7 màn đánh boss tệ nhất, đảm bảo làm bạn bực tức trong thế giới game
Bất cứ con trùm nào có thói quen dẫn theo cả một đội quân vào cuộc chiến thì 99% là rất phiền phức. Và đó chính là những gì phiên bản siêu đột biến của Joker đã làm ở đoạn cuối của “Arkham Asylum”. Hắn ta bám đuổi theo bạn ở một sàn đầu hình tròn, vung vẫy những cánh tay khổng lồ và rồi cử cả đám tay chân bao vây bạn.
Các con trùm trong video game có thể mang đến một trải nghiệm vinh quang, đáng nhớ hoặc chúng cũng có thể là nỗi phiền phức và khó khăn khiến bạn chỉ muốn đập tan thiết bị điều khiển, đấm thủng màn hình và nói lời từ biệt với thế giới ảo. Hầu hết các con trùm được tạo ra đều nhắm tới một điểm cân bằng ở giữa hai thái cực trên, giúp người chơi có thể chinh phục được, vẫn thấy đáng nhớ và vẫn thấy độ thử thách nhất định.
Nhưng tiếc rằng đó không phải trường hợp của các con boss dưới đây, bởi chúng là những tạo hóa tồi tệ nhất mà một nhà phát triển có thể nghĩ ra để chọc tức người chơi. Nếu bạn phải đánh nhau với chúng, bạn có thể đạt được vinh quang nhưng chắc chắn bạn sẽ chẳng muốn có lại cái trải nghiệm tồi tệ ấy.
Bed of Chaos – Dark Souls
Hầu hết các con trùm trong “Dark Souls” đều là những sinh vật đáng sợ bước ra từ cơn ác mộng kinh hoàng nhất của bạn. Nhưng nếu bạn đối mặt với chúng đủ lần, bạn sẽ phát triển ra quy luật và biết cách tiêu diệt chúng mà không cảm thấy quá khó khăn nữa. Nhưng rồi trong số đó có tồn tại Bed of Chaos, một con boss có hình dạng thực vật cổ quái với những cánh tay (hay cành cây) dài loằng ngoằng. Sức mạnh của Bed of Chaos không phải quá lớn nhưng để đánh bại nó lại khá phiền phức và chẳng vui tí nào, khi nó liên tục cản đường bạn bằng cánh tay dài, hay tạo lỗ hỏng lớn trên sàn để rồi ngã xuống là toi mạng.
Dark Fact – Ys 1
“Ys 1″ là một game nhập vai kinh điển được phát hành lần đầu tiên ở Nhật Bản trong năm 1989 rồi được đưa lên rất nhiều hệ thống khác nhau. Sự thành công của nó đã giúp tạo nên một thương hiệu game nhập vai danh tiếng ở thị trường nội địa, và thế cũng đủ làm fan hâm mộ lẫn nhà sản xuất vui lòng. Một trong những điều đáng nhớ ở “Ys 1″ chính là độ thử thách của cơ chế chiến đấu, điều khiển và nhất là màn đánh trùm cuối, Dark Fact. Để đánh bại hắn, bạn không những phải đồ xịn mà còn phải có một kỹ năng thao tác đến hoàn hảo để theo đuổi và tấn công mục tiêu. Cứ chết độ vài chục lần là hoàn thành được ấy mà!
Shao Kahn – Mortal Kombat 9
Nếu bạn đang muốn hành hạ bản thân và tìm kiếm một quãng thời gian đau khổ, hãy tìm đến Shao Kahn ở “Mortal Kombat 9″. Tên khốn đeo mặt nạ sọ người này là một trong những đối thủ bẩn tính nhất mà bạn từng gặp gỡ ở game đối kháng đấy. Không những hắn có liên tục lặp đi lặp lại một vài đòn thế tấn công, mà chiêu X-ray của hắn còn khiến bạn mất hơn nửa máu nếu trúng chưởng. Thử chinh phục hắn một cách công bằng và theo tinh thần thượng võ xem, bạn sẽ chỉ nhận lấy nỗi nhục mà thôi. Cách thức tốt nhất là cũng chơi bẩn, lặp đi lặp một đòn hiệu quả cho tới khi hắn ngã xuống.
Video đang HOT
Joker – Batman: Arkham Asylum
Bất cứ con trùm nào có thói quen dẫn theo cả một đội quân vào cuộc chiến thì 99% là rất phiền phức. Và đó chính là những gì phiên bản siêu đột biến của Joker đã làm ở đoạn cuối của “Arkham Asylum”. Hắn ta bám đuổi theo bạn ở một sàn đầu hình tròn, vung vẩy những cánh tay khổng lồ và rồi cử cả đám tay chân bao vây bạn. Đám tay chân của hắn tỏ ra hết sức phiền phức, bởi chúng có sự đa dạng, và mỗi dạng sẽ cần một cách hạ bệ khác nhau. Chưa kể đến chuyện thuốc nổ rơi từ trên trời xuống, đạn bắn từ hai bên và liên tục có quân tiếp viện ùn ùn kéo ra nữa chứ, đây quả là một màn đánh boss dễ khiến người chơi nổi điên.
Hoyt – Far Cry 3
Không phải tất cả các con trùm tệ đều tệ bởi vì chúng khó chinh phục hoặc mang đến thời gian trải nghiệm tệ cho bạn. Chúng ta cũng có những con boss chẳng vui để đánh chút nào bởi thực tế là bạn không thực sự phải đánh chúng. Điển hình có thể kể đến trường hợp ở “Far Cry 3″, ban đầu ta được gặp gỡ một tên ác nhân tuyệt vời có tên là Vaas, nhưng rồi qua diễn biến câu chuyện ta sẽ chạm trán một người khác mang tên Hoyt ở màn quyết đấu cuối cùng.
Vấn đề lớn nhất ở đây là chỗ màn quyết đấu cuối cùng này cũng chẳng hẳn là quyết đấu, ít nhất là không giống cái cách những màn đánh boss trước đó trong game. Đó là một màn đấu dao có sử dụng hệ thống quick-time event, chứ không hề yêu cầu nhiều thao tác điều khiển hay tính chiến thuật gì cả.
Lucien Fairfax – Fable II
Một màn đánh trùm dễ quên khác chính là trạm chán Lucien Fairfax, kẻ ác của “Fable II”. Hắn ta là một người xấu tuyệt vời và là một con người kinh khủng, khi ngay ở đoạn đầu game bạn đã được chứng kiến hắn giết chết em gái của bạn và bắn bạn ngã ra ngoài một khung cửa sổ cao tầng. Đến đoạn cuối game, hắn ta còn thể hiện tham vọng xấu xa dành cho bạn và cả thế giới.
Với một đại ác nhân như thế, bạn sẽ mong đợi một trận quyết chiến sinh tử hoàng tráng, sử dụng những sức mạnh đã có được trong quá trình trải nghiệm để chinh phục hắn, nhưng tiếc là chẳng hề được như thế. Thay vào đó, bạn sẽ được chứng kiến Lucien có một bài độc thoại điên rồ và tựa game buộc bạn phải ấn một nút để bắn hắn ngã xuống một cái hố sâu. Xem ra đây đúng là một trong những màn đánh trùm cuối kém thỏa mãn nhất trong lịch sử đấy.
Lawrence Barrett – Deus Ex: Human Revolution
Điều tuyệt nhất ở “Deus Ex: Human Revolution” là các nâng cấp và kỹ năng bạn lựa chọn phát triển nhân vật có tồn tại sự ảnh hưởng lớn tới cách bạn chơi game. Bạn có thể lựa chọn một con đường hủy diệt khi lựa chọn những kỹ năng sử dụng súng đạn thật tốt, hoặc có thể lựa chọn một con đường “an lành” hơn khi thiên về các kỹ năng lén lút và trốn thoát khỏi hầu hết kẻ thù.
Vấn đề duy nhất ở đây là cho dù muốn chơi một cách lén lút đi chăng nữa, bạn vẫn phải đối mặt với từng con Boss. Vì kịch bản và cách thức thiết kế game, bạn không thể vượt qua boss một cách lén lút và buộc phải tiêu diệt chúng. Điều này cũng đúng thôi, ngoại trừ chuyện tập trung cho kỹ năng lén lút sẽ khiến bạn gặp bất lợi nặng nề khi đối mặt với chúng. Lawrence Barrett chính là gáo nước lạnh hất vào mặt bạn nếu chọn con đường “an lành”, bởi hắn có cánh tay biến thành súng máy và vô tận lựu đạn để tấn công bạn.
Theo Cheatsheet
10 tựa game sở hữu yếu tố thám hiểm tuyệt vời dành cho các "phượt thủ" (P2)
Gần như bất cứ tựa game RPG nào cũng đi kèm với yếu tố thám hiểm, nhưng có vẻ như "Skyrim" luôn được yêu thích hơn cả với những người chơi đam mê "phượt ảo". Đặc biệt, với vô số Mod có thể được cài đặt, mỗi lần bước chấn vào Skyrim dường như bạn lại được trải nghiệm một tựa game riêng biệt. Thế giới rộng lớn vô biên của "Skyrim" sở hữu không biết bao nhiêu khu rừng, làng mạc, thành phố và quán rượu để cho bạn khám phá.
Tiếp nối phần trước, chúng ta sẽ đến với 5 tựa game còn lại trong danh sách "top 10 game thám hiểm xuất sắc". Nếu như những "Astroneer", "The Forest" tuy hấp dẫn, phiêu lưu nhưng chưa đủ "căng" với bạn, thì sau đây sẽ là một vài cái tên mang tính hành động, nhập vai hardcore hơn, để bạn không những thoả sức khám phá mà còn rèn luyện kỹ năng "chặt chém" của mình.
Far Cry 3
"Far Cry 3" kết hợp hoàn hảo mô hình thế giới mở với gameplay bắn súng góc nhìn thứ nhất, mang đến một trải nghiệm vô cùng hấp dẫn cho người chơi. Nhân vật chính trong game - Jason Brody bị lạc vào một hòn đảo hoang sau khi tai hoạ bất ngờ ập đến trong kì nghỉ hè. Giờ đây, Brody phải giải cứu những người bạn của mình bị cướp biển bắt cóc và cùng nhau trốn thoát khỏi hoang đảo. Bên cạnh việc tham gia hệ thống nhiệm vụ phong phú, học được những kỹ năng mới và tiêu diệt kẻ thù, tính năng thám hiểm của "Far Cry 3" sẽ đưa người chơi đến với những khung cảnh thiên đường nhiệt đới vô cùng choáng ngợp.
Antichamber
Trong "Antichamber", người chơi điều khiển một nhân vật vô danh thang thang qua các màn chơi với vô số chướng ngại vật "bất khả thi" do nhà thiết kế bày ra. Một lối đi có thể đưa bạn đến với nhiều địa điểm khác nhau tùy theo cách bạn hướng nhân vật. Bên cạnh đó, bạn sử dụng những tia laze để mở hoặc đóng những cánh cửa, vượt qua những địa hình đa dạng và cực kỳ "hư cấu" nếu quan sát chúng trên định dạng ba chiều thông thường. Mục đích chính của trò chơi là sử dụng những khẩu súng màu sắc mà bạn sở hữu để tìm cách thoát ra khỏi mê cung kì quái này. "Antichamber" là một tựa game phá cách, buộc bạn phải từ bỏ hết những quan điểm tư duy khuôn mẫu, nghĩ một cách sáng tạo và tìm ra bằng được giải pháp kể cả khi mọi thứ tưởng chừng như đã đi vào ngõ cụt.
Fallout 4
Trong "Fallout 4", bạn luôn luôn có hai lựa chọn. Một là theo hướng phổ thông - hoàn thành nhiệm vụ, hỗ trợ các phe phái khác nhau, kiếm điểm kinh nghiệm để lên cấp, hoặc bạn có thể bỏ qua những công việc nhàm chán đó và khám phá những khung cảnh hoang tàn đầy ám ảnh của một thế giới đã sụp đổ hoàn toàn. Với phong cách viễn tưởng hòa trộn cổ điển, hay còn gọi là "retro-futuristic", "Fallout 4" đưa bạn đến với miền đất "The Commonwealth" - bao gồm Boston, Massachusetts và một vài phần của New England - nơi để lại dấu vết của một nền văn minh hiện đại, và còn tái hiện đôi chút gì đó của nước Mỹ trong thập niên 40 - 50.
Ngoài ra, nó còn được đặc biệt đánh giá cao nhờ gameplay đầu tư nội dung, sự chi tiết của hệ thống đồ họa mô phỏng thế giới và vô số khả năng có thể xảy ra trong hành trình khám phá và hoàn thành nhiệm vụ của người chơi. Đây chắc chắn là một trong những tựa game xuất sắc nhất thập kỷ, liên tục thu hút những thế hệ người chơi mới và đã xây dựng nên một cộng đồng fan "cứng" hùng hậu.
Firewatch
Henry là một nhân viên canh phòng cháy tại Rừng Quốc Gia Shoshone, một công việc tưởng chừng như bình thường cho đến khi hàng loạt những sự kiện kì quái xảy ra ngay trong tháng đầu tiên anh ở đó. Cả Henry và người giám sát Delilah đều bị ảnh hưởng bởi thế lực huyền bí nào đó trong khu rừng, cuối cùng mọi chuyện dần hé lộ và một âm mưu to lớn hơn từ vài năm trước đó được phơi bày ra ánh sáng. Gameplay của "Firewatch "chú trọng chủ yếu vào việc thám hiểm môi trường xung quanh, đưa ra những lựa chọn hội thoại để Henry liên lạc với người giám sát của mình và tìm ra hướng đi đúng đắn. Môi trường rừng rậm âm u và cảm giác cách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài khiến nó trở thành một cuộc phiêu lưu cực kỳ căng thẳng và cuốn hút.
Skyrim - Kèm cả tá bản mod
Gần như bất cứ tựa game RPG nào cũng đi kèm với yếu tố thám hiểm, nhưng có vẻ như "Skyrim" luôn được yêu thích hơn cả với những người chơi đam mê "phượt ảo". Đặc biệt, với vô số Mod có thể được cài đặt, mỗi lần bước chấn vào "Skyrim" dường như bạn lại được trải nghiệm một tựa game riêng biệt. Thế giới rộng lớn vô biên của "Skyrim" sở hữu không biết bao nhiêu khu rừng, làng mạc, thành phố và quán rượu để cho bạn khám phá. Thậm chí việc "ngó lơ" hoàn toàn cốt truyện chính trong game và chỉ tập trung "ngao du" đây đó cũng đã là quá phổ biến với người chơi.
Có thể nói, không có tựa game nào đủ sức so bì với Skyrim về tính toàn diện, đây là nơi có thể đem đến cho người chơi bất cứ trải nghiệm nào mà họ mong muốn: bạo lực, chiến đấu, tình yêu,... hay thậm chí chỉ là để dành hàng tiếng đồng hồ thưởng ngoạn những khung cảnh tráng lệ.
Theo Fraghero
15 màn đánh Boss vĩ đại nhất trong lịch sử của series "Dark Souls" Là con Boss khó nhất trong "Dark Souls 3", người chơi có thể tìm thấy The Nameless King ở một địa điểm đặc biệt Archdragon Peak. Quá trình chiến đấu tên trùm này phân ra làm hai giai đoạn, một là khi hắn ta đang bay lượn trên bầu trời thông qua con "thú cưng" Stormdrake, và hai là khi hắn ta chính...