7 người ngộ độc do ăn củ lạ
7 người ở huyện Bảo Thắng sau khi ăn canh nấu với một loại củ rừng mua tại chợ, chóng mặt, nôn, tê lưỡi và tê đầu tay chân.
Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, ngày 3/11 thông tin 7 người này thuộc 3 gia đình, mua loại củ rừng tại chợ Cốc Lầu và thôn Trung Đô, xã Bảo Nhai, huyện Bắc Hà, về nấu canh xương. Đây là loại củ kích thước lớn nặng khoảng 5 kg, bên ngoài có nhiều lông trông giống củ từ, mọc hoang dại trên rừng nên người dân thường gọi là củ từ rừng.
7 người được đưa vào bệnh viện cấp cứu với các triệu chứng chung là đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn kèm theo tê lưỡi và tê bì đầu ngón tay chân. Bác sĩ chẩn đoán họ bị ngộ độc do ăn loại củ lạ.
Lào Cai là tỉnh miền núi có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống với tập tục và thói quen thu hái các loại củ, quả rừng về làm thức ăn. Do nhiều loại củ rừng có đặc điểm hình thái giống nhau, người dân dễ nhầm lẫn giữa các loại củ ăn được và không ăn được dẫn đến những vụ ngộ độc.
Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân không ăn các loại động vật, thực vật lạ, củ, quả rừng chưa biết rõ. Sau khi ăn, nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường, cần đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
Video đang HOT
Loại củ rừng khiến 7 người ngộ độc sau khi ăn. Ảnh: Cục An toàn thực phẩm
F0 nào được sử dụng thuốc kháng virus Molnupiravir?
Ngày 27-8, Sở Y tế TP.HCM có văn bản hướng dẫn sử dụng thuốc kháng virus Molnupiravir cho người F0 có triệu chứng nhẹ.
Một gói thuốc gồm 20 viên hàm lượng 400mg, dùng trong 5 ngày điều trị.
Các bác sĩ Bệnh viện dã chiến huyện Bình Chánh hướng dẫn F0 sử dụng thuốc đúng chỉ định - Ảnh: THU HIẾN
Đối tượng sử dụng thuốc Molnupiravir là người có kết quả xét nghiệm COVID-19 dương tính (RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên), độ tuổi từ 18 - 65 tuổi và đồng ý tham gia chương trình sử dụng thuốc Molnupiravir, có kiểm soát tại cộng đồng cho người mắc COVID-19 có triệu chứng ở mức độ nhẹ.
Người F0 có triệu chứng nhẹ gồm có các triệu chứng như: sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi, nhịp thở 20 lần/phút, SpO2 96% khi thở khi trời và không có các dấu hiệu viêm phổi hoặc thiếu oxy.
Sở Y tế đã phân bố số lượng và hướng dẫn quy trình tiếp nhận, cấp phát thuốc Moluptravir cho các quận, huyện, TP Thủ Đức, đề nghị các Trung tâm Y tế khẩn trương tiếp nhận và cấp phát từng người F0 đang cách ly tại nhà trên địa bàn quản lý, đảm bảo đúng người, đúng đối tượng theo hướng dẫn.
Trạm Y tế lưu động khi cấp phát thuốc cho người F0 khi đang cách ly tại nhà, phải hướng dẫn theo dõi các triệu chứng hoặc dấu hiệu không mong muốn qua ứng dụng "khai báo y tế điện tử" và quản lý danh sách người F0 được cấp phát thuốc trên phần mềm "Hệ thống quản lý người cách ly và người bệnh COVID-19" nhằm thuận tiện cho việc quản lý và thống kê báo cáo.
Từ ngày 27-8, Bộ Y tế cùng Sở Y tế TP.HCM sẽ đưa thuốc kháng virus Molnupiravir vào điều trị cho các ca F0 trong cộng đồng.
Hiện doanh nghiệp sản xuất thuốc Molnupiravir trong nước cũng đã sẵn sàng tài trợ lô thuốc đầu tiên với 16.000 liều, đến 5-9-2021 sẽ cung cấp thêm 100.000 liều (tổng cộng 116.000 liều, tương ứng 2.320.000 viên Molnupiravir 400mg).
Cơ sở của việc đưa loại thuốc này vào sử dụng thí điểm điều trị COVID-19, theo Bộ Y tế, dựa trên những kết quả nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng thuốc kháng virus Molnupiravir trong điều trị COVID-19 đã được công bố tại một số nước.
Theo đó, thuốc cho kết quả khả quan về tính an toàn, khả năng dung nạp, đặc biệt làm sạch hoặc giảm tải lượng virus rõ rệt ở bệnh nhân mắc COVID-19 vừa và nhẹ sau 5 ngày điều trị, kéo theo giảm tỉ lệ nhập viện, giảm tử vong.
5 người nhập viện do uống rượu ngâm củ cây Thương Lục BVĐK tỉnh Hòa Bình đã kích hoạt hệ thống báo động đỏ của bệnh viện cấp cứu 5 bệnh nhân ngộ độc do uống rượu ngâm với cây Thương Lục. 5 bệnh nhân nhập viện với các triệu chứng giống nhau như: tê lưỡi, đau bụng dữ dội, nôn, tiêu chảy, vã mồ hôi, khó thở... Qua khai thác nhanh, cách đó khoảng...