7 mẫu xe chạy dầu hạng sang đã qua sử dụng tốt nhất
Với khả năng giúp tiết kiệm nhiên liệu và có giá thành rẻ hơn nhiên liệu xăng, ô tô chạy dầu đang là những lựa chọn ưu tiên của một số người mua.
Dưới đây là một trong những mẫu ô tô dùng năng lượng diesel cũ đáng tin cậy nhất để khách hàng có thể tham khảo.
Audi Q7 lần đầu tiên được ra mắt vào năm 2006 và là sản phẩm tiên phong của của thương hiệu Đức tấn công vào phân khúc SUV.
Tùy chọn thú vị nhất thuộc dòng xe này chắc chắn là động cơ chạy dầu V12 6.0 lít mạnh mẽ. Nó được phát triển dựa trên sự đổi mới công nghệ và kinh nghiệm mà hãng thu nhận được từ việc đưa chiếc R10 TDI vào giải đua xe chuyên nghiệp. Do đó, Q7 chạy dầu có thể tăng tốc từ 0-96 km/h chỉ trong 5,5 giây.
6. Porsche Macan 3.0-Liter V6 Diesel 2015
Porsche không phải là một thương hiệu có xu hướng tung ra động cơ diesel và xe gầm cao. Tuy nhiên, mẫu xe Macan Diesel đã thực sự làm mưa làm gió tại thị trường châu Âu ngay từ những ngày đầu ra mắt. Macan S thể thao được trang bị động cơ tăng áp diesel 3.0 lít có thể sản sinh ra 257 mã lực. Chiếc xe mất 6,3 giây để chuyển từ trạng thái tĩnh sang vận tốc 96 km/h và có thể đạt tốc độ tối đa 143 dặm/giờ (230,1 km/h).
5. Land Rover Range Rover 4.4 SDV8 2013
Video đang HOT
Một chiếc xe sang trọng như Range Rover xứng đáng sở hữu động cơ mạnh mẽ và tinh tế để vận hành. Quả thật, cỗ máy mang dung tích 4.4 lít SDV8 có thể sản sinh 339 mã lực và mô-men xoắn từ 1.750 vòng/phút đến 3.000 vòng/phút. Phương tiện này cũng rất phù hợp cho những phượt thủ khi có thể kéo khối lượng hàng hóa lên tới 3,5 tấn.
Dòng xe BMW X3 luôn thuộc top những lựa chọn tốt nhất trong phân khúc SUV nhỏ gọn. Đặc biệt, khi đi kèm với động cơ 30d chất lượng cao, nó sẽ đánh bật hầu hết đối thủ gầm cao đến từ thương hiệu khác.
Chiếc xe tích hợp hệ dẫn động bốn bánh giúp xử lý tốt trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Ngoài ra, nó còn đủ không gian rộng rãi để chở hàng với khả năng xử lý uyển chuyển như sedan. Đặc biệt, X3 xDrive30d 2015 được hỗ trợ bởi động cơ tăng áp diesel 3.0 lít sáu xi lanh thẳng hàng, có thể sản sinh 258 mã lực và tăng tốc từ 0-96 km/h trong khoảng 5,6 giây.
3. Bentley Bentayga 4.0 V8 2016
Một thương hiệu hạng sang ít liên quan tới động cơ diesel khác là Bentley. Tuy nhiên, tại thị trường châu Âu, nhà sản xuất đã tung ra tùy chọn động cơ diesel cho dòng sản phẩm đình đám Bentayga. Động cơ W12 6.0 lít của chiếc xe rất “ngốn” nhiên liệu dù có khả năng vận hành bền bỉ và êm ái.
Hiện tại, thương hiệu Anh đã ngừng sản xuất phiên bản sở hữu động cơ diesel 4.0 lít V8 sản sinh 440 mã lực, có tốc độ tối đa 168 dặm/giờ (270,3 km/h) và có thể tăng tốc từ 0-96 km/h chỉ trong 4,6 giây.
2. Wolkswagen Touareg 5.0 V10 TDI 2007
Volkswagen Touareg V10 TDI 2007, là một chiếc SUV mạnh mẽ. Với phiên bản chứa động cơ diesel V10, nó thậm chí có khả năng kéo một chiếc máy bay Boeing 747. Tại một sự kiện báo chí của Wolkswagen, Touareg 5.0 V10 TDI 2007 đã kéo chiếc máy bay nặng 155 tấn trong trạng thái ngừng hoạt động.
Khi lái xe thông thường, động cơ sản sinh 312 mã lực cho phép chiếc xe tăng tốc từ 0-96 km/giờ trong 7,3 giây.
Ngoài AMG G63 sở hữu động cơ V8 6.2 lít nổi tiếng, thương hiệu Đức còn cung cấp chiếc SUV gầm cao G-Wagen kết hợp một tùy chọn động cơ diesel. Phiên bản 2019 sở hữu một cỗ máy với 6 xi-lanh thẳng hàng dung tích 3.0 lít tạo ra 286 mã lực và mặc dù hiệu suất rõ ràng không bằng G63, nhưng G350d vẫn có thể tăng tốc từ 0-96 km/h trong 7,5 giây.
G350d có giá khoảng 50.000 bảng Anh, rẻ hơn nhiều khi so với G63. Với khoản tiết kiệm đó, chủ sở hữu sẽ có thể chi trả cho phí nhiên liệu một cách hợp lý.
Lí do không nên chuyển về số N khi đang di chuyển trên xe số tự động
Việc chuyển cần số về vị trí N khi xe đang di chuyển trên xe số tự động nguyên nhân là từ thói quen lái xe số sàn của tài xế...
Việc chuyển cần số về vị trí N khi xe đang di chuyển trên xe số tự động nguyên nhân là từ thói quen lái xe số sàn của tài xế khi thường chuyển về số N và lợi dụng quán tính của xe để tiết kiệm nhiên liệu.
Khi xe đang di chuyển, người cầm lái không được phép thực hiện việc chuyển số giữa 4 cấp số cơ bản P, R, N, D. Ảnh minh hoạ: Lâm Anh
Trong thành phố, trường hợp thường xuyên xảy ra nhất đối với những tài xế điều khiển xe khi sắp dừng đèn đỏ, về số N cho xe chạy theo quán tính và rà phanh từ từ để xe dừng hẳn, hoặc ngoài cao tốc cũng có người về số N khi xe đang chạy với tốc độ cao để lấy trớn. Các thao tác này không phù hợp với hộp số tự động và có thể gây nguy hiểm khi lái xe và làm hư hỏng hộp số về lâu về dài.
Nguyên tắc của việc chạy xe số tự động là không được chuyển số khi vòng tua động cơ ở mức cao hơn vòng tua tiêu chuẩn ở chế độ cầm chừng, thông thường con số này ở đa số các dòng xe là 700-900 vòng/phút.
Điều này có nghĩa là người lái chỉ có thể thực hiện việc chuyển số qua lại giữa số P (dừng), R (lùi), N (trạng thái tự do), D (tiến) khi xe đã dừng hẳn. Khi xe đang di chuyển, người cầm lái không được phép thực hiện việc chuyển số giữa 4 cấp số cơ bản P, R, N, D.
Khi chuyển số từ N sang D và ngược lại, hệ thống bơm thủy lực của hộp số tự động sẽ kích số hoặc nhả số, do đó, nếu chuyển qua lại liên tục giữa 2 cấp số này sẽ làm giảm tuổi thọ hộp số. Thậm chí nếu dừng xe trong khoảng thời gian ngắn thì nên đạp phanh và giữ cần số ở vị trí D chứ không nên về N.
Hộp số tự động trong ô tô thường xuyên bơm nhớt để bôi trơn các chi tiết trong hộp số, khi về số N thì hộp số sẽ tự động cắt bơm nhớt. Nếu xe đang chạy mà về N, thì bơm nhớt không hoạt động trong khi các thành phần khác vẫn hoạt động liên tục ở cường độ cao, điều này sẽ dẫn đến hư hỏng hộp số. Chưa kể xe sẽ xảy ra các tình huống như giật mạnh hoặc gây ra mất lái vì hộp số không kịp phản ứng với sự chênh lệnh giữa vòng tua động cơ hiện tại với vòng tua của chế độ ga-răn-ti. Theo nguyên tắc khi chuyển số lúc nào cũng phải đạp phanh để đảm bảo an toàn.
Việc về số N khi xe đang chạy cũng sẽ làm vô hiệu hóa các hệ thống an toàn điện tử, ví dụ như hệ thống cân bằng điện tử ESP, như vậy sẽ phần nào làm giảm mức độ an toàn khi xe vào cua và dễ dẫn đến mất lái.
Và sách hướng dẫn sử dụng của xe Mazda cũng có đoạn nói rất rõ: "Không được chạy xe với số N bất cứ khi nào vẫn còn lăn bánh, vì chức năng phanh động cơ sẽ mất tác dụng và làm hỏng hộp số". Như vậy, rõ ràng các hãng xe luôn khuyến cáo người lái xe không nên chuyển số qua lại giữa N và D thường xuyên, nhất là không để số N khi xe còn lăn bánh và ngược lại.
Có nên dùng viên thuốc để tiết kiệm nhiên liệu cho xe ô tô? Giá xăng leo thang khiến nhiều người lái xe phải đối mặt khó khăn và họ đã phải tìm kiếm các mẹo tiết kiệm nhiên liệu, thậm chí tìm các sản phẩm có khả năng cải thiện sử dụng nhiên liệu. Người dân Nam Phi đang trả gần 27R (tương đương 79 ngàn đồng) cho một lít nhiên liệu tại các trạm xăng....