh họa)
5. Nguy cơ cao về các vấn đề sức khỏe lâu dài
Thiếu ngủ có thể dẫn đến việc trẻ phải đối mặt với nguy cơ có thể phải chịu những vấn đề về sức khỏe lâu dài. Việc bị béo phì và tỉ lệ mỡ trong cơ thể quá cao đặc biệt là mỡ bụng, có thể liên quan đến các bệnh mãn tính như gan và tiểu đường.
6. Khiến mẹ dễ bị trầm cảm sau sinh
Khi trẻ ngủ không đủ giấc, ngoài các vấn đề tác động trực tiếp tới trẻ thì việc cha mẹ phải thức để chăm sóc cũng khiến cho các bậc cha mẹ mệt mỏi và căng thẳng. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng việc thiếu ngủ của trẻ thực sự làm trầm trọng hơn chứng trầm cảm sau sinh của các bà mẹ.
Những hậu quả của việc trẻ ngủ không đủ giấc thực sự là rất đáng sợ và có ảnh hưởng vô cùng lớn. Dưới đây là một vài lời khuyên của bác sĩ Yang để các bậc cha mẹ có thể rèn luyện cho con ngủ đủ giấc:
1. Hình thành nên thói quen ngủ lành mạnh
Việc tập cho trẻ một thói quen ngủ có nề nếp sẽ giúp cho việc trẻ ngủ đủ giấc dễ dàng hơn (Ảnh minh họa)
Hãy tập cho trẻ thói quen ngủ bất cứ khi nào có thể, để trẻ nhà bạn có thể ngủ đủ giấc mỗi ngày. Một thói quen ngủ thường xuyên có thể giúp trẻ ngủ nhanh hơn và khi việc ngủ của trẻ đã đi vào nề nếp thì bạn có thể đoán biết trước khi nào thì bé buồn ngủ và có thể dự đoán trước được những điều sẽ xảy ra sau đó. Bác sĩ Yang cũng khuyên rằng hãy cố gắng giữ thói quen ngủ của trẻ đúng với nề nếp và lên kế hoạch cho các hoạt động của gia đình ngoài thời gian ngủ của trẻ.
2. Cho trẻ tắm nước ấm
Có thể bạn chưa biết nhưng việc tắm với nước ấm có thể giúp bé ngủ nhanh hơn rất nhiều. Một chút thay đổi của nhiệt độ cơ thể sau khi tắm có thể khiến trẻ chìm vào giấc ngủ một cách thoải mái hơn và trong khi tắm cho trẻ thì bạn và trẻ cũng có thể cùng nhau chơi đùa.
3. Chuẩn bị một môi trường ngủ thuận lợi
Môi trường mà trẻ sẽ ngủ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ của trẻ. Một phòng ngủ thoải mái, đủ tối, yên tĩnh và nhiệt độ mát mẻ là hoàn toàn lý tưởng cho giấc ngủ của trẻ. Bên cạnh đó bạn cũng có thể chuẩn bị một vài bản nhạc nhẹ nhàng hoặc tiếng ồn trắng để có thể đưa trẻ vào giấc ngủ một cách nhẹ nhàng.
Nguồn: Parent
Theo Helino
Yêu cầu giải quyết dứt điểm việc trao nhầm trẻ sơ sinh trước 20-7 Theo bà Trần Thị Nhị Hà, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội, Sở đã yêu cầu Bệnh viện đa khoa Ba Vì kỷ luật hai nữ hộ sinh liên qua đến việc trao nhầm hai trẻ sơ sinh ngày 1-11-2012, đồng thời giải quyết dứt điểm vụ việc trước 20-7. Ảnh minh họa Ngày 13-7, Sở Y tế Hà Nội đã...