7 môn phái võ thuật huyền thoại trong kiếm hiệp Kim Dung
Theo Kim Dung, Thiếu Lâm là đệ nhất phái, Cái Bang là đệ nhất bang hội, Minh Giáo là đệ nhất giáo.
Thiếu Lâm
Đây là môn phái được nhắc nhiều nhất trong các bộ kiếm hiệp của Kim Dung. Theo truyền thuyết của Phật giáo, Đạt Ma sư tổ đã vượt sông Trường Giang đi đến chùa Thiếu Lâm. Tại đây, ông đã thiền định trong chín năm liền. Thiếu Lâm nổi tiếng với chiêu Dịch Cân kinh, La Hán thập bát thủ.
Tảo Địa Tăng.
Hư Trúc, Giác Viễn đại sư, Phương Chấn đại sư, Tảo Địa Tăng đều là những nhân vật nổi trội xuất thân từ phái Thiếu Lâm. Đặc biệt, Tảo Địa Tăng là vị sư duy nhất trong truyện Kim Dung đã tập luyện được 72 tuyệt kỹ của Thiếu Lâm Tự. Trong cuộc quyết đấu giữa cha con Tiêu Phong với nhà Mộ Dung Phục, ông đã ra mặt để hóa giải hận thù giữa hai nhà.
Võ Đang
Môn phái này do Trương Tam Phong sáng lập, ông là một nhân vật có thật thời cuối nhà Minh đầu nhà Thanh. Trương Tam Phong tên thật là Trương Quân Bảo, ông đã xuất hiện lần đầu trong bộ Thần điêu đại hiệp khi mới 14 tuổi. Ông đã đi theo giúp việc cho Giác Viễn đại sư trong chùa Thiếu Lâm và học được một phần Cửu Dương Thần Công. Nhờ bản tính thông minh hơn người, Trương Tam Phong đã sáng tạo võ thuật mới và xây dựng nên phái Võ Đang.
Trương Tam Phong trong phim Ỷ thiên đồ long ký.
Trong Ỷ Thiên Đồ Long ký, Kim Dung từng nói rằng: “Võ công của Trương Tam Phong nghìn năm trước không ai sánh bằng, nghìn năm sau cũng chẳng ai vượt qua nổi.” Khi ấy Trương Tam Phong đã trăm tuổi, võ công đứng đầu thiên hạ. Các đệ tử của ông là Võ Đang thất hiệp cũng là những cao thủ số một thiên hạ.
Trương Tam Phong và Võ Đang thất hiệp.
Trong những năm cuối đời, ông còn sáng tạo ra môn võ Thái cực quyền và Thái cực kiếm vô địch thiên hạ. Nguyên lý của 2 môn võ học này hoàn toàn tương phản với võ học đương thời là lấy tĩnh chế động, lấy nhu khắc cương, lấy chậm đánh nhanh. Một trong những đặc điểm nổi bật của môn võ này là mượn sức của đối thủ để đánh ngược lại đối thủ.
Minh Giáo
Là một giáo phái xuất xứ từ Ba Tư, sau được lưu truyền sang Trung Quốc thời nhà Đường. Tín đồ Minh giáo thường ít tiếp xúc với người đời nên luôn bị xem là tà giáo. Trong bộ Ỷ Thiên đồ long ký, Trương Vô Kỵ đã vô tình học được tuyệt chiêu Càn khôn đại nã di và trở thành Giáo chủ của Minh Giáo. Với tinh thần nghĩa hiệp giúp yếu, luôn đối đầu với Mông Cổ, Minh Giáo đã không còn bị xem là tà đạo.
Trương Vô Kỵ (Tô Hữu Bằng) là Giáo chủ Minh Giáo trên phim.
Minh Giáo có các đệ tử giỏi võ công như Tạ Tốn, Dương Tiêu, Phạm Dao, Ân Thiên Chính, Vi Nhất Tiếu, Ân Tố Tố- mẹ ruột của Trương Vô Kỵ… Tuy bề ngoài nhìn họ rất độc ác, nhưng trong thâm tâm họ lại thích giúp đỡ kẻ yếu thế.
Quách Tương là con gái thứ hai của đại hiệp Quách Tĩnh – Hoàng Dung, nàng được mệnh danh là Tiểu đông tà. Một lần tình cờ, nàng gặp Giác Viễn đại sư và học được một phần nội công của Cửu Dương thần công. Sau đó, Quách Tương mang theo Ỷ Thiên kiếm đến núi Nga Mi lập phái. Đây là môn phái duy nhất chỉ có nữ giới mới được gia nhập.
Quách Tương do Lý Ỷ Hồng thể hiện trong Thần điêu đại hiệp TVB năm 1995.
Sự tồn tại của Nga Mi đã được nhà văn Kim Dung thổi phồng lên trong bộ tiểu thuyết Ỷ Thiên đồ long ký, ông cho rằng võ lâm Trung Hoa có ba phái lớn là Thiếu Lâm, Võ Đang, Nga Mi độc lập nhau về mặt kỹ pháp và luyện công.
Chu Chỉ Nhược do Cao Viên Viên thể hiện.
Các đệ tử nổi bật của phái Nga Mi là Phong Lăng sư thái, Diệt Tuyệt sư thái, Chu Chỉ Nhược, Kỷ Hiểu Phù. Chu Chỉ Nhược đã luyện được môn Cửu Âm bạch cốt trảo.
Video đang HOT
Cái Bang
Truyện Kim Dung mô tả Cái Bang là một hội rất lớn của những người ăn mày yêu nước và chuyên làm việc nghĩa sáng lập. Theo Kim Dung, Cái Bang là bang hội đứng đầu, Thiếu Lâm là đệ nhất phái còn Minh Giáo là đệ nhất giáo. Lịch sử của phái Cái Bang có từ rất lâu đời, bang chủ đầu tiên là Hồng Tứ Hải.
Huỳnh Nhật Hoa trong vai Kiều Phong, phim Thiên long bát bộ.
Trong bốn bể Đông Tây Nam Bắc, nơi nào có ăn xin, nơi đó có đệ tử Cái Bang. Những đệ tử trong bang luôn thương yêu giúp đỡ nhau và đi theo chính nghĩa. Tuyệt học của Cái Bang là Giáng Long thập bát chưởng, Đả cẩu bổng pháp. Chiêu Giáng long thập bát chưởng là một môn võ công thuần dương, tấn công trực diện, nên chỉ có những người tâm địa ngay thẳng như Kiều Phong, Hồng Thất Công, Quách Tĩnh… mới đạt tới đỉnh cao của nó.
Hồng Thất Công và Hoàng Dung từng là bang chủ Cái Bang.
Bang chủ nổi trội của Cái Bang là Kiều Phong, Du Thản Chi, Hồng Thất Công, Hoàng Dung, Gia Luật Tề, Kim Thế Di, Tô Khất Nhi.
Toàn Chân Giáo
Theo truyền thuyết, Vương Trùng Dương tu luyện tại núi Chung Nam và sáng lập phái Toàn Chân giáo. Sau khi nhà Nguyên xâm lấn Trung Quốc thì môn phái này cũng không còn xuất hiện trong truyện Kim Dung. Tuyệt chiêu của Toàn chân giáo có thể kể đến là Bắc đẩu thất tinh, Tiên thiên công, Không minh quyền, Song thủ hỗ bác. Trong lần luyện Hoa Sơn lần thứ nhất, Vương Trùng Dương chính là người có võ công cao nhất, đứng đầu võ lâm với hiệu là Trung Thần Thông.
Nghiêm Khoan trong vai Vương Trùng Dương.
Tôn chỉ của Toàn Chân giáo là phục vụ xã hội, cứu giúp chúng sinh, tôn trọng sự thật. Với bản tính nghiêm khắc, Vương Trùng Dương đã truyền dạy võ công cho bảy đạo sĩ được gọi là Toàn Chân thất hiệp. Các đệ tử nổi trội của Toàn Chân Giáo là Mã Ngọc, Khâu Xứ Cơ, Châu Bá Thông, Dương Khang.
Lão ngoan đồng Châu Bá Thông (Lê Diệu Tường).
Đến những năm cuối đời, ông còn tiên đoán được khi ông chết thì Âu Dương Phong sẽ đến Toàn Chân giáo để cướp Cửu âm chân kinh. Vì thế, ông đã giả chết và chỉ bằng một chiêu Tiên Thiên Công, ông đã đánh bại Âu Dương Phong. Vương Trùng Dương đã phế bỏ môn võ Hàm Mô Công của Âu Dương Phong mà phải 20 năm sau, hắn mới khôi phục được.
Cổ Mộ
Lâm Triều Anh là người sáng lập ra phái Cổ Mộ. Bà là người yêu của Vương Trùng Dương – giáo chủ Toàn Chân Giáo. Vì không thể thành thân với người yêu, bà trở nên oán hận và lập ra môn phái Cổ Mộ ngay phía sau núi Chung Nam, bản địa của phái Toàn Chân. Do trong lòng bà vẫn luôn nhớ đến tình xưa nên đã khéo léo sáng tạo ra Ngọc Nữ Tâm Kinh, một môn võ vừa để khắc chế vừa hỗ trợ võ công của Toàn Chân giáo.
Đổng Tuyền trong vai Lâm Triều Anh.
Phái Cổ Mộ chỉ nhận đệ tử là nữ nhi nhưng Tiểu Long Nữ đã nhận chàng trai lém lỉnh Dương Quá làm đệ tử. Cả hai sư trò đã phát huy võ học của Lâm Triều Anh và luyện thành Ngọc Nữ kiếm pháp với tuyệt chiêu Song kiếm hợp bích.
Tiểu Long Nữ – Lý Nhược Đồng và Dương Quá – Cổ Thiên Lạc.
Đệ tử nổi trội là Tiểu Long Nữ, Dương Quá, Lý Mạc Sầu và cô gái họ Dương- được xem là truyên nhân cua Dương Qua. Cô gái xuât hiên trong bộ Ỷ Thiên đồ long ký, cô đã giúp đỡ con gái của bang chủ Cái Bang – Sử Hồng Thạch, đồng thời cũng ra tay giúp Trương Vô Kỵ những lúc rất khó khăn. Võ công của cô cao hơn Chu Chỉ Nhược gấp mấy lần.
Theo Zing
Những tiểu thuyết Kim Dung được dựng phim nhiều lần nhất
Không chỉ là tác phẩm kiếm hiệp vĩ đại, các tác phẩm của Kim Dung còn là nguồn cảm hứng bất diệt đối với các nhà làm phim cổ trang Trung Quốc.
Kim Dung (sinh ngày 6/2/1924) là một trong những nhà văn ảnh hưởng nhất của văn học Trung Quốc hiện đại. Với 20 năm cầm bút, 15 cuốn tiểu thuyết để đời, Kim Dung được coi là tiểu thuyết gia võ hiệp thành công nhất.
Rất nhiều nhà làm phim sau này coi tiểu thuyết Kim Dung là mảnh đất màu mỡ để dựng nên những tác phẩm được khán giả chú ý. Dù sáng tác 15 tiểu thuyết và cuốn nào cũng được độc giả yêu mến, nhưng chỉ có một số tác phẩm của ông được dựng thành phim, thậm chí còn được làm lại nhiều lần.
Thần điêu đại hiệp: 8 lần (1976, 1983, 1984, 1995, 1998, 1999, 2006, 2014)
Thần điêu đại hiệp (hay còn gọi là Thần điêu hiệp lữ) được ra mắt năm 1959, lấy bối cảnh vào cuối thời Nam Tống. Câu chuyện xoay quanh tình yêu của hai nhân vật chính là Dương Quá và Tiểu Long Nữ giữa những cuộc chiến tang thương đẫm máu cả trên giang hồ lẫn chiến trường.
Cũng giống như những tác phẩm khác của Kim Dung, Thần điêu hiệp lữ đã được tác giả chỉnh sửa nhiều lần. Nội dung của bản lưu hành hiện tại có rất nhiều điểm khác biệt so với lần phát hành đầu tiên.
Trong 2 năm 1976 và 1983, TVB hai lần đưa Thần điêu đại hiệp lên sóng truyền hình, nhưng phiên bản 1983 được đánh giá cao hơn và xếp vào hàng kinh điển. Nhờ vai diễn Dương Quá và Tiểu Long Nữ, hai gương mặt trẻ là Lưu Đức Hoa và Trần Ngọc Liên bước lên hàng diễn viên hạng A, được truyền thông tung hô, khán giả yêu mến.
Năm 1995, TVB lại tiếp tục chuyển thể tác phẩm này với độ dài 35 tập. Sau thành công của bộ phiên bản trước, TVB gặp khá nhiều áp lực nhưng đáng mừng là bản phim 1995 vẫn nhận được sự đánh giá cao của người xem. "Người đẹp cổ trang" Lý Nhược Đồng đã thể hiện xuất sắc hình ảnh một Tiểu Long Nữ dứt khoát, lạnh lùng.
Năm 1998, truyền hình Singapore cũng sản xuất bộ phim Thần điêu đại hiệpvới nam nữ chính là cặp kim đồng - ngọc nữ Lý Minh Thuận và Phạm Văn Phương. Vốn là hai diễn viên nổi tiếng của Singapore nên tài diễn xuất cũng như nhan sắc của cặp đôi rất được lòng khán giả đất nước này.
Thần điêu đại hiệp 2006 là một trong những bộ phim Kim Dung thành công nhất về mặt truyền thông và hình ảnh. Ngoại cảnh đẹp, kỹ thuật quay tốt, đặc biệt diễn xuất chân thực của nam chính Huỳnh Hiểu Minh khiến bộ phim gây sốt ở nhiều nước châu Á. Tuy nhiên, vai nữ chính của Lưu Diệc Phi còn gặp phải nhiều phản ứng trái chiều của khán giả. Người thì hết lời khen ngợi vẻ đẹp thần tiên, người thì ra sức chê bai diễn xuất non tay của cô.
Không quá lời khi nói Thần điêu đại hiệp 2014 là bộ phim Kim Dung nhận nhiều gạch đá nhất. Ngay từ khi tạo hình Tiểu Long Nữ do Trần Nghiên Hy được tung ra, khán giả đã phản ứng dữ dội vì cho rằng nữ diễn viên 8x quá béo và không làm toát lên thần thái tiên nữ của nhân vật. Cùng với cốt truyện bị cắt xé thêm bớt, kĩ xảo rẻ tiền, bộ phim bị chê bai thậm tệ nhưng vẫn đạt rating khá ổn.
Lộc đỉnh ký: 6 lần (1984, 1992, 1998, 2000, 2008, 2014)
Lộc đỉnh ký là câu chuyện xoay quanh Vi Tiểu Bảo, một con người có hình ảnh pha trộn giữa tốt xấu, thiện ác, đồng thời trọng tình nghĩa bạn bè, có chí hiến thân vì nước nhưng cũng tiểu nhân gian xảo, mưu mô thủ đoạn, sẵn sàng hại bạn khi cần bảo vệ lợi ích của mình.
Tuy xuất thân hèm kém nhưng nhờ đầu óc mưu mẹo, miệng lưỡi dẻo kẹo, Tiểu Bảo tình cờ gặp gỡ và kết thân với hoàng đế trẻ tuổi Khang Hy. Cậu đạt được rất nhiều thành tựu tiến chức thăng quan quá sức tưởng tượng của mình.
Lộc đỉnh ký 1984 phiên bản TVB của Lương Triều Vỹ và Lưu Đức Hoa dù được quay khá thô sơ với phục trang, hóa trang kém xa so với tác phẩm hiện đại nhưng vẫn còn được yêu mến cho đến ngày nay. Đây cũng là bước đệm để hai diễn viên trẻ bước lên hàng sao lớn.
Trong số các diễn viên thể hiện vai Vi Tiểu Bảo, Trần Tiểu Xuân trong Lộc đỉnh ký 1998 của TVB được nhận xét là sát thực nhất với miêu tả của Kim Dung: gương mặt giảo hoạt, đôi mắt láo liên, ngoại hình không có gì nổi bật. Trần Tiểu Xuân hoàn toàn chinh phục khán giả với lối diễn linh hoạt.
Trong số các phiên bản, Lộc đỉnh ký 2000 do Trương Vệ Kiện đóng vai chính nhận khá nhiều gạch đá do cải biên sai lệch với nguyên tác. Kết thúc phim với cái chết của Kiến Ninh công chúa (Lâm Tâm Như) khiến nhiều người hâm mộ bất bình. Sự xuất hiện của Thư Kỳ trong vai Tiểu Ngư - mối tình đầu của Tiểu Bảo khiến nhiều khán giả không hài lòng.
Lộc đỉnh ký 2008 là phiên bản gây tranh cãi nhiều nhất. Huỳnh Hiểu Minh là Vi Tiểu Bảo đẹp trai nhất nhưng cũng là nhân vật chịu nhiều chỉ trích của người hâm mộ vì đa phần cho rằng, anh không giống với Vi Tiểu Bảo mà Kim Dung mô tả. Soái ca Chung Hán Lương vào vai vua Khang Hy đẹp trai không kém Vi Tiểu Bảo.
Tân Lộc đỉnh ký 2014: Trong phiên bản mới, Hàn Đống đảm nhận vai Vi Tiểu Bảo, con trai của một kỹ nữ, mù chữ nhưng lươn lẹo, giỏi mánh khóe và thủ đoạn. Hàn Đống được nhận xét là phù hợp với vai diễn Vi Tiểu Bảo - không quá đẹp trai nhưng vẫn có được 7 cô vợ xinh như mộng.
Anh hùng xạ điêu: 4 lần (1983, 1994, 2003, 2008)
Anh hùng xạ điêu (tên gốc là Xạ điêu anh hùng truyện) là một trong những tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung được đánh giá cao, xuất bản lần đầu năm 1957.
Phần đầu của tiểu thuyết xoay quanh tình bạn giữa Dương Thiết Tâm và Quách Khiếu Thiên, hai hiệp sĩ đã anh dũng chiến đấu chống sự tàn bạo của quân Kim. Mối quan hệ của hai gia đình khăng khít đến nỗi họ thề ước là khi con họ lớn lên, chúng sẽ kết nghĩa huynh đệ hoặc thành phu thê.
Phần hai của câu chuyện tập trung vào những gian nan đau khổ mà cả hai trải qua. Quách Tĩnh, con của Quách Khiếu Thiên lớn lên ở Mông Cổ, dưới sự bảo vệ của Thành Cát Tư Hãn. Dương Khang, con Dương Thiết Tâm sau này trở thành hoàng thân của nhà Kim.
Anh hùng xạ điêu bản TVB được sản xuất vào năm 1983. Bộ phim gồm 3 phần với tổng cộng 59 tập. Sau hơn 30 năm, hình ảnh cặp đôi Quách Tĩnh - Hoàng Dung do Huỳnh Nhật Hoa và Ông Mỹ Linh thủ vai vẫn được khán giả vô cùng yêu mến. Nhưng đáng tiếc là nữ chính Ông Mỹ Linh đã tự sát và qua đời năm 1985, khi sự nghiệp đang trên đà phát triển.
Năm 1994, TVB tiếp tục cho ra mắt một bản phim Anh hùng xạ điêu nữa dài 35 tập. Mặc dù không thể xóa mờ dấu ấn sâu đậm của phiên bản 1983 nhưng Anh hùng xạ điêu 1994 vẫn được yêu mến nhờ hình ảnh chỉn chu, kỹ xảo tiến bộ, bối cảnh thật, trang phục đẹp, nội dung cô đọng. Hai diễn viên chính là Trương Trí Lâm và Chu Ân cũng nhận được nhiều lời khen ngợi từ phía khán giả.
Năm 2003, đạo diễn tài năng Trương Kỷ Trung đưa cuốn truyện kinh điển này lên màn ảnh nhỏ và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của khán giả đại lục. Phim gồm 42 tập, được coi là bản chuyển thể xuất sắc nhất. Tính cách nhân vật cũng như tình huống truyện đều theo sát nguyên tác. Ngoại cảnh được quay ở nhiều danh lam thắng cảnh của Trung Quốc. Diễn xuất của diễn viên được đánh giá cao. Đặc biệt, Lý Á Bằng - Châu Tấn trở thành cặp đôi Quách Tĩnh - Hoàng Dung chuẩn mực trong mắt nhiều người.
Bản phim Anh hùng xạ điêu 2008 có sự tham gia của nhiều gương mặt đang nổi lúc bấy giờ như Hồ Ca, Lâm Y Thần, Viên Hoằng, Lưu Thi Thi nhưng không gây được nhiều sự chú ý. Thứ nhất do phim có quá nhiều thay đổi so với nguyên tác. Thứ hai là do Hồ Ca bị tai nạn ô tô nghiêm trọng khi đang trên đường cao tốc từ Hoành Điếm đi Thượng Hải, Lâm Y Thần thì đang quay dở bộ phim Thơ ngây 2 nên gây ra nhiều trở ngại cho đoàn làm phim.
Tiếu ngạo giang hồ: 4 lần (phim truyền hình 1996, 2001, 2013, phim điện ảnh 1991)
Tiếu ngạo giang hồ được coi là một trong những tiểu thuyết đặc sắc nhất của tác giả, được in báo từ tháng 4/1967 đến tháng 10/1969.
Nội dung bộ truyện xoay quanh đề tài về tình bạn, tình yêu, sự dối trá, phản bội, những âm mưu và cả ham muốn quyền lực. Nhân vật trung tâm của truyện là Lệnh Hồ Xung, một đệ tử của chưởng môn phái Hoa Sơn Nhạc Bất Quần.
Xuyên suốt câu chuyện, người đọc được dẫn dắt theo hành trình trở thành một kiếm khách lẫy lừng của chàng lãng tử này, đồng thời trải nghiệm những chứng kiến của Lệnh Hồ Xung đối với nhiều âm mưu tranh quyền đoạt vị trên giang hồ.
Tiếu ngạo giang hồ: Đông Phương Bất Bại là bộ phim điện ảnh Hong Kong ra rạp năm 1991. Bộ phim không hoàn toàn theo sát với nguyên tác của Kim Dung, tập trung chính vào nhân vật Đông Phương Bất Bại (Lâm Thanh Hà thủ vai), còn cặp đôi Lệnh Hồ Xung - Nhậm Doanh Doanh (do Lý Liên Kiệt - Quan Chi Lâm đóng) chỉ chiếm tuyến phụ. Dù vậy phim vẫn được yêu thích. Đặc biệt, hình ảnh Đông Phương Bất Bại của Lâm Thanh Hà vẫn là đỉnh cao mà chưa ai vượt qua được.
Tiếu ngạo giang hồ phiên bản TVB dài 40 tập ra mắt năm 1996 do Lữ Tụng Hiền và Lương Nghệ Linh thủ vai chính không gây được dấu ấn trong lòng khán giả.
Bộ phim Tiếu ngạo giang hồ của Trung Quốc đại lục ra mắt năm 2001 là một trong những tác phẩm kinh điển được khán giả châu Á yêu mến suốt 15 năm qua. Phim do Trương Kỷ Trung đạo diễn, Lý Á Bằng và Hứa Tình thủ vai chính. Cũng từ tác phẩm này, Lý Á Bằng được ưu ái đặt cho biệt danh nam thần kiếm hiệp Kim Dung.
Tiếu ngạo giang hồ bản 2012 được giao cho biên kịch Vu Chính sản xuất, Hoắc Kiến Hoa, Trần Kiều Ân và Viên San San thủ vai chính. Dù đạt rating cao nhưng phim vẫn khiến fan của Kim Dung bức xúc vì không tôn trọng nguyên tác, tự do xuyên tạc nhiều tình tiết mới như để Đông Phương Bất Bại làm con gái, nảy sinh tình cảm với Lệnh Hồ Xung.
Ỷ Thiên Đồ Long ký: 4 lần (1986, 2000, 2003, 2009)
Ỷ Thiên Đồ Long ký (còn được dịch ra tiếng Việt là Cô gái Đồ Long) lấy bối cảnh vào cuối thời nhà Nguyên, triều đình đang bị suy yếu bởi các cuộc khởi nghĩa và vì sự xa hoa lãng phí của giới vương tộc.
Truyện xoay quanh Trương Vô Kỵ và mối tình phức tạp với 4 cô gái, bên cạnh đó là những âm mưu thủ đoạn đầy máu tanh trên giang hồ nhằm chiếm đoạt 2 món báu vật là Đồ Long đao và Ỷ Thiên kiếm, với lời đồn nếu tìm được bí mật trong đao kiếm sẽ hiệu triệu được thiên hạ.
Truyện kết thúc với sự sụp đổ của nhà Nguyên, người Mông Cổ phải rút về thảo nguyên phía bắc cùng với sự thành lập của nhà Minh bởi Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương.
Ỷ Thiên Đồ Long ký 1986 do Lương Triều Vỹ và Lê Mỹ Nhàn đóng chính. Cả hai đều được đánh giá là thể hiện nhân vật khá thành công, bám sát nguyên tác.
Ỷ Thiên Đồ Long ký phiên bản 2000 do TVB sản xuất có độ dài 42 tập. Trong khi nam chính Ngô Khải Hoa (vai Trương Vô Kỵ) bị chê quá già thì hai nữ chính là Lê Tư (vai Triệu Mẫn) và Xa Thi Mạn (vai Chu Chỉ Nhược) nhận nhiều lời khen ngợi cho lối diễn xuất nhí nhảnh, tự nhiên.
Ỷ Thiên Đồ Long ký 2003 với sự hợp tác của Đài Loan, Trung Quốc và Singapore được coi là bản phim với nhiều ngôi sao tên tuổi nhất: Tô Hữu Bằng (Trương Vô Kỵ), Giả Tịnh Văn (Triệu Mẫn), Cao Viên Viên (Chu Chỉ Nhược)... Đây là bộ phim hay và diễn xuất độc đáo, bối cảnh đẹp, tình yêu cảm động. Chính sự diễn xuất xuất sắc của các diễn viên cũng là một nét đẹp của bộ phim.
Ỷ Thiên Đồ Long ký 2009 do Đặng Siêu - An Dĩ Hiên đóng chính không quá nổi bật như các bộ phim khác của Kim Dung. Phim được quay tại nhiều danh thắng của Trung Quốc và phát sóng lần đầu tiên trên Đài truyền hình Ôn Châu vào tháng 10/2009.
Theo Dĩ An/Báo Đất Việt
"Anh hùng võ lâm" phim Kim Dung tề tựu trong đám cưới Huỳnh Hiểu Minh Dù "Dương Quá" Huỳnh Hiểu Minh không kết hôn cùng "Tiểu Long Nữ" nhưng rất đông các anh hùng võ lâm phim Kim Dung đã tề tựu đến chúc mừng. "Đám cưới thế kỷ" của Huỳnh Hiểu Minh - Angelababy đã diễn ra vào ngày 7/10/2015. Vì chú rể Huỳnh Hiểu Minh từng đảm nhận vai Dương Quá trong Tân thần điêu đại...