7 ngày trải nghiệm văn hoá Campuchia tại miền Tây
Chiều 19-11, tại Bảo tàng TP Cần Thơ đã long trọng tổ chức lễ khai mạc triển lãm “ Campuchia – Vương quốc Văn hoá” nằm trong khuôn khổ Tuần văn hoá Campuchia tại Việt Nam.
Chương trình do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Việt Nam phối hợp với Bộ Văn hoá và Nghệ thuật Campuchia tổ chức. thu hút rất đông người dân và sinh viên miền Tây tham quan.
Theo tuổi trẻ
Nghệ sĩ Campuchia hàn gắn nỗi đau diệt chủng bằng âm nhạc
Sức mạnh của âm nhạc và nghệ thuật có khả năng ảnh hưởng đến các thế hệ, đó là những gì đã được phản ánh quá rõ ràng, và là lí do vì sao các chế độ độc tài thường muốn kiểm soát giới nghệ sĩ.
Chế độ Khơ me đỏ tại Campuchia không phải là một ngoại lệ. Rất đông các nhạc sĩ, nghệ sĩ đã bị Pol Pot diệt. Nhưng một số người vẫn còn lưu giữ những kí ức, và giờ là lúc họ kể lại.
Ca khúc "Kamara Rongkaam", tạm dịch là "Cả nước đau thương" kể câu chuyện về những gia đình bị li tán, tra tấn dưới sự cai trị của chế độ Cộng sản tàn bạo bậc nhất tại Campuchia - Khơ Me Đỏ.
Người ca-nhạc sĩ mù Kong Nai, đôi khi còn được biết đến với danh xưng Ray Charles của Campuchia, là một trong số ít nghệ sĩ nhạc dân gian sống sót sau thời kì Khơ me đỏ.
Mới đây, ông được nhà sản xuất người Mỹ từng đoạt giải Grammy, Ian Brennan, mời tham gia một dự án ghi lại những câu chuyện âm nhạc bị lãng quên về chế độ diệt chủng. Ông cho biết:
"Dự án này rất đặc biệt bởi nhạc sĩ Kong Nai đã chính thức nghỉ hưu, nhưng ông vẫn đồng ý thu âm với chúng tôi. Dự án này mời gọi mọi người viết nhạc, hoặc trình bày những bài hát nói về những trải nghiệm của họ với nạn diệt chủng."
Tại thủ đô Washington DC, nhà sản xuất 53 tuổi này, người đang thu âm những giai điệu nói về chiến tranh và diệt chủng, chia sẻ về cuốn sách "Silenced by Sound", và album "Khmer Rouge Survivors: They will kill you, if you cry," phát hành năm 2016.
Album này tập hợp 14 ca khúc dân gian tiếng Khơ me, được trình bày bởi những báu vật của nền âm nhạc dân tộc như nhạc sĩ Kong Nai, hay Arn Chorn-Pond- một binh sĩ trẻ em dưới thời Khơ me Đỏ. Câu chuyện của họ đã được đặt thành tên của album này.
Những bài hát mang đầy những trải nghiệm cá nhân.
Ian Brennan nói: "Có một bài hát đích thực là thuật lại những gì đã diễn ra- kể lại việc mẹ anh ấy chết ra sao, anh ấy bị thương thế nào. Và có những người cũng lựa chọn một bài hát mà gắn liền với thời kì đó."
Có đến 90% số nhạc sĩ, nghệ sĩ nằm trong số 1,7 triệu người bị hại dưới thời Khơ Me Đỏ vào những năm 1970, đẩy Campuchia ngấp nghé bờ vực của sự diệt chủng văn hoá.
Ian Brennan đang tiến hành thu âm tại một số nơi như Campuchia, và nhiều quốc gia khác tại Châu Á, Châu phi và Đông Âu.
Cuốn sách của ông, "Silenced by Sound" cho rằng những tài năng âm nhạc có mặt tại khắp mọi nơi trên trái đất, và đáng để tìm kiếm thứ âm nhạc mà bạn sẽ không bao giờ được nghe trên radio.
Ian Brennan cho biết: "Những người sống tại các quốc gia nói tiếng Anh cần cố gắng tìm kiếm và tiếp nhận những nền văn hoá khác, thực tế này có chút tiến bộ trong khoảng 5, 10 năm trở lại đây. Đối với tôi, đó đơn giản là việc lắng nghe những giọng hát, những thứ cuối cùng đã vượt qua ranh rới của ngôn từ."
Brennan cho biết chỉ cần lắng nghe những người ca sĩ như Keut Ran, có thể khiến khán giả thay đổi, ngay cả khi không hiểu ca từ, hoặc thậm chí không hiểu ngôn ngữ của người thể hiện.
Cái bạn cần đó là sự mở lòng để lắng nghe.
Theo voa
Cất vó bắt cá thiểu, chỉ cất vài vó là đủ bữa ăn Hôm nay 2 chị em ra thăm cái vó của chú 6 trong xóm, mùa này chỗ này chỉ có cá thiểu là nhiều. Cất vài vó được hơn 1kg cá thiểu về kho tiêu ăn với dưa leo và chuối chát. Bữa cơm đơn giản vậy mà ngon. Theo thôn nữ miền tây