7 món cùng tên nhưng khác biệt ở Sài Gòn và Hà Nội
Bạn sẽ dễ dàng nhận ra sự khác biệt của các món ăn phổ biến ở hai thành phố như phở, bánh mì hay ốc.
Phở
Món này được bán ở khắp các tỉnh thành và nhiều lần xuất hiện trong các bảng xếp hạng ẩm thực thế giới. Nếu phở ở Hà Nội (phải) thường ăn kèm với quẩy, ít bánh phở thì ở Sài Gòn, món này ăn kèm với rau giá, húng quế, ngò gai. Người Sài Gòn còn tự pha chén tương đen, tương đỏ, sa tế, ớt tươi, chanh để chấm thịt.
Bánh mì
Bánh mì Hà Nội và Sài Gòn không khác nhau nhiều. Các loại nhân cơ bản đều được bán ở cả hai nơi là chả lụa ăn kèm rau dưa, nước sốt. Nhiều biến tấu cũng phổ biến ở cả hai nơi như nhân thịt nướng, thịt gà, xíu mại… Ở Sài Gòn (trái), bạn có thể đổi vị với nhân phá lấu – loại hiếm thấy ở Hà Nội.
Hàng bánh mì chảo 40 năm giữa lòng phố cổ Hà Nội. Video: Di Vỹ.
Tuy không phải là thành phố biển, các món ốc ở Sài Gòn (trái) chiếm được tình cảm của thực khách bởi sự đa dạng về loại và cách chế biến. Các món được bán nhiều ở Sài Gòn như: ốc len xào dừa, nghêu hấp sả, sò huyết xào me, ốc giác xào rau muống, sò nướng phô mai… Trong khi nhắc đến ốc ở Hà Nội, thực khách thường nghĩ ngay đến bát ốc bu luộc, ăn kèm với sung muối.
Video đang HOT
Bún riêu cua – “đặc sản của Hà Nội” (phải) có mặt trong nhiều quán xá ở Sài Gòn. Tô bún ở Hà Nội cuốn hút bởi vị nước lèo thanh, riêu cua được làm khéo, cùng với mấy miếng đậu hũ rán. Món ăn thường được đem ra kèm với rau diếp thái nhỏ, chanh, tỏi, ớt và một chút mắm tôm.
Còn ở Sài Gòn, tô bún được biến tấu khi cho thêm huyết heo, chả bò hoặc giò, móng heo. Vị nước lèo cũng ngọt hơn. Ăn kèm là rau muống hoặc giá, rau chuối bào. Nhiều nơi làm riêu cua từ thịt heo xay.
Bánh cuốn du nhập đến Sài Gòn (trái) có phần cầu kỳ hơn. Trong suất bánh cuốn có thêm giá luộc, chả lụa, nem, bánh tôm hoặc chả giò ăn kèm. Cách trình bày ở hai nơi cũng khác nhau. Bánh cuốn Hà Nội (phải) thường phục vụ chả ngập trong chén nước chấm.
Gỏi đu đủ khô bò
Món ăn ở Sài Gòn và Hà Nội đều giống nhau về các nguyên liệu cơ bản: đủ đủ xắt sợi, ít rau răm và đậu phộng tạo vị thơm béo. Tuy nhiên, món ăn ở Hà Nội (phải) còn được gọi với tên khác là nộm bò khô, phần nhân đa dạng hơn khi có thêm vài lát thịt quay, mề quay thái mỏng.
Cà phê
Cà phê cũng là loại thức uống có mặt ở khắp các con đường của cả hai thành phố. Du khách có thể lựa chọn từ quán xá bình dân đến sang trọng cùng nhiều phong cách khác nhau. Nếu Sài Gòn có cà phê vợt là đặc sản, thủ đô lại níu chân khách bởi cà phê trứng.
Cà phê ở Sài Gòn (trái) thường được phục vụ nhiều đá hơn. Còn ở Hà Nội, phổ biến nhất “đen đá” (cà phê đen) hoặc “nâu đá” (cà phê và sữa).
Theo Vnexpress
20 món ngon kỳ lạ nhất thế giới
Một trong những trải nghiệm thú vị nhất khi đi du lịch đó là được thưởng thức ẩm thực độc đáo của địa phương. Nhưng có một số món ăn sẽ khiến du khách cảm thấy kỳ quặc, ghê sợ.
Trứng vịt lộn - một món ăn phổ biến ở khu vực Đông Nam Á, thường được dùng với rượu, bia. Du khách chỉ cần đập vỏ trứng và thưởng thức phôi vịt bên trong.
Một ngôi làng ở Việt Nam chuyên sản xuất rượu rắn và bọ cạp. Các chất độc bị phân hủy bởi nồng độ cồn. Rượu vang rắn và bọ cạp được biết đến như một loại thuốc tự nhiên dùng để điều trị các vấn đề về sức khỏe như đau lưng, thấp khớp, đau lưng...
Shiokara là món hải sản lên men của người Nhật. Shiokara bao gồm hải sản sống, trộn với 10% muối và 30% bột gạo và được ủ trong hộp kín khoảng 1 tháng. Shiokara có nhiều loại nhưng người Nhật thích nhất vẫn là "Shiokara mực nang".
Trứng vịt Bắc Thảo (Thiên niên bách nhật trứng) là một món ăn từ trứng có nguồn gốc từ Trung Quốc. Món trứng này được làm từ trứng vịt, ủ trong một hỗn hợp từ đất sét, tro, muối, vôi, và trấu... trong nhiều tuần lễ, hay nhiều tháng. Nó được dùng trong những dịp đặc biệt ở Trung Quốc, có mùi lưu huỳnh và amoniac.
Trong khi một số nơi trên thế giới coi lợn Guinea (chuột lang nhà) là một thực phẩm rất phổ biến. Nó rất phổ biến ở khu vực Nam Mỹ, đặc biệt là ở Peru.
Tarantula - món ăn từ nhện rất phổ biến ở Campuchia bởi giàu protein, nhưng đối với nhiều du khách phương Tây món ăn này thực sự đáng sợ.
Bạch tuộc được băm nhỏ nhưng vẫn còn sống, là một món ăn quý hiếm và phổ biến ở cả 2 miền Bắc và Nam Triều Tiên.
Mặc dù có vẻ giống như thịt lợn hay thịt nướng nhưng thực sự nó là món ăn được làm từ tiết lợn, rất phổ biến ở Trung Quốc.
Nhím biển (Sea Urchin), là món ăn quý hiếm và đặt tiền ở Nhật Bản. Giá của nó hơn 10 triệu VNĐ/kg và thường được dùng với sushi hay sashimi.
Smalahove rất phổ biến trong ẩm thực Na Uy và được coi là món ăn truyền thống sử dụng trong dịp đặc biệt như Giáng sinh.
Sandwich não bò chiên là món ăn phổ biến ở Ấn Độ, Trung và Nam Mỹ. Đầu tiên, óc bò (có thể thay bằng óc bê hoặc óc lợn) sẽ được chiên, sau đó kẹp vào sandwich cùng cà chua, hành tây và sốt để thưởng thức.
Casu marzu được biết tới là món pho mát truyền thống vùng Sardinia, Italia. Tên của nó nghĩa là "pho mát hỏng". Món này được làm từ phô mai sữa cừu có chứa giòi. Giòi lúc này hãy còn sống, vì nếu để giòi chết thì sẽ bị ngộ độc. Quá trình lên men xảy ra khi giòi hấp thụ chất béo của phô mai, món ăn lúc này trở nên mềm mại với một ít chất lỏng rỉ ra.
Shirako là bộ phận sinh dục của cá đực. Món Shirako được chế biến cùng với các túi tinh dịch của cá. Món ăn này thườn được dùng vào những dịp đặc biệt ở Nga, Romania, Nhật Bản và Sicily.
Cà phê chồn hay cà phê phân chồn là tên một loại cà phê đặc biệt, một thứ đồ uống được xếp vào loại hiếm nhất trên thế giới. Loại cà phê này có nhiều ở Indonesia, trên các hòn đảo Sumatra, Java và Sulawesi. Kopi Luwak được dùng để chỉ một loại hạt do loài cầy vòi đốm ăn quả cà phê rồi thải ra.
Fugu là từ dùng để gọi loại cá nóc ở Nhật Bản. Bất cứ ai muốn ăn món ăn này phải cẩn thận, bởi vì nếu không nấu chín cá nóc đúng cách, độc tố trong nó sẽ vô cùng nguy hiểm.
Khash là một món hầm được làm từ thịt bò luộc, bàn chân của con cừu, đôi khi nó còn có cả nội tạng. Món ăn này phổ biến ở Trung Đông, Đông Âu và Thổ Nhĩ Kỳ.
Yến sào - một loại thực phẩm nổi tiếng được làm bằng tổ chim yến. Đây là món cao lương mỹ vị của các quốc gia Đông Á như Việt Nam, Malaysia, Triều Tiên, Trung Quốc...
Huitlacoche có màu ghi đen như nấm mốc, thoạt nhìn trông có vẻ đáng sợ nhưng đây lại là món ăn rất phổ biến và được yêu thích ở Mexico.
Tằm, nhộng - món ăn đường phố ở Bendogi, Hàn Quốc. Món ăn này được hấp hoặc luộc để phục vụ du khách.
Harkarl - món ăn đặc sản của Iceland được làm từ thịt cá mập được lên men ở một nhà kho ngoài trời.
Theo Daily Ma
Người Nga chuẩn bị những món ăn gì đón năm mới? TĐO-Mỗi dịp cuối năm, người Nga dành nhiều tuần, thậm chí cả tháng để chuẩn bị cho dịp nghỉ lễ lớn nhất cả nước. Không ít thực khách quốc tế ngạc nhiên bởi vị ngon hài hoà, ấn tượng của những món ăn truyền thống tại xứ sở Bạch Dương. Quýt là món tráng miệng không thể thiếu trên bàn tiệc của người...