7 ngôi đền, chùa đẹp nổi tiếng châu Á
7 ngôi đền, chùa độc đáo sau không chỉ là nơi thực hành tín ngưỡng của các tín đồ tôn giáo mà còn là địa điểm du lịch thu hút nhiều du khách đến tham quan, thưởng ngoạn.
Ảnh: Mapsofworld.
Đền Thiên Đàn, Bắc Kinh (Trung Quốc): Đền Thiên Đàn được xây dựng vào thế kỷ 15, dưới thời hoàng đế Vĩnh Lạc. Ngôi đền nằm yên bình trong khuôn viên rộng 267 ha ở trung tâm thủ đô Bắc Kinh. Ngày nay, nhiều nghệ sĩ, vũ công thường tụ họp tại đây để luyện tập võ thuật cùng các màn biểu diễn. Đền Thiên Đàn cũng là địa điểm thiền định của người dân địa phương.
Ảnh: Travelure.
Đền có kiến trúc độc đáo với điện lớn hình tròn có 3 tầng mái được trang trí tráng lệ. Đây là nơi hoàng đế cầu nguyện mùa màng tốt tươi, thiên hạ thái bình. Khi ghé thăm đền, khách du lịch sẽ thấy được lối kiến trúc cổ đại ấn tượng của người Trung Quốc xưa.
Ảnh: Tripsavvy.
Wat Rong Khun, Chiang Rai (Thái Lan): Đền Wat Rong Khun còn có tên gọi là đền Trắng. Công trình được xây dựng cuối thế kỷ 20 trên nền một ngôi chùa cũ. Chalermchai Kositpipat, một nghệ sĩ địa phương, đã quyết định xây dựng đền bằng tiền riêng để bày tỏ lòng thành kính của mình đối với Đức Phật.
Ảnh: Asia Society, Outpost Magazine.
Điểm nhấn của công trình là cây cầu bắc qua hồ nước nhỏ và hình ảnh những bàn tay đang vươn ra bên dưới, tượng trưng cho ham muốn của con người. Cây cầu mang ý nghĩa con đường dẫn đến hạnh phúc của mỗi người phải vượt qua những cám dỗ, tham lam của chính mình.
Ảnh: South China Morning Post.
Chùa Shwedagon, Yangon (Myanmar): Chùa Shwedagon không giống một ngôi ngôi đền nào ở châu Á bởi vẻ bề ngoài độc đáo, lấp lánh và rực rỡ sắc vàng. Chùa cao 110 m, bảo tháp được bao phủ bằng vàng và đỉnh được nạm 5.448 viên kim cương, trong đó có viên 76 carat.
Ảnh: Coconuts.
Shwedagon có tuổi đời hơn 2.500 năm. Trong chùa còn lưu giữ 8 sợi tóc của Đức Phật Thích Ca, bảo vật linh thiêng nhất của Phật giáo. Ngày nay, chùa đã trở thành nơi hành hương của các tín đồ theo đạo Phật.
Video đang HOT
Ảnh: Wandernesia.
Đền Borobudur, Java (Indonesia): Trong khi chùa Shwedagon gây ấn tượng với ánh hào quang tỏa sáng, đền Borobodur lại tạo sức hút với sắc trầm, mộc mạc từ những bức tượng được tạc bằng đá núi lửa màu xám. Đền được xây dựng vào thế kỷ thứ 9 theo phong cách kiến trúc Phật giáo Java. Đây là kỳ quan Phật giáo lớn nhất thế giới.
Ảnh: Getty Images.
Ngày nay, đền Borobodur là địa điểm hành hương cho các Phật tử. Mỗi năm một lần, người dân tại Indonesia lại tổ chức đại lễ Phật Đản tại ngôi đền. Đây cũng là niềm tự hào của dân địa phương và là điểm thu hút nhiều khách du lịch nhất tại quốc gia này.
Ảnh: Amazon.
Đền Harmandir Sahib, Amritsar (Ấn Độ): Đền Harmandir Sahib còn được gọi là đền Vàng, nơi đây được xem là chốn linh thiêng nhất của đạo Sikh. Đền được xây dựng từ thế kỷ 16, để đánh dấu vị trí bên cạnh một hồ nước nơi Đức Phật và đạo sư Nanak, người sáng lập đạo Sikh, từng ngồi thiền.
Ảnh: Tallengestore.
Kiến trúc đền được pha trộn giữa phong cách Ấn Độ giáo và Hồi giáo với điểm nhấn mái vòm, được bao phủ trong 750 kg vàng. Bất cứ ai có dịp ghé thăm đều bị thu hút trước vẻ đẹp của ngôi đền nằm bên hồ nước linh thiêng.
Ảnh: Yong.
Đền Angkor Wat, Campuchia: Đền Angkor Wat ban đầu được xây dựng như một ngôi đền Hindu. Quần thể đền thờ Angkor Wat được coi là Di tích Tôn giáo lớn nhất thế giới, với diện tích 162,6 ha.
Ảnh: Tinhhoa.
Angkor Wat nổi tiếng với sự hùng vĩ và hài hòa từ các bức phù điêu rộng lớn, hồ nước đẹp như tranh và những hoa súng nở rực rỡ, nên thơ trên mặt nước. Địa điểm này đã trở thành biểu tượng trên quốc kỳ của Campuchia và là nơi thu hút du khách hàng đầu đất nước.
Ảnh: Go Bhutan.
Đền Tiger’s Nest, Bhutan: Đền Tiger’s Nest là địa điểm thiêng liêng của Phật giáo trên dãy Himalaya, nằm cheo leo bên vách đá của thung lũng Paro, Bhutan. Tu viện này được xây dựng xung quanh địa điểm của hang động, nơi đạo sư Padmasambhava từng giới thiệu Phật giáo đến Bhutan bằng cách thiền định trong ba năm, ba tháng, ba tuần, ba ngày và ba giờ.
Ảnh: Swan Tours.
Đến đây bạn sẽ được lắng nghe tiếng thác đổ và đắm chìm trong cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ của núi rừng. Tất cả hòa quyện giữa mây trời huyền ảo khiến du khách như có cảm giác lạc vào xứ sở thần tiên.
Theo news.zing.vn
Đông đảo du khách về thưởng ngoạn cầu kính cao nhất Việt Nam
Cầu kính Rồng mây trong suốt ở khu du lịch Thác Trắng, trên lưng đèo Hoàng Liên Sơn (Lai Châu) đang là điểm đến của đông đảo du khách.
Cây cầy kính cao nhất Việt Nam nằm trên lưng đèo Hoàng Liên Sơn (Tam Đường, Lai Châu) ở độ cao trên 2.800 m so với mực nước biển mới chính thức đi vào hoạt động sau gần 2 năm thi công xây dựng
Đây là một trong những hạng mục đặc sắc, được đông đảo du khách kỳ vọng tại Dự án khu du lịch Thác trắng.
Công trình đặc sắc bởi có hệ thống thang máy cao 300m ăn sâu vào lòng núi, nối với cầu kính dài 60m dẫn đến khu nghỉ dưỡng mạo hiểm trên đỉnh núi cao khoảng 600m so với quốc lộ 4D.
Để lên được chân thang máy, du khách phải vượt chặng đường trung chuyển bằng ô tô lên độ cao khoảng 300m...
...và đi bộ vào đường hầm sâu trong lòng núi khoảng 70m.
Từ đây, du khách sẽ bắt đầu hành trình thử cảm giác mạnh bằng thang máy bằng kính trong suốt để lên cầu.
Từ vách núi ra thân cầu có chiều dài hơn 60m và giai đoạn I được làm 2 làn kính dành cho những người thích cảm giác mạnh, 1 làn sắt cho những người sợ độ cao.
Từ trên độ cao khoảng 600m nhìn xuống qua mặt kính trong suốt sâu hun hút, không ít du khách cảm thấy chóng mặt, dựng tóc gáy vì... sợ.
Ngay trong ngày đầu khai trương, khu du lịch cầu kính Rồng mây đã đón khoảng 1.000 du khách tới thăm quan, khám phá.
Tại đầu cầu có 3 điểm view nhìn ra 3 hướng, từ đây du khách bao quát hầu hết các đỉnh núi trong quần thể vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn.
Theo đại diện chính quyền huyện Tam Đường (Lai Châu), đây là dự án khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, mạo hiểm độc đáo nhất Việt Nam hiện nay.
Để đảm bảo an toàn, du khách phải sử dụng vải bao chuyên dụng khi đi lại trên mặt kính, tránh trơn trượt.
Ở độ cao 2.800 m so với mực nước biển, hình ảnh mây vờn núi trên khu du lịch cầu kính Rồng mây thường diễn ra suốt cả ngày.
Ở trên độ cao 600 m so với mặt đường quốc lộ, du khách thỏa sức ngắm cảnh mây núi Hoàng Liên Sơn.
Theo quy hoạch của dự án, khu du lịch cầu kính Rồng mây khi hoàn thành sẽ phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí cho từ 5.000 - 50.000 lượt khách du lịch/năm.
Giá vé được Ban quản lý khu du lịch bán ra là 400.000 đồng/người lớn và 200.000 đồng/1 trẻ em cao trên 1m/lượt.
Từ trên cao, du khách thỏa sức ngắm cảnh núi non điệp trùng và chỉ trong 2 ngày khai trương cuối tuần, khu du lịch cầu kính Rồng mây đã đón trên 2.000 lượt du khách.
Ngoài việc thưởng ngoạn thang máy và cầu kính, du khách sẽ được men theo vách núi dựng đứng để thử cảm giác mạnh...
...chiêm ngưỡng hệ thống tiểu cảnh trên độ cao 2.800 m./.
Khắc Kiên/VOV-Tây Bắc
Theo vov.vn
Cây bạch quả ngàn năm nổi tiếng biến hóa "chết cười" chỉ vì... Theo thông tin đăng tải, cây bạch quả ngàn năm này đã có tuổi đời hơn 1400 năm. Mỗi năm, đến thời kỳ lá cây chuyển vàng, sẽ thu hút một lượng lớn du khách đến thưởng ngoạn cảnh đẹp. Tại Quan Âm Thiền Tự, thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc có một cây bạch quả ngàn năm vô cùng...