7 năm bế tắc khi tranh cãi tiền nong với vợ
Hiện tại, với thu nhập của gia đình, theo tôi vẫn đủ, nhưng theo vợ thì thiếu. Tôi đề nghị vợ cắt bớt các khoản chi tiêu không cần thiết, nhưng vợ phản đối.
Tôi năm nay 30 tuổi, lập gia đình được 7 năm, vợ sắp sinh thêm em bé thứ 4. Kinh tế gia đình chỉ đủ ăn, hiện vẫn ở nhà thuê. Vợ tôi là giáo viên mầm non, nghỉ việc đã 2 năm từ khi sinh cháu thứ 3. Hiện tại đang thử việc ở một trường mầm non.
Tôi đang làm cộng tác viên cho một công ty của nước ngoài, chuyên về an toàn của xe hơi. Thu nhập hiện tại của tôi chỉ đủ trang trải chi phí trong gia đình, không thể tiết kiệm gì thêm. Cháu lớn đã vào lớp 1, một buổi học ở trường, một buổi gửi ở nhà cô chủ nhiệm. Hai cháu nhỏ đang học mẫu giáo.
Bản thân tôi đã trải qua cuộc sống rất khó khăn, bữa ăn tuổi thơ chỉ cơm độn khoai mỳ nên chủ trương của tôi là luôn tiết kiệm, tích lũy. Chấp nhận khó khăn thực tại để có gì đó cho ngày mai. Vợ tôi thì lo lắng con cái thiếu cái này, thiếu cái kia, không bằng bạn bằng bè. Mâu thuẫn lớn nhất trong gia đình là vấn đề chi tiêu.
Từ trước đến giờ chuyện tiền bạc tôi hoàn toàn giao cho vợ quản lý. Mọi thu nhập tôi đều đưa hết cho vợ. Khi thấy tình trạng gia đình thiếu hụt, phải vay mượn, tôi đã bàn với vợ lên kế hoạch chi tiêu rõ ràng. Hiện tại, với thu nhập của gia đình, theo tôi thì vẫn đủ, nhưng theo vợ thì thiếu. Tôi đề nghị cô ấy cắt bớt các khoản chi tiêu không cần thiết, vợ bảo không thể cắt khoản nào. Kinh tế thiếu hụt, vợ vẫn muốn cho cháu lớn đi học bóng rổ, cháu nhỏ đi học múa ba-lê.
Hiện tại vợ hay cho người thân mượn tiền, lúc lại mượn tiền của người thân. Chuyện này cô ấy không nói gì với tôi. Đôi lần em thấy vợ trả tiền hoặc nhận tiền của người thân, lúc đó em hỏi vợ mới nói. Mâu thuẫn đỉnh điểm khi vợ thông báo tiền lương tháng này phải trả nợ cho em vợ thế này, trả cho mẹ vợ thế nọ. Sẵn có tiền trong túi, tiện đường tôi ghé vào trả nợ cho mẹ vợ, thì mẹ vợ bảo tôi cầm về đi vì mẹ vợ vẫn còn nợ tiền vợ tôi (những khoản nợ này em không hề hay biết). Về nhà hỏi vợ thì vợ bảo không biết là mẹ nợ cái gì.
Video đang HOT
Con cái lớn dần, tôi cũng mong mình có một mái nhà riêng, ổn định cuộc sống. Nhưng với tình cảnh thực tại, khi suốt ngày hai vợ chồng tranh cãi tiền nong, thì đó là ước mơ xa vời. Ảnh minh họa: FamilyLaw.
Mỗi lần hai vợ chồng ngồi lại với nhau để nói chuyện thu chi là chỉ cãi nhau, hoàn toàn không thể thống nhất theo một hướng chung. Vợ luôn cảm thấy hài lòng với cuộc sống hiện tại, không có mơ ước gì xa xôi. Rằng vợ thích cuộc sống như thế này, giàu có chỉ sợ chồng sinh hư. Riêng tôi, nhìn quanh thấy bạn bè đã ổn định, nhà cửa đàng hoàng, mình vẫn ở nhà thuê, nay đây mai đó, rất chạnh lòng. Con cái lớn dần, tôi cũng mong mình có một mái nhà riêng, ổn định cuộc sống. Nhưng với tình cảnh thực tại thì đó là ước mơ xa vời.
Chỗ làm việc của vợ xa nhà nên đi sớm về trễ, việc chăm sóc các con lúc này chỉ một mình tôi làm. Sáng 6 giờ dậy, cho cháu lớn ăn sáng, rửa mặt thay quần áo cho hai cháu nhỏ rồi đưa cả ba cháu tới trường. Chiều về đi chợ, ghé đón các cháu. Về nhà là nấu ăn, tắm rửa cho các cháu. Đợi vợ về cả nhà cùng ăn cơm. Sau đó lại dọn dẹp, cho các con đi ngủ, chuẩn bị đồ dùng cho ngày mai.
Vợ mang bầu lần này có vẻ mệt. Đi làm về, tắm rửa, ăn cơm rồi đi ngủ. Tôi hoàn toàn cảm thông với vợ, không thấy phiền não gì. Nhưng càng ngày càng cảm thấy mệt mỏi về tinh thần. Cuộc sống khó khăn, vợ chồng cứ lục đục chuyện tiền bạc. Nhiều lúc chiến tranh lạnh, không nói gì với nhau mấy ngày. Lúc này, tôi hay cảm thấy mình trống rỗng, nhìn vợ chẳng có cảm xúc gì. Đôi khi tự hỏi tình yêu dành cho vợ còn không? Trong đầu có ý định chia tay vợ bởi tiếp tục cuộc sống như thế này không biết tương lai ra sao. Vợ chồng ngày càng xa cách, mâu thuẫn.
Tuần này là kỷ niệm 7 năm ngày cưới mà phải viết ra những dòng này tôi thực sự đã quá bế tắc. Mong mọi người cho em lời khuyên.
Theo Ngoisao
Khổ sở vì sếp mới liên tục gạ gẫm, tán tỉnh
Mỗi lần tôi đưa tài liệu, sếp đều cố tình chạm, nắm tay tôi, thỉnh thoảng hứng chí trêu đùa, ông ấy còn vuốt má khiến tôi vô cùng ngại ngùng và tức giận.
Tôi lấy chồng được hai năm, cuộc sống khá êm ấm, hạnh phúc. Nhưng rồi mọi chuyện xui xẻo đã ập đến với gia đình tôi. Số là chồng tôi không may bị tai nạn trong khi đi làm, nên không còn khả năng tiếp tục công việc hiện tại. Anh làm trong ngành xây dựng, công việc hàng ngày của anh là giám sát công trình. Cách đây vài tháng thì anh bị tai nạn, tuy rằng không quá nghiêm trọng nhưng anh sẽ phải ở nhà không lương để điều trị vết thương một thời gian dài.
Thêm nữa, do sơ suất của bản thân mà dẫn tới tai nạn thành ra bên chủ đầu tư không chịu chi trả mọi thứ trong quá trình điều trị nên cuộc sống của chúng tôi khi đó khá vất vả. Thời gian đó tôi lại mang thai đứa con đầu lòng những tháng cuối, nên hai vợ chồng phải chật vật xoay sở mọi thứ cho gia đình. Trước đó, do công ty phá sản nên tôi cũng ở nhà. Tôi dự định khi con cứng cáp sẽ tìm một công việc mới sau. Nhưng chồng tôi bị như vậy nên tôi cũng phải tìm công việc mới sớm hơn dự định. Hết thời gian ở cữ, tôi đã chuẩn bị hồ sơ đi xin việc.
Tôi nhanh chóng có được công việc ưng ý, bởi vì hồ sơ đẹp và ngoại hình ưa nhìn. Công việc với mức lương hấp dẫn khiến tôi vô cùng phấn khởi. Chồng tôi tuy đã kết thúc quá trình điều trị nhưng việc đi lại của anh vẫn còn khó khăn. Không thể tiếp tục công việc cũ, tôi khuyên anh chưa nên kiếm việc làm mà ở nhà nghỉ ngơi, tiện thể chăm sóc con. Anh hơi buồn vì để tôi phải gánh vác gia đình nhưng rồi cũng quen dần với việc nội trợ. Anh cố gắng làm thật tốt việc nhà cũng như chăm sóc con để chia sẻ bớt gánh nặng cơm áo trên vai tôi.
Ảnh minh họa: InImagine.
Nhưng khi bắt đầu thử việc, tôi mới nhận ra một điều, người trưởng phòng luôn làm phiền tôi. Dù đã cố gắng chú tâm tới công việc, nhưng tôi không khỏi khó chịu khi sếp cứ liên tục lợi dụng công việc để có thời gian tiếp xúc với tôi. Ông ta mời tôi đi ăn trưa cùng để tiện bàn thêm về công việc đang dang dở, hết giờ làm thì bảo tôi ở lại trao đổi công việc ngày mai, có hôm muộn rồi mà ông ta vẫn bắt tôi đi ăn tối.
Rồi ông ấy hỏi han tôi nhiều hơn về chuyện đời tư, cũng như chia sẻ về cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc của mình... Thực sự tôi không muốn nghe, nhưng là nhân viên mới, tôi buộc phải chiều lòng sếp. Ở ông ta luôn có cái uy của một người lãnh đạo mà tôi khó có thể từ chối được. Hơn thế nữa, tôi cần công việc này, gia đình tôi lúc này cần đồng lương của tôi hơn bao giờ hết. Tôi không thể làm phật lòng trưởng phòng, nhưng dường như ông ta càng ngày càng đi quá giới hạn, tôi cảm thấy ông ta không muốn mối quan hệ của chúng tôi chỉ dừng lại ở mức đồng nghiệp.
Có lần, tôi đưa tài liệu, ông ta cố tình chạm, nắm tay tôi. Thỉnh thoảng hứng chí trêu đùa, ông ấy còn vuốt má khiến tôi vô cùng ngại ngùng và tức giận. Những lần công ty có buổi liên hoan có bia rượu, ông ta đều mượn cớ say xỉn để ôm tôi... Tôi tỏ ý không hài lòng và nói rằng mình đã có gia đình thì ông ta cố gắng dùng những lời lẽ ngon ngọt để xoa dịu tôi. Gần đây, ông ta còn hay nhắn tin buổi tối với những lời lẽ hết sức lẳng lơ. Để giữ lịch sự, tôi cũng nhắn tin lại nhưng chỉ trả lời cho có. Tôi không dám kiên quyết, bởi tôi sợ rằng ông ta sẽ trở mặt.
Nhưng mật độ tiếp xúc, va chạm ngày càng nhiều hơn. Tới công ty, ông ấy luôn muốn tới gần tôi, hành động thì càng ngày lộ liễu. Tôi cảm thấy xấu hổ vô cùng, lúc nào cũng sợ mọi người nhìn mình với con mắt khác. Tôi có khả năng, thậm chí có thể làm tốt công việc sếp giao mà không cần sự ưu ái nào. Nhưng ngược lại tôi khó có thể chối từ những cuộc gặp gỡ riêng tư mà sếp sắp đặt. Tôi rất sợ việc này sẽ đi quá giới hạn.
Hàng ngày, khi đi làm về tôi luôn sống trong tâm trạng sợ hãi, tôi càng không dám nói chuyện đó với chồng. Tôi sợ anh sẽ nghĩ khác về tôi. Tôi rất bế tắc, giờ đây tôi không thể bỏ việc, nhưng cũng không thể tránh tiếp xúc với sếp. Tôi phải làm gì đây?
Theo Ngoisao
Vợ hỏi tiền, chồng trả lời bằng nắm đấm Tiền để đầy tủ nhưng với lí do "làm việc lớn" nên một đồng một cắc mẹ con tôi cũng đừng hòng động đến. Hết tiền tiêu thì tự đi vay, mở mồm xin chồng kiểu gì cũng bị anh chửi rủa, đấm đạp. Tôi năm nay 38 tuổi, đã kết hôn được mười bốn năm và có hai con. Chồng tôi là...