7 lý do vì sao bạn cứ nói một đằng, chàng làm một nẻo
Thú thật đi các cô nàng của tôi, đã bao giờ bạn nghĩ đàn ông thật khó hiểu? Tại sao thế giới có thể sinh ra 2 kiểu người hoàn toàn khác nhau như vậy? Tại sao bạn nói A,B,C cuối cùng anh ấy hiểu nó là X,Y,Z…?
Đàn ông thì luôn cho rằng phụ nữ là loài động vật hữu nhũ đi bằng hai chân phức tạp nhất hành tinh. Có thể là cách giao tiếp của hai giới hoàn toàn khác nhau, tuy nhiên theo quy luật âm dương bù trừ, chúng ta luôn cần một nửa thế giới còn lại để hoàn thiện chính mình. Vậy tại sao không liếc qua 7 điều dưới đây – lý do chính đã cản trở bạn giao tiếp tốt với một nửa yêu thương của mình.
1. Đàn ông suy nghĩ đơn giản
Thực tế cho thấy phụ nữ chúng ta là chúa suy diễn và là hậu duệ 1800 năm của Tào Tháo. Bất kỳ điều gì anh ấy nói cũng có thể trở thành chủ đề của trận cãi vã linh đình. Ví dụ như bạn lỡ khen một cô gái nào đó, thậm chí một nhân vật không có thật trong game chẳng hạn, nếu anh ta nói A, thì nó chỉ là A. không có A’ hay B’ gì hết. Các nàng hãy ngừng suy diễn và bớt bi kịch hóa câu chuyện nhé!
2. Anh ta không thích nói quá chi tiết một vấn đề
Đàn ông thường kiệm lời, họ không thích những câu chuyện dông dài không hồi kết. Đặc biệt câu chuyện mà họ là chủ đề chính. Điều này thực sự làm anh ta khó chịu khi bị lôi ra mổ xẻ, phân tích. Ví dụ nếu bạn hỏi ngày hôm nay của anh thế nào? Anh ấy thường trả lời rất đơn giản kiểu tốt, cũng bình thường thôi. Phụ nữ thì khác, họ muốn nghe nhiều hơn, tốt là tốt thế nào? Nên họ thường bối rối trước câu trả lời quá đơn giản như vậy. Khi nào cảm thấy thoải mái anh ấy sẽ tâm sự với bạn nhiều hơn. Viêc của bạn chỉ là để anh ấy thoải mái là chính mình.
3. Đàn ông không thích nói chuyện khi buồn
Đây có thể là sự khác biệt lớn nhất giữa hai giới tính. Nếu anh ta có một ngày tồi tệ hoặc có điều gì đó ảnh hưởng đến tâm trạng, phần lớn họ chỉ muốn được một mình. Anh sẽ không muốn “khoe” khó khăn của mình cho người khác. Đặc biệt là bạn, vì như vậy có thể làm bạn lo lắng và anh ta cũng lo lắng hình ảnh mạnh mẽ của mình trong mắt bạn nữa.
Phụ nữ ít người hiểu điều này, họ luôn muốn biết tất cả mọi thứ. Họ nghĩ rằng họ có đặc quyền được biết tất cả, và phải là người đầu tiên mà anh ta muốn chia sẻ. Họ không thể nghĩ ra lí do gì mà anh lại muốn chịu đựng tất cả một mình.
Video đang HOT
4. Đàn ông hiếm khi đặt câu hỏi
Phụ nữ thường không hiểu điều này nhất. “Tại sao anh chẳng bao giờ ý kiến về việc em đang nói?”; hay là “anh có đang nghe em không đấy?”. Phụ nữ luôn tìm kiếm sự rõ ràng trong các câu chuyện: Ai? Ở đâu? Làm gì? Tại sao? Nếu bạn trả lời không khéo lại có thể gây ra một cuộc tranh cãi khác. Vậy nên anh ta thường sẽ tìm cách tránh né những trận thư hùng như bằng cách “câm như hến”. Nhưng “như vậy cũng chưa xong với bà đâu, đừng tưởng bở…”! Rõ khổ!
5. Đàn ông lắng nghe trong im lặng
Trong khi bạn đang trò chuyện với cô bạn thân nhất thì anh ấy chỉ ngồi bấm điện thoại. Bạn cố tình nhắc đến người đàn ông khác thử xem phản ứng của anh ấy thế nào? Không gì cả. Nhưng thật ra anh ta luôn âm thầm nghe hết câu chuyện của hai bạn nhưng chớ hề có một ý kiến đóng góp nào. Bạn chỉ không hiểu nổi anh ta đang nghĩ gì? Sao chẳng bao giờ bận tâm đến chuyện mình nói. Đơn giản, đàn ông vẫn là đàn ông, họ khác phụ nữ rất nhiều, trong khi đa phần phái nữ lắng nghe với ý định trả lời phản hồi, thậm chí, nhiều khi chưa nghe hết câu chuyện đã nháo nhào đánh giá nọ kia. Nếu một người đàn ông cũng hành xử như vậy, bạn có nghĩ anh ta chuẩn men không?
6. Đàn ông không thích “nhai lại”
Một sai lầm của phụ nữ thường thấy nhất đó chính là nhai đi nhai lại vấn đề như cuốn băng nhão. Đàn ông thật sự ghét điều này. Đó là lí do vì sao một bà vợ cằn nhằn luôn kém hấp dẫn hơn một cô bồ chỉ biết “dạ, thưa”. Nếu bạn muốn được yêu thương nhiều hơn nên sớm điều chỉnh thói quen xấu này.
7. Phụ nữ muốn được hỏi, đàn ông muốn được kể
Phụ nữ luôn khao khát mình là trung tâm vũ trụ, luôn muốn được anh ấy quan tâm, hỏi han nọ kia. Trong khi đó, đàn ông lại có nhu cầu được nói nhiều hơn hỏi mấy chuyện vớ vẩn linh tinh. Anh ta cũng có nhu cầu được quan tâm nhưng theo một cách rất khác phụ nữ. Cái mà đàn ông cần là một người phụ nữ dịu dàng lắng nghe câu chuyện của mình, chứ không phải hỏi tới hỏi lui, vạch lá tìm sâu.
Rất nhiều lần, chính những rào cản trên đây làm cho bạn nghĩ anh ấy không yêu bạn nhiều như bạn muốn. Nhưng không phải vậy, chỉ là cách thể hiện của cả hai giới trái ngược nhau. Miễn là bạn chịu khó quan sát một tí, dần dần, hai bạn sẽ tìm ra hoặc phát minh ra một loại ngôn ngữ riêng mà chỉ có hai bạn hiểu. Điều này rất thường thấy ở các cặp đôi yêu nhau lâu. Họ chỉ cần nhìn vào mắt nhau cũng có thể biết thế giới bên trong của người kia như thế nào? Bạn đã có được đôi mắt ấy chưa?
Theo Thế giới trẻ
Thẩm phán tối cao Mỹ cất tiếng sau 10 năm dự toà trong im lặng
Thẩm phán Clarence Thomas cùng quan điểm bảo thủ với Thẩm phán Antonin Scalia vừa qua đời.
Thẩm phán Clarence Thomas, một trong tám thẩm phán Toà Tối cao Mỹ, ngày 29-2 lần đầu tiên mở miệng tranh luận tại một phiên toà sau 10 năm dài dự rất nhiều phiên toà trong im lặng, theo hãng tin AP (Mỹ).
Thẩm phán Clarence Thomas. (Ảnh: NEW YORKER)
Phiên toà ngày 29-2, Toà Tối cao Mỹ xử vụ một nam giới ở bang Maine kháng cáo vì bị truất quyền sở hữu súng do từng có hành động bạo hành gia đình.
Stephen Voisine từng bị một toà án tuyên phạt 200 USD vì có hành động bạo hành gia đình năm 2004. Năm năm sau, Stephen Voisine bị bắt vì bắn một con chim đại bàng được bảo vệ. Khi phát hiện Stephen Voisine từng phạm tội bạo hành gia đình, anh ta bị cáo buộc thêm tội sở hữu súng trái phép.
Luật liên bang Mỹ cấm người phạm trọng tội sở hữu súng. Năm 1996, Quốc hội Mỹ tiến thêm một bước, cấm những ai từng bị toà phán quyết có hành động bạo hành gia đình sở hữu súng.
Thẩm phán Clarence Thomas đã ngồi yên lặng gần hết phiên tranh luận, như thường thấy ở rất nhiều phiên toà trước. Tuy nhiên đến gần cuối phiên tranh luận, Thẩm phán Clarence Thomas bất ngờ lên tiếng phản đối việc truất bỏ quyền sở hữu súng của một người vì người này từng bạo hành gia đình.
Thẩm phán Clarence Thomas cho rằng hành động bạo hành gia đình là khinh tội, yêu cầu luật sư chỉ ra một ví dụ khác ngoài trường hợp Stephen Voisine để chứng minh rằng truất bỏ quyền sở hữu súng của người từng phạm khinh tội là đúng luật.
Thẩm phán Clarence Thomas tranh luận không ai bị mất quyền phát ngôn và xuất bản sách chỉ vì từng phạm khinh tội. Ông thậm chí còn dẫn quyền sở hữu súng trong hiến pháp Mỹ ra để bảo vệ quan điểm của mình.
Đây là lần đầu tiên Thẩm phán Clarence Thomas cất tiếng tranh luận tại toà kể từ thời điểm tháng 2-2006. Sự im lặng tại các phiên toà kéo dài của Thẩm phán Clarence Thomas là trường hợp hiếm hoi dù những thập kỷ trước, các thẩm phán có thể ngồi im lặng tại các phiên toà hàng tuần trong một thời điểm nào đó, nhưng ngày nay các thẩm phán Toà Tối cao thường đặt ít nhất một câu hỏi trong mỗi phiên tranh luận.
Thẩm phán Clarence Thomas từng giải thích cho sự im lặng của mình, rằng vì ông thấy các thẩm phán khác hỏi quá nhiều làm luật sư không tranh luận kịp, rằng từ khi còn là sinh viên đại học luật Yale (Mỹ), ông đã thường lắng nghe nhiều hơn là đặt câu hỏi trong lớp.
Trước khi vào Toà Tối cao vào năm 1991, Thẩm phán Clarence Thomas từng làm tại một số toà phúc thẩm liên bang, thường xuyên đặt câu hỏi trong các phiên tranh luận.
Trong 10 năm ngồi toà trong im lặng, thỉnh thoảng Thẩm phán Clarence Thomas có nói chuyện riêng với Thẩm phán Stephen Breyer. Và thỉnh thoảng Thẩm phán Stephen Breyer cũng khuyến khích Thẩm phán Clarence Thomas đặt câu hỏi với luật sư khi thấy Thẩm phán Clarence Thomas đặt ra một vấn đề thú vị, nhưng không thành công.
Có một số đồn đoán có thể sự qua đời của Thẩm phán Antonin Scalia (ngày 13-2) đã thúc giục Thẩm phán Clarence Thomas phá vỡ sự yên lặng. Hai người đều cùng quan điểm bảo thủ, và cùng bỏ phiếu đồng ý phán quyết của Toà Tối cao (5 phiếu thuận/4 phiếu chống) ủng hộ quyền sở hữu súng của cá nhân theo hiến pháp.
Theo AP, có thể Thẩm phán Clarence Thomas thấy rằng không còn Thẩm phán Antonin Scalia mà mình tiếp tục im lặng thì vấn đề này sẽ không còn được ủng hộ, và tiếng nói bảo thủ trong Toà Tối cao sẽ không còn mạnh mẽ.
THIÊN ÂN
Theo_PLO
Iran sẽ chi "khủng" nâng cấp tiềm năng quốc phòng Trước thông tin Iran tiếp cận được 30 tỉ USD đầu tiên trong số 100 tỉ USD bị phong tỏa suốt 10 năm cấm vận, nhà phân tích quân sự Nga Alexander Sitnikov đã đặt câu hỏi về số tiền thực chi mà quân đội nước này sẽ bỏ ra để nâng cấp năng lực quốc phòng. Bình luận về phát biểu mới...