7 lý do khiến hệ tiêu hóa ‘trở chứng’
Ít ai ngờ đường tiêu hóa trở chứng nhiều lúc lại vì một số lý do rất thông thường.
Có một chuyện chắc chắn rất quen thuộc trong nhiều phòng khám. Đó là không ít bệnh nhân gõ cửa thầy thuốc vì rối loạn tiêu hóa dưới dạng đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, nhất là đói run nhưng vừa ăn ít miếng đã no ngang.
Bệnh không nặng đến độ gọi xe cấp cứu nhưng cứ rề rề nay đau mai yếu làm giảm chất lượng cuộc sống. Khổ không chỉ cho bệnh nhân mà còn kẹt cho thầy thuốc vì thường khi siêu âm, nội soi, xét nghiệm thì không tìm ra nguyên nhân.
Hậu quả là bệnh nhân đổi thầy thuốc hoài nhưng vẫn tức cành hông. Đáng tiếc là ít ai ngờ đường tiêu hóa trở chứng nhiều lúc lại vì một số lý do rất thông thường. Chẳng hạn:
- Tuy làm đúng nhưng thực hiện quá nhanh, chẳng hạn đổi từ gạo trắng sang gạo lức, sang nếp… cái rụp! Tương tự như thế là trường hợp của người trước đó mạnh miệng với thực phẩm công nghệ bỗng chuyển sang khẩu phần với nhiều rau quả tươi.
Uống quá nhiều trà làm cơ thể bị thất thoát lượng kali, hậu quả là nhu động của khung ruột trở nên ù lỳ (ảnh minh họa)
Video đang HOT
- Thông hiểu tính chất hữu ích của chất xơ trong rau quả, mễ cốc nhưng dùng quá liều khiến bội tăng hiện tượng đầy hơi trong khung ruột.
- Thường có khẩu phần quá nhiều tinh bột nên vô tình tiếp tay cho phản ứng lên men của lực lượng vi sinh có hại luôn sống chực chờ trên nền ruột.
- Quá mạnh miệng với các món ngọt theo kiểu ăn vặt suốt ngày mà không ngờ là đường ủ đến lên men rồi thành rượu ngay trong lòng ruột.
- Có thói quen ăn quá nhiều rau cải tươi trong bữa cơm chiều trong khi lá gan theo đúng nhịp sinh học lại giảm hoạt động sau 19 giờ. Hậu quả, các loại hơi có hại cho sức khỏe dễ tích lũy trong lòng ruột.
Không nên đổi đột ngột sang ăn chay (ảnh minh họa)
- Trước đó mạnh miệng với thịt, cá bỗng đổi sang chay trường. Hậu quả là lượng mật trước đó được bài tiết theo thói quen nay bỗng thừa thãi. Mật khi đó sẽ kích ứng khung ruột. Đừng quên rằng mật rất cần thiết để tiêu hóa chất béo trong thịt, cá nhưng thừa mật trong lòng ruột lại là một trong các nguyên nhân dẫn đến ung thư ruột già.
- Uống trà suốt ngày mà không ngờ lượng trà quá cao là lý do khiến thất thoát khoáng tố kali. Hậu quả là nhu động của khung ruột trở nên ù lỳ nên gia chủ không nuốt hơi mà vẫn đầy bụng, không ăn nhiều mà vẫn khó tiêu.
Đổi hướng nếu cần thiết tất nhiên là đúng nhưng cũng như việc điều khiển xe, nếu quẹo quá gắt thì có khi lạc tay lái rồi mất cả chì lẫn chài!
Theo Eva
Bệnh tiểu đường: Nên ăn gạo trắng hay gạo lức?
Một chuyên gia người Mỹ cho biết, ăn gạo nâu và bánh mì thay cho gạo trắng có thể giảm một phần ba nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Harvard nói, gạo trắng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường vì làm tăng hàm lượng đường trong máu.
Gạo lức và các loại thực phẩm ngũ cốc khác là lựa chọn tốt hơn cho sức khỏe của người tiêu dùng vì làm giảm dần lượng đường glucose trong máu.
Hơn 70% số gạo tiêu thụ tại Anh và Mỹ là gạo trắng. Nghiên cứu trên 200.000 người Mỹ cho thấy, những người ăn gạo trắng đều dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2.
Sau khi đã loại bỏ các yếu tố dẫn đến bệnh tiểu đường và tuổi tác, các nhà nghiên cứu đưa ra kết luận: Những người ăn nhiều hơn 150g gạo trắng mỗi tuần sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nhiều hơn những người ăn gạo lức trong một tháng khoảng 17%. Mặc dù chỉ 2% số người trong nghiên cứu sử dụng gạo trắng nhưng kết quả này rất quan trọng.
Nhưng kết quả nghiên cứu trên những người ăn gạo lức lại đưa ra kết quả ngược lại, những người này không có dấu hiệu của bệnh tiểu đường loại 2.
Các nhà nghiên cứu giải thích về sự khác biệt giữa hai loại gạo, giống như nhiều loại ngũ cốc khác, gạo lức có nhiều chất xơ và làm giảm năng lượng dần dần. Trong khi đó, chất cám và các vi khuẩn có lợi trong gạo trắng đã bị loại bỏ trong quá trình xay xát.
Điều này khiến cho gạo trắng có tỉ lệ Glycemic (GI) cao hơn, đây là nhân tố làm tăng hàm lượng đường trong máu.
Cách tốt nhất để ngăn chặn bệnh tiểu đường loại 2 là tập thể dục đều đặn, duy trì chế độ ăn không có nhiều chất béo và đường, ăn thêm nhiều hoa quả.
Theo Tiền Phong/BBC
Rau, quả tươi có giúp giảm nguy cơ ung thư? Liệu ăn rau và quả có thực sự làm giảm nguy cơ bị ung thư không? Trong hầu hết các nghiên cứu trên những nhóm lớn đối tượng, ăn nhiều rau và quả có tương quan tới việc giảm nguy cơ các ung thư phổi, họng, thực quản, dạ dạy và đại tràng. Vì chúng ta không biết những thành phần nào trong...