7 mẹo nhỏ trong chi tiêu giúp hội chị em có thể tiết kiệm tới 3 triệu đồng trong vòng chưa đầy 1 tháng
Khi biết chi tiêu linh hoạt và kiểm soát tốt những hóa đơn hàng ngày, chắc chắn trong vòng 1 tháng bạn sẽ tiết kiệm được số tiền không hề nhỏ.
Chi tiêu hợp lý, khoa học luôn là bài toán khó khiến hội chị em đau đầu trăn trở. Nhất là trong thời buổi kinh tế lạm phát, vật giá leo thang thì chuyện chi tiêu tiết kiệm lại càng khó.
Tuy nhiên nếu chị em tính toán linh hoạt một chút, vẫn có thể tìm ra cách giảm bớt hóa đơn chi tiêu hàng tháng mà không quá ảnh hưởng tới cuộc sống gia đình mình.
Kế hoạch mua thực phẩm một cách rõ ràng, cụ thể
Ảnh minh họa
Việc tiết kiệm nên bắt đầu từ gian bếp bởi trong bảng chi tiêu sinh hoạt thì mua sắm đồ ăn cho gia đình luôn chiếm một khoản lớn nhất. Bởi vậy chị em nên có kế hoạch chi tiêu thật cụ thể. Đặc biệt chúng ta nên lựa mua rau củ quả theo mùa như thế vừa đảm bảo tươi ngon, ít thuốc sâu, giá cũng sẽ rẻ hơn rất nhiều.
Cuối tuần có thời gian, chị em nên tranh thủ dậy sớm ra chợ đầu mối mua thực phẩm, hoa quả bỏ tủ ăn trong tuần. Đảm bảo bạn có thể tiết kiệm được 70 nghìn tới 100 nghìn so với việc mua đồ ở chợ ven đường, chợ cóc. Như thế trong vòng 1 tháng bạn đã có thể tiết kiệm được 400 nghìn tiền đi chợ.
Sử dụng khoảng đất trống để trồng rau sạch
Với những gia đình có diện tích rộng rãi 1 chút, hoặc có sân thượng, ban công, chị em có thể tận dụng khoảng trống để trồng rau. Chúng ta mua thùng xốp về trồng một số loại rau cơ bản dễ sống, dễ chăm như mồng tơi, bầu, bí, mướp, xà lách, đỗ xanh. Hàng ngày bạn dành 1 ít thời gian chăm bón vào đầu giờ sáng, cuối buổi chiều là bạn sẽ có được bữa rau ngon sạch. Tính ra mỗi ngày bạn đã có thể tiết kiệm được ít nhất 20k tiền mua rau ngoài chợ.
Video đang HOT
Giảm số lượng quần áo trong tủ đồ
Sau khoản mua thực phẩm sẽ là khoản mua quần áo, giầy dép vậy nên nếu bạn quyết tâm tiết kiệm thì đây cũng là 1 khâu quan trọng bạn cần nghiêm túc thực hiện trong kế hoạch chi tiêu của mình. Theo chia sẻ của nhiều chị em, nếu hạn chế mua sắm quần áo theo “cảm xúc”, một năm bạn có thể tiết kiệm được mười mấy, hai mươi triệu. Như vậy mỗi tháng chúng ta có thể giữ lại thêm trong ví khoảng 1, 2 triệu.
Bán đồ cũ
Bạn đừng bao giờ xem thường đồ cũ trong nhà bởi đôi khi chúng có giá trị tới bất ngờ, khiến bạn nhiều lúc không thể tin nổi. Ví dụ chỉ 1 chiếc tivi đời cũ, 1 xe đạp không dùng tới nhưng khi bạn mang rao bán vẫn có người cần tới nó. Thậm chí nếu giá cả không được như bạn mong đợi, nhưng nó cũng sẽ giúp bạn thu về 1 khoản đáng kể.
Đặc biệt hàng ngày bạn chịu khó nhặt lại những vỏ chai nhựa đã qua sử dụng, những vỏ lon bia sau mỗi cuộc hội họp của gia đình. Khi bán đi bạn cũng kiếm được vài ba chục, đủ để bạn mua túi đựng rác đó.
Giảm hóa đơn điện nước
Hóa đơn điện nước chiếm 1 con số không hề nhỏ trong bảng chi tiêu của gia đình. Để giảm con số trong hóa đơn, bạn phải nghiêm túc thực hiện sử dụng điện nước tiết kiệm. Mùa đông không dùng máy sấy, máy sưởi khi không cần thiết. Tận dụng tối đa ánh nắng mặt trời. Mùa hè chỉ bật điều hòa khi có người trong nhà. Ra ngoài nhớ tắt hết các công tắc điện.
Giữ tiền lẻ
Giữ lại tiền lẻ sau mỗi giao dịch tiền mặt của bạn trong một tuần, khi ra hàng tạp hóa bạn đổi lại lấy tiền chẵn (hàng tạp hóa là nơi rất cần tiền lẻ để trả lại tiền thừa cho khách) về bỏ lợn. Đến cuối năm “mổ lợn” nhìn khoản tiền tiết kiệm trong lợn đất, chắc chắn bạn sẽ bất ngờ đó.
Nói không với việc ăn hàng
Nếu bạn muốn gia đình được đổi gió với những món ăn ngon, hấp dẫn, bạn nên dành thời gian cuối tuần để vào bếp nấu nướng. Sau đó bạn hãy trang trí không gian phòng ăn của nhà bạn ấm áp hơn chút với bình hoa tươi và khăn trải bàn có hoa văn bắt mắt. Như vậy bạn vừa tiết kiệm được tiền, lại đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đúng là 1 công đôi việc.
Theo Trí Thức Trẻ
Học ngay thủ thuật giúp người Nhật cắt giảm hơn 1/3 chi tiêu lãng phí mỗi tháng!
Rất đơn giản, chỉ cần bạn kỷ luật với chính bản thân thôI.
Kẻ làm công ăn lương nói chung, hầu hết đều có cùng vấn đề: Vừa nhận lương đã tiêu béng hết, đến cuối tháng lại chầy chật đợi chờ 2 tiếng "ting ting" trên điện thoại. Vòng lặp vô tận ấy quả thật rất đáng sợ.
Hơn 100 năm trước, ở Nhật đã có phong trào tiết kiệm mang tên "kakeibo".
Kakeibo hiểu đơn giản là cuốn sổ, trong đó bạn sẽ viết ra kế hoạch chi tiêu của bản thân để nắm bắt được mình còn bao nhiêu tiền, còn bao nhiêu thứ phải chi...
Nghe rõ là đơn giản rồi, tuy nhiên kakeibo lại khuyến khích mỗi người nghiêm túc ngồi xuống, vạch ra kế hoạch chi tiêu từ đầu tháng cho tới 4 tuần tiếp theo.
Cụ thể như sau: Lấy một số tiền mặt nhất định từ lương đầu tháng (bạn muốn tiết kiệm bao nhiêu tùy ý), chia chúng thành 4 phần, cho vào 4 phong bì đại diện cho 4 nhu cầu cơ bản:
- Sinh hoạt (ăn uống, đi lại)
- Cải thiện cuộc sống (ăn hàng, mua sắm)
- Giải trí
- Phát sinh (cưới xin, ma chay, tu sửa nhà cửa)
Vào mỗi cuối tuần, bạn cần đánh giá quá trình tiêu pha bằng cách trả lời 4 câu hỏi:
- Mình có bao nhiêu tiền?
- Mình muốn tiết kiệm bao nhiêu?
- Mình đã thực sự tiêu hết bao nhiêu?
- Mình cần làm gì để cải thiện việc hoang phí?
Thực chất, kakeibo là cách chúng ta "minh bạch hóa" tiền nong của bản thân, giúp bạn biết tiền của mình đã đi đâu về đâu/phải làm gì để cải thiện tình hình. Theo JP Times, kakeibo được đưa ra vào năm 1904 và đã được chứng minh có thể giúp cắt giảm khoảng 35% chi tiêu hằng tháng.
Theo Trí Thức Trẻ
Mẹ đảm 33 tuổi ở Hà Nội chia sẻ kinh nghiệm quản lý tài chính cá nhân: Lương về chia vào 3 khoản, để dành được 25 triệu/tháng khiến ai cũng thán phục Mỗi tháng khi nhận lương người phụ nữ này chia luôn thành 3 khoản. Nhờ đó mà chị tiết kiệm được hẳn 1/2 lương của vợ chồng/ tháng để đầu tư tương lai. Là một bà mẹ trẻ, chị Nguyễn Minh Ngọc, 33 tuổi ở Hoàng Cầu, Hà Nội cũng từng rất đau đầu trong chi tiêu gia đình. Vì chi tiêu không...