7 ngọn núi cao nhất ở từng lục địa
Các ngọn núi cao nhất trên mỗi châu lục không chỉ có cảnh quan tuyệt đẹp mà còn là thử thách luôn khơi gợi khao khát chinh phục của những người đam mê leo núi.
Đỉnh Everest, châu Á, 8.849 m: Đỉnh Everest nằm trong khối núi Mahalangur Himal thuộc dãy Himalaya ở Nepal là đỉnh núi cao nhất trên Trái Đất so với mực nước biển. Từ tháng 3 đến tháng 5 hàng năm là mùa thu hút du khách từ khắp nơi đến chinh phục “nóc nhà của thế giới”. Ảnh: Angus Gormley.
Aconcagua, Nam Mỹ, 6.962 m: Aconcagua là ngọn núi cao nhất ở cả bán cầu tây và nam, đồng thời cũng là đỉnh núi cao nhất ở châu Mỹ. Ngọn núi này nằm trong dãy Andes ở tỉnh Mendoza, Argentina. Khu vực đỉnh núi cách biên giới Chile 15 km. Đây là một ngọn núi lửa đã ngừng hoạt động, được chinh phục lần đầu vào năm 1897. Ảnh: Magicaltravelling.
Denali, Bắc Mỹ, 6.190 m: Ngọn núi cao nhất Bắc Mỹ này còn có tên gọi là McKinley, tọa lạc ở bang Alaska nước Mỹ. Denaki được biết đến với nhiệt độ khắc nghiệt, từng ghi nhận thấp tới âm 59,7 độ C với gió lạnh âm 83,4 độ C. Ảnh: Georealm.
Núi Kilimanjaro, châu Phi, 5.895 m: Kilimanjaro với 3 chóp núi lửa hình nón Kibo, Mawensi và Shira, là một núi lửa dạng tầng không hoạt động ở đông bắc Tanzania. Đây là ngọn núi đứng một mình cao nhất thế giới với độ cao 4.600 m từ chân núi và là đỉnh núi cao nhất châu Phi. Ảnh: Anna Omelchenk.
Video đang HOT
Vinson Massif, Nam Cực, 4.892 m: Vinson Massif cách cực Nam của Trái Đất 1.200 km. Ngọn núi cao nhất Nam Cực lần đầu tiên được chinh phục vào năm 1963 bởi American Alpine Club. Đây là hoạt động ghi dấu mốc lịch sử do điều kiện đặc biệt nguy hiểm tại đây. Ảnh: Georealm.
Puncak Jaya, châu Đại Dương, 4.884 m: Puncak Jaya là đỉnh cao nhất của núi Jayawijaya trong dãy núi Sudirman ở tỉnh Papua, Indonesia. Ngọn núi này còn được đặt tên là “Carstensz Pyramid” theo tên nhà thám hiểm người Hà Lan Jan Carstenszoon, người châu Âu đầu tiên nhìn thấy sông băng trên đỉnh núi vào năm 1623. Đây cũng là nơi có một trong những mỏ khoáng sản lớn nhất thế giới (mỏ vàng và đồng Grasberg cách Puncak Jaya 4 km). Ảnh: Alex Van Steen.
Núi Elbrus, châu Âu, 5.642 m: Elbrus là ngọn núi lửa không còn hoạt động ở dãy núi Kavkaz, miền Nam nước Nga. “Nóc nhà châu Âu” được đánh giá là dễ chinh phục so với đỉnh núi cao nhất trên các châu lục khác. Tuy nhiên, nơi này vẫn tiềm ẩn nhiều thách thức do thời tiết khắc nghiệt và khó đoán trước, như gió lớn hay chênh lệch nhiệt độ cao. Ảnh: Geographyrealm.
Vượt những 'sống lưng khủng long' để săn mây trên đỉnh Tà Xùa
Dù không phải dân trekking chuyên nghiệp, du khách Nguyễn Phương Thảo (Yên Bái) vẫn "liều mình" chinh phục chặng dài 14 km để ngắm Tà Xùa chuyển sắc.
Đỉnh Tà Xùa thuộc xã Bản Công, huyện Trạm Tấu (Yên Bái) với độ cao 2.865 m so với mực nước biển. Đây là ngọn núi ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Yên Bái và Sơn La, nằm trong top những đỉnh núi cao nhất Việt Nam. Vài năm gần đây, Tà Xùa "lọt vào mắt" của hội mê trekkking, yêu săn mây và thích ngắm hoa đỗ quyên.
Khác với đỉnh Tà Xùa ở huyện Bắc Yên (Sơn La) có thể di chuyển bằng xe máy, đỉnh Tà Xùa (Yên Bái) chinh phục khó khăn hơn nhiều. Theo lời kể từ Phương Thảo, hành trình chinh phục Tà Xùa là những ngày băng rừng, vượt núi với nhiều cung bậc cảm xúc.
Trong hành trình trekking, nữ du khách gặp những "sống lưng khủng long" liên tiếp, có đoạn kéo dài 1,2 km, di chuyển khó khăn và tốn nhiều sức lực. Để đi hết đoạn đường này mất gần 3 giờ.
Tháng 12, thời tiết dần chuyển từ thu sang đông, Tà Xùa vào mùa thay lá. Từng mảng màu vàng, xanh và đỏ xen kẽ trên triền núi. Lúc này, hoa anh đào, hoa đỗ quyên, táo mèo cũng rục rịch đơm nụ để chuẩn bị mùa xuân bung nở.
Với Phương Thảo, mỗi mùa Tà Xùa đều toát lên vẻ đẹp riêng. Nữ du khách chọn trekking vào thời điểm này vì thích ngắm Tà Xùa ở một khía cạnh mới. "Ở Tà Xùa, thảm thực vật đa dạng. Trekking mùa thay lá, tôi có dịp chứng kiến sự thay đổi sắc tố màu, tạo nên bức tranh thiên nhiên khá vui mắt", người này chia sẻ.
Dọc đường đi, du khách được chiêm ngưỡng những khung cảnh tựa "thiên đường hạ giới" của Tà Xùa. Hai bên phủ kín bởi biển mây, từng đợt gió lùa mây tràn qua núi. Đôi lúc gió thổi mạnh, đỉnh núi phía xa hiện dần khi lớp mây bay đi.
Điều đặc biệt nhất ở Tà Xùa nằm ở rừng rêu nguyên sinh cuối hành trình, gần đỉnh núi. Phương Thảo kể: "Tôi phải dậy từ 4h để tiếp tục trekking từ lán nghỉ ở độ cao 2.500 m. Lúc đầu, trời khá tối, phải dùng đèn pin chiếu sáng con đường mòn. Khi dần có ánh sáng lấp ló cũng là lúc bước vào rừng rêu. Cây lớn, cây nhỏ đều được rêu phủ kín từ mặt đất đến cành, pha với sương mù khiến cảnh sắc nơi đây càng trở nên huyền bí và ma mị".
Thời gian đẹp nhất để chinh phục Tà Xùa là từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Người có kinh nghiệm và thể lực tốt có thể đi 2 ngày, người mới nên đi 3 ngày. Quãng đường di chuyển chia thành nhiều điểm. Mỗi điểm đều có lán nghỉ và khoảng cách cụ thể để du khách dự tính hành trình theo sức khoẻ.
Từ chân núi, du khách có thể thuê người hướng dẫn (guide), người vận chuyển đồ (porter) để tránh mất sức. "Thiên nhiên và con người Tà Xùa đều tuyệt. Sắp tới, tôi tin cung đường trekking Tà Xùa sẽ được nhiều người biết và đến trải nghiệm", Thảo bộc bạch.
'Châu Âu: Cứ mơ mộng và lên đường' Nếu là người có tâm hồn đam mê xê dịch và khám phá, có phong cách đi chậm rãi, thong dong thì 'Châu Âu: Cứ mơ mộng và lên đường' đích thực là những trang viết dành cho bạn. Cuốn sách Châu Âu: Cứ mơ mộng và lên đường (tác giả Cúc T.) do Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM phát hành. Đọc...