7 món ‘thần dược’ giúp ‘trên bảo, dưới nghe’
Món cháo gan gà hay canh tôm đều thích hợp cho nam giới để tăng cường bản lĩnh đàn ông.
Canh tôm.
“Trên bảo dưới không nghe” là câu cửa miệng chỉ những quý ông bị liệt dương. Đây là một rối loạn chức năng tình dục mà bất kỳ người đàn ông nào cũng có thể gặp trong cuộc đời, gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý, sức khỏe, hạnh phúc gia đình.
Bệnh biểu hiện bằng các triệu chứng: mất nhiều thời gian mới có thể cương cứng được, sự cương cứng không chắc khỏe như trước, dễ xuất tinh và không có khoái cảm… Dưới đây xin giới thiệu một số món ăn – bài thuốc bổ thận tráng dương, sinh tinh ích khí chữa chứng bệnh này rất hiệu nghiệm.
Bài 1. Cháo thịt chim sẻ: chim sẻ 5 con, làm sạch lông, bỏ nội tạng, xào chín thịt, cho 7 cốc rượu vang, 50g gạo tẻ rồi cho nước vừa đủ ninh cháo. Khi ăn, thêm muối, hành, dầu ăn. Mỗi ngày ăn một bữa. Tác dụng: trị bệnh bất lực, lưng và đầu gối mỏi, đau, tiểu tiện liên tục do thận yếu.
Bài 2. Cháo hạt sen, long nhãn: hạt sen 15g, long nhãn 15g, táo đỏ 5 quả, gạo nếp 100g. Tất cả đãi sạch, cho vào nồi, đổ nước vừa đủ nấu cháo, cháo sắp chín cho long nhãn vào quấy đều, đun tiếp một lát là được. Ăn ngày 1 – 2 lần. Công dụng: bổ tâm, dưỡng huyết, sáp tràng, cố tinh, nhuận táo, bồi bổ sức khỏe, trị liệt dương, di tinh.
Bài 3. Cháo gan gà, dây tơ hồng: tơ hồng 15g, gan gà trống 4 – 5 buồng, gạo lức 100g, gia vị vừa đủ. Tơ hồng gói trong vải, gan gà rửa sạch. Tất cả cho cùng gạo đã vo sạch nấu thành cháo, nêm gia vị vừa ăn. Chia ăn trong ngày. Công dụng: bổ thận gan, ích tinh khí, trị liệt dương, di tinh, tiểu đêm nhiều, đau lưng mỏi gối, thị lực kém.
Video đang HOT
Bài 4. Canh tôm, thịt dê: thịt dê 250g, tôm nõn 25g, gừng, hành, bột gia vị, hạt tiêu vừa đủ. Rửa sạch thịt dê, luộc chín, thái mỏng, cho vào nồi cùng tôm, gừng, hành, bột gia vị, đổ nước vừa đủ nấu chín nhừ. Ăn kèm trong bữa ăn. Công dụng: ôn thận, bổ dương, trị thận dương hư suy gây liệt dương, xuất tinh sớm, chóng mặt hoa mắt, lưng gối đau mỏi.
Bài 5. Nấm hương, mộc nhĩ hầm hải sâm: hải sâm 100g, gừng 5g, tỏi 5g, dầu thực vật 10g, xì dầu 5g, bột gia vị vừa đủ. Nấm hương, mộc nhĩ ngâm trong nước ấm rồi rửa sạch, cắt vụn. Hải sâm ngâm nước ấm khoảng 3 giờ, rửa sạch, cắt lát. Cho dầu thực vật vào xào hải sâm một lát, cho xì dầu, tỏi, gừng đập giập, bột gia vị vào xào trong vài phút, thêm nấm hương, mộc nhĩ và một ít nước, đậy vung đun nhỏ lửa, hầm cho đến khi hải sâm, nấm hương, mộc nhĩ chín nhừ, thêm gia vị vừa ăn. Chia ăn 2 lần trong ngày, ăn liên tục 5 – 7 ngày. Công dụng: bổ thận ích tinh, nhuận táo.
Bài 6. Hải sâm nấu thịt dê: hải sâm 200g, thịt dê 150g, phúc bồn tử 12g, ích trí nhân 12g, nhục quế 6g, gia vị vừa đủ. Hải sâm ngâm mềm, rửa sạch, thái miếng vừa, thịt dê rửa sạch, thái miếng. Cho phúc bồn tử và ích trí nhân sắc bỏ bã lấy nước thuốc, cho thịt dê, hải sâm và nhục quế vào đun nhỏ lửa cho đến khi thịt dê chín nhừ, thêm gia vị là được. Công dụng: bổ thận ích khí, ôn dương, trị chứng liệt dương, tiểu tiện nhiều lần do thận hư.
Bài 7. Tôm, ớt nấu rượu: ớt tươi 100g, tôm nõn 50g, rượu trắng (50 độ trở lên) 200ml. Tôm rửa sạch cho vào xào với ớt, sau đó đổ rượu vào nấu sôi, ăn 1 lần cho hết. Công dụng: bổ thận tráng dương, sinh tinh.
Theo VNE
Những bệnh về sinh lý đe dọa chị em văn phòng
Môi trường làm việc nào cũng tốt miễn là bạn biết thích nghi và tìm cách bảo vệ sức khỏe của chính mình để tránh những bệnh về sinh lý nói riêng.
Bác sĩ cho em hỏi, chị em văn phòng ngồi nhiều thì dễ bị nhiều bệnh sinh lý hơn so với những chị em khác đúng không? Em có chơi với một nhóm bạn, trong đó có 2 người là nhân viên văn phòng, những người khác đều làm công việc mang tính di chuyển. Hai bạn làm văn phòng luôn kêu mệt mỏi và hay bị bệnh hơn những người khác, đặc biệt cả hai đều có dấu hiệu viêm phụ khoa liên tục và rối loạn nội tiết.
Em đang có ý định chuyển sang làm văn phòng để không phải đi lại nhiều nhưng thấy các bạn nói vậy em cũng hơi lo lắng. Nếu thực sự công việc phải ngồi nhiều mà bị nhiều bệnh vậy thì em cũng không muốn làm. Bác sĩ cho em hỏi sự thật thế nào, có đúng là dân văn phòng thì dễ mắc các bệnh sinh lý hơn chị em khác không? Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn! (B.B)
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Bạn B.B thân mến,
Đặc thù của công việc văn phòng là ngồi nhiều, ít vận động. Do tính chất công việc như vậy mà chị em văn phòng có thể phải đối mặt với khá nhiều bệnh liên quan đến sinh lý. Tuy nhiên, tính chất công việc chỉ là một phần, còn lại, chính thói quen của chị em mới là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh này.
Một số bệnh liên quan đến vấn đề sinh lý thường có tỉ lệ gặp ở chị em văn phòng cao hơn là:
- Suy giảm buồng trứng sớm: Áp lực tâm lý quá lớn, ăn uống không đúng giờ và ô nhiễm môi trường làm việc (do thiếu cây xanh, hút thuốc lá bao gồm cả hít phải khói thuốc...) lại thiếu tập thể dục khiến phụ nữ sớm bị suy giảm buồng trứng hơn so với bình thường.
Thêm nữa, một số chị em sau khi sinh con đã đi làm trở lại sớm khiến thời gian nuôi con bằng sữa mẹ quá ngắn dẫn đến làm giảm một số chức năng tự miễn đặc trưng của cơ thể nữ giới. Từ đó có thể ảnh hưởng đến chức năng buồng trứng.
Do tính chất công việc phải ngồi nhièu mà chị em văn phòng có thể phải đối mặt với khá nhiều bệnh liên quan đến sinh lý. Ảnh minh họa
- Rối loạn nội tiết: Làm việc quên ăn uống (ăn uống không khoa học), ít vận động... là những nguyên nhân góp phần dẫn đến rối loạn chuyển hóa ở chị em. Những chị em chỉ ngủ trong khoảng 4 giờ hoặc ít hơn mỗi ngày dễ gặp các vấn đề về trao đổi chất của cơ thể, từ đó có thể dẫn đến rối loạn nội tiết, chẳng hạn như rối loạn kinh nguyệt, mụn nhọt...
Ngoài ra, vấn đề trao đổi chất, tuần hoàn máu kém còn có thể ảnh hưởng đến quá trình bài tiết chất độc cũng như tốc độ chuyển hóa các chất khác trong cơ thể.
- Viêm phụ khoa: Phụ nữ văn phòng thường ngồi nhiều lại ít vận động dễ dẫn đến sự suy giảm thể lực, lưu thông máu kém. Chẳng hạn như cản trở lưu thông máu ở chân làm giảm lưu thông máu trong các khoang xương chậu khiến chị em dễ mắc bệnh phụ khoa. Những người đã có vấn đề về phụ khoa thì lại càng làm cho các vấn đề này trầm trọng thêm.
Bên cạnh đó, ngồi nhiều cũng có thể gây viêm nhiễm mãn tính phần phụ và sự lây lan của các mầm bệnh qua đường âm đạo, do đó ảnh hưởng đến toàn bộ vùng chậu.
Đặc biệt là phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, ít vận động dễ làm cho máu trào ngược, gây tắc nghẽn vùng chậu mãn tính, kích thích dây thần kinh ngoại biên làm tăng triệu chứng sưng, đau... rất khó chịu.
- Vô sinh: Cũng do ít vận động nên chị em văn phòng dễ bị rối loạn lưu thông máu, một lượng máu trào ngược xâm nhập vào các ống dẫn trứng, gây ra đau bụng dưới, đau lưng, đau bụng kinh... Nghiêm trọng hơn máu ứ cũng dễ dẫn đến bạch huyết hoặc tắc mạch đường máu, tắc nghẽn ống dẫn trứng. Sự tăng sản nội mạc tử cung do máu ứ và ít vận động có thể là nguyên nhân gây ra vô sinh.
Tuy nhiên, không thể đổ hết lỗi cho công việc. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các bệnh trên là do chính thói quen của chị em. Nếu chị em hiểu đặc thù công việc của mình thì cũng nên thích nghi với chúng và có biện pháp tự bảo vệ bản thân, ví dụ như không ngồi quá lâu một chỗ mà thỉnh thoảng nên đứng lên đi lại, ăn uống đúng giờ, khoa học, thường xuyên vận động cơ thể dù đang ngồi trên ghế...
Tất cả những điều này tưởng chừng vô ích nhưng thực ra chúng lại góp phần rất lớn trong việc ổn định lưu thông máu, tăng cường năng lượng, loại bỏ độc tố trong cơ thể... giúp chị em luôn khỏe mạnh và giảm thiểu nguy cơ mắc nhiều bệnh, đặc biệt là các bệnh về sinh lý.
Vậy nên, bạn đừng quá lo lắng nhé. Môi trường làm việc nào cũng tốt miễn là bạn biết thích nghi và tìm cách bảo vệ sức khỏe của chính mình.
Thoe VNE
Nỗi niềm phụ nữ tuổi mãn kinh Tuổi mãn kinh là thời điểm khó khăn với mọi phụ nữ. Giai đoạn này, ngoài việc phải đối mặt với sự xuống cấp của cơ thể, phái đẹp còn đối diện với sự "lao dốc" về mặt cảm xúc trong sinh hoạt vợ chồng. Mặc dù đã có không ít công trình nghiên cứu nhằm tìm ra nguyên nhân cũng như giải...