7 người nộp lại quà tặng 305 triệu và một cơ quan nhận quà trái quy định
7 người nộp lại quà tặng cho đơn vị với giá trị là 305 triẹu đồng. Qua thanh tra phát hiẹn một cơ quan nhạn quà tạng không đúng quy định, đã thu hồi số tiền vi phạm 210 triẹu đồng.
Tại hội nghị tổng kết công tác năm 2020 và triển khai nhiệm vụ năm 2021 chiều 12/1, Thanh tra Chính phủ cho biết năm 2020 toàn ngành đã triển khai 6.200 cuọc thanh tra hành chính và trên 181.200 cuọc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, phát hiẹn vi phạm về kinh tế 86.369 tỷ đồng, 6.366 ha đất; kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước trên 23.800 tỷ đồng và 830ha đất…
Qua thanh tra đã kiến nghị xử lý hành chính đối với 2.123 tạp thể và 485 cá nhân; ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính tổ chức, cá nhân với số tiền trên 7.000 tỷ đồng; chuyển cơ quan điều tra tiếp tục xử lý 97 vụ, 99 đối tượng…
Thanh tra Chính phủ chuyển hồ sơ liên quan đến những dấu hiệu hình sự, là nguyên nhân dẫn đến thua lỗ trên 2.887 tỷ đồng tại Công ty cổ phần phân đạm và hóa chất Hà Bắc sang Bộ Công an điều tra.
Kết luận nhiều cuộc thanh tra lớn, dư luận quan tâm
Thanh tra Chính phủ cho biết năm 2020 đã tạp trung ban hành kết luận mọt số cuọc thanh tra dư luận xã họi quan tâm như: Thanh tra toàn diẹn Công ty cổ phần phân đạm và hóa chất Hà Bắc ; thanh tra công tác quản lý và khai thác tài nguyên, khoáng sản; quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai, môi trường (tạp trung tại các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Yên Bái, Lai Châu, Hà Giang, Tuyên Quang, Lâm Đồng, Kiên Giang); kiểm tra, xác minh viẹc chấp hành quy định của pháp luật trong viẹc điều chỉnh mức giá bán điẹn thời điểm ngày 20/3/2019, phương pháp tính giá và viẹc thu tiền điẹn thời gian qua.
Ban hành kết luận thanh tra Khu đô thị quốc tế Đa Phước, Đà Nẵng ; dự án Nhà máy Nhiẹt điẹn Thái Bình II và chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản trên đất tại số 69 Nguyễn Du (Hà Nọi) ; kiểm tra, rà soát viẹc chấp hành quy định của pháp luật trong quản lý quy hoạch, giao đất, thực hiẹn đầu tư của các dự án thuọc khu tái định cư Khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP Hồ Chí Minh)…
Thanh tra Chính phủ cũng đã tiến hành 7 cuọc thanh tra, kiểm tra trách nhiẹm trong viẹc thực hiẹn pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
Video đang HOT
Còn thanh tra các bọ, ngành, địa phương tiến hành trên 1.440 cuọc thanh tra trách nhiẹm và đã phát hiẹn 491 đơn vị có vi phạm, kiến nghị xử lý 334 tổ chức, 916 cá nhân.
Năm 2020 có 7 người nộp lại quà tặng với trị giá 305 triệu đồng và có 1 cơ quan nhận quà tặng không đúng quy định với giá trị 210 triệu đồng (Ảnh minh họa).
Một cơ quan nhạn quà tạng không đúng quy định
“Số người nọp lại quà tạng cho đơn vị là 7 người với giá trị quà tạng là 305 triẹu đồng. Qua hoạt đọng thanh tra phát hiẹn 1 cơ quan nhạn quà tạng không đúng quy định, đã thu hồi số tiền vi phạm là 210 triẹu đồng và đang tiến hành xử lý vi phạm ( Sở Công thương, tỉnh Tây Ninh)”- Thanh tra Chính phủ cho hay.
37 người đứng đầu bị kết luận là thiếu trách nhiẹm để xảy ra hành vi tham nhũng đã bị xử lý tại các tỉnh: Bình Thuận, Khánh Hòa, Ninh Bình, Quảng Ngãi, Tây Ninh, Tiền Giang, Trà Vinh.
Qua công tác thanh tra, kiểm tra, cơ quan thanh tra các cấp đã phát hiẹn 34 vụ, 37 người; qua giải quyết khiếu nại, tố cáo, các cơ quan nhà nước phát hiẹn 18 vụ, 28 người; qua công tác tự kiểm tra nọi bọ, các cơ quan, tổ chức đã phát hiẹn 13 vụ, 14 người có hành vi liên quan đến tham nhũng.
Ngoài ra, thông qua hoạt đọng thanh tra, kiểm tra nọi bọ, giải quyết khiếu nại, tố cáo đã phát hiẹn và kiến nghị xử lý 454 vụ, 650 người có hành vi tham nhũng và liên quan đến tham nhũng.
“Hiẹu quả thu hồi tài sản qua công tác thanh tra có chuyển biến rõ rẹt, trung bình đạt trên 73%, trong đó riêng năm 2019, Thanh tra Chính phủ đạt trên 98%. Cơ chế bảo vẹ, khen thưởng xứng đáng người tố cáo hành vi tham nhũng được xây dựng và tổ chức thực hiẹn, góp phần quan trọng nâng cao vai trò, trách nhiẹm của xã họi và mỗi người dân trong phòng, chống tham nhũng”- cơ quan thanh tra đánh giá.
Tuy vậy, Thanh tra Chính phủ thừa nhận viẹc thực hiẹn mọt số nhiẹm vụ còn chạm so với kế hoạch công tác đề ra; tình trạng “tham nhũng vạt”, nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiẹp trong giải quyết công viẹc chưa được ngăn chạn hiẹu quả.
Công tác tự kiểm tra, phát hiẹn tham nhũng trong nọi bọ cơ quan, tổ chức, đơn vị còn hạn chế, có rất ít vụ viẹc, vụ án được phát hiẹn qua tự kiểm tra trong nọi bộ. Tính kỷ luật, kỷ cương của mọt số cán bọ thanh tra còn hạn chế, có trường hợp cán bọ thanh tra mọt số bọ, địa phương vi phạm đến mức phải xử lý hình sự.
Chú trọng thanh tra đột xuất, giải quyết khiếu nại, tố cáo từ cơ sở
Chiều 12-1, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự và chỉ đạo hội nghị trực tuyến, triển khai nhiệm vụ năm 2021 của ngành Thanh tra. Cùng dự có Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc và lãnh đạo các bộ, ngành trung ương, địa phương...
Dự hội nghị tại điểm cầu thành phố Hà Nội có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông.
Theo Thanh tra Chính phủ, thời gian qua, toàn ngành đã góp phần quan trọng cả trong phòng ngừa tham nhũng và phát hiện, xử lý tham nhũng. So với nhiệm kỳ trước, số tiền vi phạm được phát hiện tăng 134%, số tiền kiến nghị thu hồi tăng trên 83%, tỷ lệ thu hồi về tiền tăng trên 5,7 lần; số vụ việc và số đối tượng chuyển cơ quan điều tra tiếp tục xử lý tăng lần lượt là trên 56% và trên 92%.
Năm 2020, toàn ngành Thanh tra đã triển khai 6.199 cuộc thanh tra hành chính và 181.227 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành; phát hiện vi phạm về kinh tế 86.369 tỷ đồng, 6.366ha đất; kiến nghị thu hồi về ngân sách 23.843 tỷ đồng và 830ha đất, xử lý hành chính đối với 2.123 tập thể, nhiều cá nhân. Đồng thời, chuyển cơ quan điều tra tiếp tục xử lý 97 vụ, 99 đối tượng.
Tham luận tại hội nghị, đại diện các địa phương và thanh tra các bộ, ngành nhất trí cao với trọng tâm công tác thanh tra năm 2021 là tập trung giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Các đại biểu cũng tập trung thảo luận, đề xuất nhiều giải pháp nâng cao chất lượng công tác tiếp công dân...
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu thành phố Hà Nội.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận, với nỗ lực, quyết tâm, toàn ngành Thanh tra đã hoàn thành tốt nhiều nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước giao. Nhiều biện pháp phòng ngừa tham nhũng được thực hiện có hiệu quả tích cực. Công tác thanh tra, kiểm tra vụ việc có dấu hiệu tham nhũng được tăng cường, kiến nghị xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật. Việc công khai kết luận kiểm tra, thanh tra đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của cán bộ, đảng viên và nhân dân...
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng chỉ rõ những hạn chế còn tồn tại như: Tình hình khiếu nại, tố cáo vẫn diễn biến phức tạp, lực lượng thanh tra địa phương chưa mạnh...
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, năm 2021, Chính phủ chủ trương tập trung chỉ đạo điều hành, tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhóm nhiệm vụ, giải pháp, gắn với tăng cường công tác thanh tra, đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Ngành Thanh tra và thanh tra các bộ, ngành, địa phương cần bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, thủ trưởng cơ quan hành chính cùng cấp để xây dựng kế hoạch thanh tra và triển khai các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý.
Quá trình triển khai, thực hiện kế hoạch thanh tra năm 2021 theo hướng bảo đảm trọng tâm, hiệu quả, tập trung thanh tra đối với những ngành dễ xảy ra tham nhũng, tiêu cực, lĩnh vực đã xảy ra vi phạm hoặc có nhiều dư luận về những biểu hiện nhũng nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp; chú trọng thanh tra đột xuất.
"Phải kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa với chủ động phát hiện, xử lý kịp thời, đồng bộ, nghiêm minh; trong đó, lấy phòng ngừa là chính, cơ bản, lâu dài, phát hiện, xử lý là khâu đột phá, quan trọng", Thủ tướng đề nghị.
Đồng chí cũng lưu ý ngành Thanh tra chú trọng triển khai thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, kế hoạch của Thanh tra Chính phủ về phối hợp tiếp công dân phục vụ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa Trung ương và địa phương, giải quyết kịp thời, dứt điểm, đúng quy định vụ việc khiếu nại, tố cáo mới phát sinh ngay từ cấp cơ sở, không để phát sinh "điểm nóng". Bên cạnh đó, tiếp tục hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng cấp tỉnh, xây dựng bộ tiêu chí đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng đối với bộ, ngành trung ương, làm cơ sở để thống nhất đánh giá đầy đủ, toàn diện công tác phòng, chống tham nhũng trên phạm vi cả nước; đề xuất ban hành chiến lược, chương trình, kế hoạch về phòng, chống tham nhũng cho giai đoạn tiếp theo.
Thủ tướng trao Huân chương Độc lập và Huân chương Lao động cho các cá nhân có thành tích xuất sắc của ngành Thanh tra. Ảnh VGP/Quang Hiếu
Đối với công tác xây dựng lực lượng, Thủ tướng yêu cầu toàn ngành đề cao kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm công vụ, không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ thanh tra, nhất là cấp cơ sở; chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ ngành Thanh tra. Trên cơ sở đó, xây dựng cán bộ thanh tra chuyên nghiệp, trách nhiệm, kỷ cương, liêm chính, có bản lĩnh, đi đầu trong công tác đấu tranh phòng, chống lãng phí, tiêu cực, trước hết là sự gương mẫu, quyết tâm, quyết liệt của người đứng đầu và tập thể lãnh đạo cơ quan thanh tra các cấp.
Tại hội nghị, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trao các danh hiệu cao quý tặng cán bộ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ có thành tích xuất sắc.
Hà Nội tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng Sáng 23/12, Thành ủy Hà Nội tổ chức hội nghị tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng từ khi thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng (2013-2020) trên địa bàn thành phố Hà Nội; tổng kết công tác nội chính, cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng năm 2020, triển khai nhiệm vụ trọng tâm...