7 món thịt sống nổi tiếng nhất trên thế giới khiến thực khách sởn cả gai gốc
Mặc dù những cảnh báo khi ăn thịt sống tràn ngập trên các phương tiện thông tin, thế nhưng nhiều người vẫn chấp nhận rủi ro để được thưởng thức hương vị đặc biệt của những loại thịt chưa chín.
1. Carpaccio
Món ăn Ý này bắt nguồn từ Venice vào những năm 1960, khi nhà hàng Harry”s Bar nổi tiếng muốn phục vụ một món gì đó trong lễ kỷ niệm của họa sĩ Vittore Carpaccio. Bởi vì họa sĩ đã sử dụng rất nhiều màu đỏ và trắng trong tranh của mình, thịt bò sống dường như là sự lựa chọn phù hợp nhất. Lấy cảm hứng từ các món ăn truyền thống Piedmont carne cruda all”albese (thịt bê nguyên lát ướp chanh và ăn kèm với pho mát Parmesan), thịt bò carpaccio gồm những lát thịt thăn mỏng rưới thêm chanh, dầu ô liu, muối và giấm.
2. Kitfo
Một trong những món ăn truyền thống phổ biến nhất của Ethiopia chính là thịt bò băm thô, kèm theo một loại bột ớt gọi là mitmita và bơ làm gia vị. Món ăn này thường được ăn kèm với bánh mì.
3. Koi soi
Video đang HOT
Thịt bò sống rất phổ biến ở Đông Nam Á, đặc biệt là Thái Lan. Một trong những cách ăn thịt bò sống phổ biến nhất là băm nhỏ hoặc xay nhuyễn, được tẩm ướp với nước mắm, tỏi, nước cốt chanh, ớt, rau thơm, hành tây, đậu phộng, rau diếp. Và món ăn này được gọi là Koi soi hay là salad thịt bò sống.
4. Ossenworst
Ossenworst có nguồn gốc từ Amsterdam thế kỷ 17, xúc xích thịt bò sống này được hun khói lạnh để bảo quản. Theo truyền thống, nó được thêm gia vị nồng như hạt tiêu, đinh hương và hạt nhục đậu khấu để thịt bò được treo khô tăng thêm hương vị. Trong thời hiện đại, ossenworst có xu hướng là một loại thịt bò nạc có gia vị đơn giản, được làm thành xúc xích hoặc chả patty (giống miếng thịt bên trong hambuger).
Đây là một loại bít tết Mỹ, được cắt lát dày và nướng trên nhiệt độ 1.000 độ C. Khi miếng thịt được nước nhanh ở nhiệt độ cao, nó sẽ chín bên ngoài và bên trong vẫn còn sống, nhưng điều đó lại khiến cho hương vị của toàn bộ món thịt trở nên hoàn hảo. Loại bít tết này thường được ăn kèm với một số loại nước sốt riêng biệt.
6. Tartare
Có thể cho rằng các món ăn thịt bò nguyên chất rất phổ biến trên thế giới. Trong đó bít tết tartate đã được chế biến ra thành nhiều dạng khác nhau dựa trên bản gốc. Ở dạng cơ bản nhất, thịt bò sẽ được băm thô hoặc băm nhỏ được tạo thành một loại chả patty, ăn kèm với lòng đỏ trứng sống ở trên. Các thành phần khác bao gồm bạch hoa, dưa chuột, hành tây, được kết hợp với thịt bò và ăn với bánh mì nướng. Món ăn trở nên phổ biến vào đầu thế kỷ XX ở Pháp và được gọi là steack l”Americaine.
7. Yukhoe
Đây là món ăn tương tự như bít tết tartare nhưng sử dụng gia vị và có quá trình tẩm ướp khác nhau để thay đổi hương vị. Thịt thường là thịt bò phi lê hoặc các loại thịt mềm khác được cắt nhỏ, sau đó được ngâm trong nước tương, đường và dầu mè, tỏi, hành lá, vừng. Yukhoe được phục vụ với một lòng đỏ trứng sống ở trên, dưa chuột và bae (lê Hàn Quốc).
Theo Giaothong
Thơm ngon bánh đa gấc Kẻ Sặt
Bánh đa gấc Kẻ Sặt - món ăn tuyệt vời nổi tiếng khắp bốn phương với hương vị đặc biệt : vị bùi của gạo, xen lẫn vị thơm của lạc, vừng dừa, cùng với vị ấm của gừng tươi.
Những chiếc bánh đa có màu đỏ của gấc, vị bùi của lạc, vừng, dừa và mùi thơm của gừng tươi và hương gạo mới. Khác với những loại bánh đa khác, bánh đa gấc Kẻ Sặt được cuộn tròn thành từng cuộn , nổi tiếng thơm ngon của xã Tráng Liệt, huyện Bình Giang.
Nguyên liệu làm bánh gồm có gạo, đường, có thêm vừng, lạc và dừa thái mỏng và thêm hương vị của gừng tươi. Ngày nay người ta còn có thêm cả gấc để tạo màu đỏ hấp dẫn và lạ mắt cho chiếc bánh.
Để làm nên chiếc bánh đa đặc sản này, người dân nơi đây phải vô cùng khéo léo từ khâu chọn nguyên liệu đến khâu chế biến. Gạo làm cần đạt yêu cầu ngọt, tới và nhiều bột. Vừng cũng phải chọn loại vừng tốt, loại vừng tấm thơm bùi là tốt nhất. Lạc được chọn phải là loại lạc già, nhân to, mẩy để dễ thái mỏng. Dừa phải chọn loại dừa già, cùi dày thì bánh mới thơm và bùi.
Công đoạn làm bánh cũng khá phức tạp. Ngâm gạo trong nước sạch khoảng từ 1 đến 2 tiếng. Sau đó, vớt lên để ráo và cho vào cối xay. Những gia đình làm bánh lâu năm đều có cối xay bột bằng đá và xay thủ công - một trong những yếu tố chính làm nên món bánh đa đặc sản nơi đây đấy. Trong quá trình xay gạo, vừa xay vừa đổ nước vào để bột có nồng độ vừa phải, không loãng cũng không quá đặc để vắt lọc bằng vải. Đường được đun chảy và hòa với bột theo tỷ lệ nhất định để vị bánh ngọt vừa ăn. Gừng cũng vậy, giã nhỏ để vị gừng ngấm vào nước rồi hòa vào cùng bột để khi ăn, không cắn phải miếng gừng cay mà vẫn luôn cảm thấy vị cay tê tê của gừng ở đầu lưỡi. Vừng đem ngâm, xát bỏ vỏ; lạc sống được thái thật mỏng, sau đó say bỏ vỏ. Dừa thái mỏng thành từng sợi. Lạc và dừa cắt lát càng mỏng càng ngon.
Khi đã có đầy đủ nguyên liệu được chế biển tỉ mì như trên, việc tráng bánh được tiến hành. Cho vào nồi khoảng 2/3 nước so với dung tích nồi, đun đều lửa và giữ ổn định trong suốt quá trình tráng bánh. Khi nước sôi để khuôn lên miệng nồi múc một muôi bột đổ lên khuôn, dùng muôi dàn đều trên mặt khuôn (công đoạn này cũng giống như tráng bánh cuốn).
Bánh đa Kẻ Sặt, đặc biệt hơn bởi được tráng 2 lần. Lần thứ nhất rắc đều vừng, lạc, dừa lên mặt bánh. Sau đó tiếp tục múc một muỗng bột nữa đổ lên trên láng đều kín hết nhân, đậy vung lại khoảng 1-2 phút mở vung ra, lúc này bánh đã chín, dùng ống nứa dài 40-50 cm có đường kính 7-8 cm đặt vào mép bánh đa, để bánh dính vào ống nứa sau đó từ từ năn tròn vào ống nứa, đưa ống nứa đặt vào phên, lăn ống nứa ngược chiều khi cuộn bánh, chiếc bánh đa trải đều trên phên.
Phên nứa dùng để phơi bánh được đặt ra ngoài nắng; khi ướt bánh dính vào phên, lúc khô bong ra. Khi bánh khô thu bánh quay vào cót để theo từng chồng.
Để tiện cho khách mua, người làm bánh hơ qua lửa để bánh chín. Khi tráng và phơi xong, bánh có hình tròn. Tuy nhiên, khi quạt chín, bánh còn mềm và dẻo, người làm đã cắt bánh làm đôi theo hình bán nguyệt và cuộn tròn lại theo hình ống để tránh bánh bị vỡ vụn khi vận chuyển.
Trước kia, món bánh đa gia truyền này có màu vàng óng, nhưng ngày nay, hầu hết những hộ làm bánh hiện tại (chỉ còn rất ít hộ làm) cho thêm màu đỏ của gấc để bánh có màu hấp dẫn hơn chính vì vậy cái tên bánh đa Kẻ Sặt có cái tên mới là bánh đa gấc Kẻ Sặt. Khi ăn, chính vị bùi và béo của lạc vừng lẫn dừa, cùng vị cay đặc trưng của gừng khiến chiếc bánh đa gấc Kẻ Sặt đặc biệt hơn những loại bánh đa thông thường luôn gây cảm giác khô.
Theo baohaiduong
Trứng cá tầm muối Caviar -món ăn gắn với tầng lớp "danh gia vọng tộc" Chỉ cần nói đến giá tiền của trứng cá tầm muối Caviar, bất cứ ai cũng tự hiểu rằng, phải có điều gì đó đặc biệt mới có thể tạo nên giá trị của món ăn này như vậy. Lịch sử huy hoàng Khi nói về những món ăn xa xỉ, có lẽ đối với nhiều người, cái tên Caviar đã không còn...