7 người phụ nữ đã thay đổi ngành công nghiệp âm nhạc mãi mãi
Đã có nhiều phụ nữ là người dẫn đầu trong ngành công nghiệp âm nhạc, và đây chính là những nhân vật đó.
Beyoncé
Nói một cách đơn giản, Beyoncé là một biểu tượng. Người phụ nữ này đã có tác động đến âm nhạc theo nhiều cách khác nhau, và cô tiếp tục nâng tầm tài năng của mình theo thời gian. Từng là một phần của ban nhạc nữ R & B / pop thành công Destiny’s Child, Beyonce nhanh chóng trở thành một huyền thoại trong sự nghiệp solo. Người phụ nữ này đã được đề cử giải Grammy hơn 60 lần. Vào năm 2013, Beyoncé đã phát hành album phòng thu thứ năm của mình. Album này có chủ đề về nữ quyền trong suốt 14 bài hát, và vài năm sau, siêu sao đã vượt qua hào quang bản thân trong quá khứ để trở lại với album solo Lemonade.
Taylor Swift không chỉ phát triển từ một ca sĩ / nhạc sĩ nhạc đồng quê tuổi teen cho đến một ngôi sao nhạc pop, mà cô còn là nghệ sĩ có sức ảnh hưởng mạnh mẽ. Bên cạnh thành công trên bảng xếp hạng của mình, Taylor còn là người ủng hộ cho quyền lợi của nghệ sĩ trong thời đại trực tuyến ngày nay: “”Âm nhạc là nghệ thuật, và nghệ thuật là quan trọng và hiếm. Những thứ quan trọng và hiếm thì có giá trị. Những thứ có giá trị nên được trả tiền.”
Tác động văn hóa của Madonna đã nói lên cách mà biểu tượng này làm thay đổi cuộc chơi âm nhạc trong những năm qua. Madonna là một nghệ sĩ liên tục thúc đẩy hình ảnh âm nhạc và thông điệp của mình, đồng thời mở đường cho nhiều nghệ sĩ nữ ngày nay.
Trong 35 năm qua, cô đã vượt qua mọi ranh giới với lời bài hát của mình về nhạc pop, đặc biệt là hình ảnh của cô trong các video âm nhạc và các buổi biểu diễn trên sân khấu. Hãy suy nghĩ về việc có bao nhiêu nữ nghệ sĩ ngày nay mô phỏng phong cách khiêu khích tương tự Madonna trong hình ảnh của họ, và có bao nhiêu người không ngại viết những bài hát khuấy động nhờ vào sự mở đường của Madonna.
Trong cuộc đời của mình, Ella Fitzgerald đã thu âm hơn 200 album và với 14 giải Grammy, bà cũng là người nổi bật với chủ nghĩa nữ quyền. Ella là người phụ nữ Mỹ gốc Phi đầu tiên giành được nhiều giải Grammy – và điều đó đã xảy ra tại lễ trao giải Grammy đầu tiên vào năm 1958.
Aretha Franklin sinh ngày 25/3/1942, tại Memphis và lớn lên ở Detroit. Bà bước chân vào sự nghiệp ca hát ở nhà thờ khi mới 10 tuổi và bắt đầu thu âm 4 năm sau đó.
Giai đoạn 1967 – 1975 là thời kỳ hoàng kim của nữ danh ca với một loạt bản hit như “Respect”, “Chain of Fools”, ‘Think”, “(You Make Me Feel Like) A Natural Woman”, “Baby, I Love You”… Trong hơn nửa thế kỷ cống hiến cho âm nhạc, Franklin giành được 25 đĩa vàng và 18 giải Grammy (trong đó có Giải Grammy Huyền thoại sống và Giải Grammy Thành tựu trọn đời) và vô số giải thưởng cao quý cho dòng nhạc Soul mà bà theo đuổi.
Với ca khúc “Respect” (1967), bà là người tiên phong trong phong trào đấu tranh cho nữ quyền thông qua âm nhạc, người phụ nữ da màu hiếm hoi giành được thành công vang dội đến mức có thể gây áp lực không nhỏ lên các nghệ sĩ da trắng khác cùng thời.
Giống như các diva xuất hiện trước cô, Mariah Carey đã ảnh hưởng đến nhiều siêu sao lớn nhất hiện nay bao gồm Beyoncé và Ariana Grande. Giọng hát ấn tượng của cô chỉ là một trong nhiều phẩm chất độc đáo. Mariah Carey giúp thiết lập những xu hướng phổ biến trong âm nhạc ngày nay, đồng thời vận động phụ nữ cầm bút sáng tác.
Kesha
Kesha đã mất nhiều năm để theo đuổi vụ quấy rối trong ngành công nghiệp âm nhạc do Dr. Luke gây ra. Nhưng vào năm 2017, cô đã ra mắt một album mới – và phần truyền cảm hứng nhất của nó là cô không bao giờ bỏ cuộc. Chính việc Kesha đủ can đảm để nói lên sự thật và tiếp tục câu chuyện của mình, không chỉ thông qua nền tảng mà còn với âm nhạc, đã truyền cảm hứng cho nhiều người làm điều tương tự, bao gồm cả các ngôi sao nhạc pop khác.
Theo tin nhac
Aretha Franklin - Người phụ nữ nâng tầm vóc dáng người da màu trong nghệ thuật đương đại của thế giới
Tài năng cùng với chất giọng thánh thót có thể đánh thức giác quan của khán giả, Aretha Franklin được xem là một trong những biểu tượng của dòng nhạc soul.
So với Sam Cooke cùng cuộc đời bi thảm và tràn ngập những biến cố của ông, Aretha Franklin có một chặng đường tuổi thơ êm đềm hơn. Bà là nữ nghệ sĩ "thuần da màu", bởi lẽ thể loại mà Aretha Franklin theo đuổi chính là dòng nhạc do người da màu sáng tạo ra như Jazz, Blues, R&B và đặc biệt là nhạc phúc âm. Hơn hết, bà cũng không ngần ngại thể nghiệm của Pop - vốn là sản phẩm nghệ thuật của người da trắng. Và đặc biệt, bất kỳ ca khúc nào của Aretha Franklin cũng trở thành những nhạc phẩm bất hủ.
Với chất giọng cao vút đặc trưng không trộn lẫn, mỗi lần ca khúc của Aretha được xuất xưởng, đồng nghĩa nó tạo được hiệu ứng mạnh mẽ trong lòng người hâm mộ. Theo nhận định của nhiều người, chất giọng của bà được xem là chuẩn mực trong làng âm nhạc đại chúng khi nó không mắc một lỗi nào. Một trong những màn live đỉnh cao nhất của Aretha phải kể đến "Don"t Play That Song For Me" tại The Cliff Richard Show năm 1970. Tại màn trình diễn này, Aretha hát gần như toàn bộ ở các note treo rất cao một cách chính xác. Có thể nói những ca sĩ thế hệ sau, kể cả những diva hàng đầu thế giới như Mariah Carey cũng chưa đạt được sự chuẩn mực này.
Dĩ nhiên, ngoài tài năng trời phú, Aretha cũng phải trau dồi chất giọng ngay từ lúc nhỏ. Aretha Franklin bắt đầu sự nghiệp ca hát ở nhà thờ vào năm 10 tuổi và bắt đầu thu âm những bản nhạc vào bốn năm sau đó. Chính người cha đã giúp bà nhen nhóm ước mơ trở thành một nghệ sĩ. Cha Aretha là trưởng dàn hợp xướng và ông khuyến khích bà thu âm và thể hiện những ca khúc của mình. Môi trường sinh trưởng là nhà thờ cùng với sự tiếp nhận nhạc phúc âm ngay từ thuở tấm bé tạo điều kiện cho Aretha Franklin phát triển sau này.
Năm 18 tuổi, Aretha kí kết hợp đồng với hãng Columbia Records và bà đã không có thành công như mong đợi. Năm 1966, bà chuyển sang hãng đĩa Atlantic Records. Trong thời gian này, bà đã gặt hái những thành công thương mại lớn. Đầu tiên là album đầu tiên mang tên Aretha. Sau đó, bà phát hành một đĩa đơn mang tên "Won"t Be Long" đạt vị trí 76 trên Billboard Hot 100. Cũng vào năm 1961, Aretha phát hành tiếp ca khúc "Rock-a-Bye Your Baby" đạt vị trí số 37 trên Hot 100. Chỉ sau hai năm hoạt động nghệ thuật, người ta đã tôn vinh là "nữ hoàng nhạc soul".
Ca khúc "Respect"
Một trong những ca khúc đình đám nhất của bà là "Respect" mà cho đến thời điểm này đã được xem là tuyên ngôn nữ quyền và sự tự do của con người. "Respect" là ca khúc mà ở đó, người phụ nữ đòi hỏi một loại tình dục được kết tinh từ tình yêu - nghĩa là có sự tôn trọng và bình đẳng từ người đàn ông - không phải sự rẻ mạt và nghĩa vụ phải phục tùng như bấy lâu nay người phụ nữ phải chịu đựng. Ngay lập tức, ca khúc tạo ra làn sóng nữ quyền và quyền bình đẳng rộng khắp trong những năm 60 của thế kỷ trước, giữa cuộc đấu chính trị vẫn còn nhiều mâu thuẫn. Ca khúc này cũng được đạt vị trí đầu tiên tại Mỹ và Áo.
Tạp chí Time đã xếp bà vào top 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất thế kỉ XX, đứng chung với hàng loạt vĩ nhân ở mọi lĩnh vực khác. Năm 2008, tạp chí âm nhạc danh tiếng của Mỹ Rolling Stone bầu chọn Aretha ở vị trí số một trong danh sách 100 ca sĩ vĩ đại nhất mọi thời đại. Aretha Franklin là một trong những ca sĩ giành được nhiều giải Grammy nhất, với 20 giải Grammy cho tới thời điểm này, trong đó có giải Grammy Huyền thoại sống và giải Grammy Thành tựu trọn đời.
Trải qua nhiều năm tháng, làng nhạc thế giới thay đổi liên tục và luôn đòi hỏi người nghệ sĩ phải thích ứng, nhưng chất giọng và những bài hát của Aretha Franklin vẫn được xem là ca khúc mẫu mực trong làng nhạc thế giới. Ngoài ra, bà cũng là nhân vật nâng tầm vóc dáng của người da màu không những trong công cuộc bình đẳng với người da trắng, mà cả nghệ thuật thế giới đương đại.
Theo Tri Thuc Tre
Xin đừng bỏ lỡ nhau, đừng dửng dưng đến khi người đi rồi mới ôm nuối tiếc Sự xa nhau ngàn dặm bao giờ cũng chỉ bắt đầu từ một bước lùi chân, đừng nghĩ bản thân lùi một bước người kia sẽ tiến lên một bước. Chỉ sợ họ vì tổn thương mà lùi thật nhanh, ta bất giác chạy nhanh cũng chẳng thể nào đuổi kịp. Chẳng khi nào là quá già để không thể mở lòng, chẳng...