7 người Trung Quốc bị bắt vì đột nhập đảo Guam khi Mỹ thử tên lửa
Cơ quan Hải quan và Kiểm dịch Guam cho hay ít nhất 4 trong số 7 người bị bắt từ ngày 10-11.12 được phát hiện ‘tại khu vực lân cận một cơ sở quân sự’.
Tên lửa Standard Missile-3 Block IIA được phóng bởi Hệ thống Aegis Guam trong cuộc thử nghiệm tại Căn cứ Không quân Andersen của Mỹ ở đảo Guam hôm 10.12. ẢNH: REUTERS
Hãng Reuters ngày 21.12 đưa tin 7 người Trung Quốc vừa bị bắt vì tội xâm nhập trái phép lên đảo Guam vào thời điểm Cơ quan Phòng thủ tên lửa Mỹ tiến hành một cuộc thử nghiệm đánh chặn quan trọng bằng cách sử dụng radar mới.
Cơ quan Hải quan và Kiểm dịch Guam cho hay ít nhất 4 trong số 7 người bị bắt từ ngày 10-11.12 được phát hiện “tại khu vực lân cận một cơ sở quân sự”. Guam có nhiều cơ sở quân sự, trong đó có Căn cứ Không quân Andersen, nơi Mỹ thử tên lửa hôm 10.12.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW-Mỹ) hôm 20.12 đưa ra báo cáo cho rằng “việc tiến hành hoạt động gián điệp chống lại các cơ sở quân sự của Mỹ, đặc biệt là những cơ sở có khả năng phóng tên lửa, có thể cung cấp cho Trung Quốc những thông tin tình báo có giá trị”.
Chính quyền Guam cho biết tất cả công dân Trung Quốc đều đến trên cùng một chiếc thuyền từ đảo Saipan ( Quần đảo Bắc Mariana thuộc Mỹ) và cuộc điều tra vẫn đang được tiến hành.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc không trả lời ngay lập tức đề nghị đưa ra bình luận.
4.000 lính thủy quân lục chiến Mỹ đang được triển khai đến Guam
Mỹ có kế hoạch tạo ra một mạng lưới phòng thủ tên lửa và không quân tại 16 địa điểm xung quanh hòn đảo để ngăn chặn bất kỳ cuộc tấn công tên lửa nào vào Guam. Kế hoạch này khiến bất cứ cuộc tấn công nào cũng sẽ quá phức tạp và tốn nhiều nguồn lực để thực hiện.
Kế hoạch này nhằm mục đích tích hợp các hệ thống phòng thủ tên lửa, radar tiên tiến nhất của Mỹ và có thể tốn tới 10 tỉ USD trong thập niên tới.
Cuộc thử nghiệm ngày 10.12 đã thành công và Cơ quan Phòng thủ tên lửa Mỹ cho biết có thể tiến hành đến 2 cuộc thử nghiệm đánh chặn mỗi năm.
Trung Quốc điều binh chủng tên lửa diễn tập cùng tàu sân bay gần căn cứ Mỹ
Hôm nay 10.5, Đài CCTV đưa tin Binh chủng Tên lửa quân đội Trung Quốc (PLA) gia nhập nhóm tác chiến tàu sân bay Sơn Đông diễn tập gần căn cứ hải quân Mỹ trên đảo Guam.
Máy bay chiến đấu J-15 xuất kích khỏi tàu sân bay Sơn Đông. Ảnh TÂN HOA XÃ
Theo giới phân tích, việc binh chủng tên lửa phối hợp diễn tập với nhóm tác chiến tàu sân bay là động thái phô diễn sức mạnh của quân đội Trung Quốc.
Đài CCTV đưa tin nhóm tác chiến tàu sân bay Sơn Đông vừa khép lại gần 30 ngày diễn tập ở vùng biển Tây Thái Bình Dương, với sự tham gia và phối hợp tác chiến chưa từng có giữa hải quân với Binh chủng Tên lửa PLA và các không đoàn của hàng không mẫu hạm.
Hoạt động diễn tập được tổ chức cách đảo Guam khoảng 740 km về hướng tây bắc trong tháng 4. Cơ quan Phòng vệ Nhật Bản cho biết các tàu tham gia bao gồm tàu sân bay Sơn Đông, một tàu khu trục Type 055, hai tàu khu trục Type 052D, hai tàu hộ vệ Type 054A và một tàu vận tải tổng hợp Type 901.
Trong khi việc Hải quân Trung Quốc diễn tập gần Guam không phải là chuyện gì mới mẻ, một số nhà phân tích cho rằng việc tiết lộ binh chủng tên lửa tham gia hoạt động phản ánh cái gọi là "chiến lược răn đe" của quân đội Trung Quốc, theo báo South China Morning Post hôm 10.5.
Theo các nhà phân tích, điều này nhằm nhấn mạnh PLA đã củng cố được năng lực tấn công chính xác nhằm vào các mục tiêu di động trên biển hoặc căn cứ quân sự nằm ngoài chuỗi đảo phòng thủ thứ nhất.
Chuỗi đảo thứ nhất, thường dùng để chỉ các quần đảo chạy dài từ Okinawa (Nhật Bản), Đài Loan và Philippines, được một số chiến lược gia quân sự gọi là vành đai phòng thủ của PLA nhằm ngăn chặn và phong tỏa hoạt động xâm nhập hoặc rời khỏi khu vực Tây Thái Bình Dương.
Tổng thống Philippines: Mỹ được tiếp cận căn cứ quân sự, nhưng không phải để tấn công
Theo ông Châu Thần Minh, nhà nghiên cứu của tổ chức chính sách về khoa học và công nghệ quân sự tại Bắc Kinh, cuộc diễn tập nhằm thử nghiệm năng lực tấn công chính xác của loạt tên lửa đối hạm Đông Phong trong điều kiện biển xa.
"Binh chủng tên lửa đối mặt thách thức lớn hơn khi cần định vị chính xác mục tiêu nằm ngoài chuỗi đảo thứ nhất", ông Châu nhận định.
"Bản tin của Đài CCTV đề cập tiêm kích J-15D được lắp các thiết bị đối kháng điện tử (ECM) có thể trở thành "mắt thần" của binh chủng tên lửa, cho phép lực lượng này tấn công chính xác mục tiêu ở khoảng cách vài ngàn km", theo chuyên gia Châu.
Những lý do khiến Canada đẩy mạnh chiến lược Bắc Cực Canada đang đẩy mạnh chiến lược Bắc Cực trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng và sự biến đổi ở khu vực do biến đổi khí hậu. Băng tan do nhiệt độ ấm lên tại đảo Greenland thuộc Bắc Cực, ngày 16/8/2023. Ảnh: AFP/TTXVN Theo trang Al Jazeera, hôm 6/12, Canada đã công bố chính sách an ninh dài 37...