7 lý do khiến Amerian Idol 2013 ‘ế khách’
Chương trình tìm kiếm tài năng âm nhạc này đang có những tháng ngày thất bại thảm hại.
American Idolđã luôn được coi như một chương trình tìm kiếm tài năng âm nhạc được yêu thích nhất ở Mỹ và là chương trình truyền hình thực tế thành công nhất của đài FOX. Thế nhưng, trong mùa giải thứ 12 đang diễn ra, người ta tiếp tục thấy sự ế ẩm của chương trình này khi số lượng người xem chỉ ở mức khiêm tốn và càng về sau lại càng giảm đi. Nếu như mùa giải trước đã được coi là một thất bại đáng buồn thì American Idol 2013 còn thất bại một cách thảm hại hơn.
Dưới đây là những lý do phần nào lý giải cho thực tế đáng thất vọng này:
Điều gì đã khiến cho chương trình truyền hình thực tế này dần mất đi chỗ đứng của mình?
1. Quá bão hòa
Bắt đầu lên sóng từ tháng 6/2002, American Idol là một sự pha trộn giữa Star Search và American Bandstand. Để từ đó, nó trở thành nền tảng của những chương trình tìm kiếm tài năng sau này như The Voice, The X Factor, Got Talent và Duets. Như vậy, không có nghĩa là American Idol sẽ bị thay thế. Bên cạnh một số giai đoạn khá giống nhau với các chương trình này thì American Idol vẫn có những nét đặc biệt riêng từ ban giám khảo (BGK) cho tới việc tìm kiếm người chiến thắng. Việc cần làm là làm thế nào để sự khác biệt ấy trở thành nhân tố quyết định đến sự hấp dẫn của chương trình.
2. Thảm họa về… ban giám khảo
Rào cản lớn nhất khiến khán giả không đến với American Idol năm nay chính là BGK. Nó giống như một sự pha trộn khủng khiếp của những nhân tố hóa học có phản ứng đối nghịch nhau. Từ khi vụ lùm xùm giữa Nicki Minaj và Mariah Carey bị phát giác trước khi chương trình lên sóng, khán giả đã chẳng có ấn tượng tốt đẹp với dàn BGK mới này.
Cho đến khi vào tới những đêm truyền hình trực tiếp, họ cũng chẳng thể giả vờ ủng hộ, giao tiếp hay đưa mắt nhìn nhau một cách thiện cảm. Nicki Minaj thì suốt ngày chỉ quan tâm đến trang phục của các thí sinh, Keith Urban quá mờ nhạt còn Randy Jackson miễn cưỡng trở thành người hòa giải giữa các giám khảo. Hãy xem những gì mà Adam Levine và Blake Shelton làm ở The Voice. Họ sẵn sàng tung hứng nhau, ôm hôn nhau thậm chí là “dìm” nhau ngay trên sân khấu để tạo nên những khoảnh khắc vui vẻ cho chương trình.
3. Lỗi tại Mariah Carey?
Jennifer Lopez và Steven Tyler rời khỏi cuộc thi để dành nhiều thời gian hơn cho sự nghiệp của mình. Trong khi đó, Mariah Carey đến với American Idolbằng bản hợp đồng trị giá 18 triệu đô la Mỹ. Và cô ấy đã thể hiện gì ở đây? Cô ấy đã khóc vài lần khi nghe các thí sinh hát. Cô ấy luôn đưa ra những lời nhận xét mơ hồ cho các thí sinh kiểu như “tôi luôn luôn yêu bạn”, “tôi cảm thấy tự hào về bạn”, “màn trình diễn của bạn thật tuyệt vời”.
Video đang HOT
Ngoài ra, gần như đều đặn mỗi khi chương trình sắp sửa lên sóng trực tiếp cô lại chụp ảnh đăng lên các trang mạng xã hội của mình để “khoe” bộ đồ mà mình mặc trong đêm đó. Cô ấy đã chẳng thể chạy lên sân khấu mà ôm các thí sinh khi đang diện những bộ váy bó sát và rườm rà. Trong khi đó Shakira bụng mang dạ chửa vẫn có thể nhanh nhẹn làm điều đó.
4. Chủ đề tệ
Mùa giải nào cũng vậy, American Idolluôn lựa chọn những chủ đề khá xưa cũ cho các thí sinh. Tuy nhiên, đối tượng dự thi của chương trình này lại là những chàng trai cô gái ở độ tuổi khá trẻ. Làm thế nào để họ có thể hát tốt khi mà có những thí sinh còn chưa bao giờ nghe bài hát mà họ phải thực hiện với chủ đề The Beatles, Motown hay những bản classic rock? Và kèm theo đó họ lại có một cố vấn 73 tuổi như Smokey Robinson. Tại sao không lựa chọn một chủ đề nào đó tươi mới hơn để khỏi nghe những màn “karaoke” miễn cưỡng? Tại sao không tìm những người như Justin Timberlake, Katy Perry, Rihanna, Beyoncé… để làm cố vấn cho các thí sinh?
5. Thí sinh nhàm chán
Không có nhiều thí sinh thực sự có thể hát tốt trong mùa giải này và đã có những tài năng thực sự bị loại bỏ từ rất sớm. Những thí sinh có giọng hát tốt và khả năng sáng tạo thuộc diện “cực hiếm” ở năm nay và những người “sống sót” còn lại thì quá mờ nhạt bởi họ không có cá tính hay bất kỳ điều gì đó thực sự thu hút người xem.
6. Gian lận
Lần cuối cùng một nữ thí sinh chiến thắng ở American Idol là Jordin Sparks năm 2007. Và sau đó chương trình có hàng loạt các nam quán quân David Cook, Kris Allen, Lee DeWyze, Scotty McCreery, Phillip Phillips. Ngay từ đầu mùa giải thứ 12, ban tổ chức chương trình đã thể hiện một quyết tâm cháy bỏng là sẽ tìm ra một quán quân nữ cho năm nay. Và điều gì đã diễn ra? Rất nhiều phần thi của các thí sinh nam ở vòng Audition, Hollywood Week hay Las Vegas đã bị cắt bỏ, thay vào đó là một vài phần thi ngớ ngẩn khác. Trong khi đó các cô gái lại chiếm sóng khá nhiều.
Cho đến vòng thi Chung kết (liveshow), mỗi tuần chúng ta lại chứng kiến một thí sinh nam phải ra về trong khi số lượng các thí sinh nữ vẫn được bảo toàn. Làm thế nào để chàng trai nói lắp Lazaro Arbos có thể chiến thắng 5 cô gái còn lại khi mà cậu ta thậm chí chỉ giống như một thí sinh được chương trình giữ lại để tìm kiếm sự thương hại từ khán giả?
7. Thời lượng quá dài
Đêm công bố kết quả.
Mỗi tuần chúng ta lại chứng kiến 2 giờ phát sóng cho đêm thi và từ 1 tiếng đến 1 tiếng rưỡi cho đêm công bố kết quả. So với The Voice, không hẳn là American Idol có nhiều màn trình diễn hơn trong một đêm nhưng khả năng bố trí sân khấu có vẻ chậm hơn, thời lượng dành cho quảng cáo quá dài, nhận xét của BGK cũng dài thật khiến cho người xem uể oải.
Rồi đến những đêm công bố kết quả, thực sự là một sự rườm rà. Từ việc lần lượt công bố người đi tiếp đến người rơi vào top nguy hiểm, trong số những thí sinh bị nguy hiểm lại có người được an toàn. Rồi sau đó là phần biểu diễn của thí sinh có số phiếu bình chọn ít nhất để “cầu cứu” BGK (mặc dù biết chắc chắn rằng BGK sẽ không cứu). Quy trình này đã quá cũ, lặp đi lặp lại rất nhiều năm, cho đến nay nó thực sự cần được rút gọn.
Kết
Có người cho rằng có lẽ American Idol nên vắng mặt trong một vài năm tới đây để tìm ra hướng đi mới cho mình. Cũng có thể, đó là một cách để có thêm thời gian nuôi dưỡng những thí sinh tài năng tiềm ẩn và tìm ra một đội ngũ ban giám khảo phù hợp hơn đối với cuộc thi này.
Theo Tiin
"American Idol 2013": Tái sinh hay sẽ lụi tàn?
Lượng khán giả ngày càng sụt giảm cùng tương lai không mấy tươi sáng của các Quán quân cho thấy "American Idol" đang đứng trước bờ vực thẳm.
Bạn biết Kris Allen và Lee DeWyze là ai không? Không cần nhớ mặt, chỉ cần nêu tên một ca khúc của họ thôi?
Vậy còn Scotty McCreery và Phillip Phillips thì sao?
Những Quán quân của American Idol trước đây như Kris Allen và Lee DeWyze (mùa thứ 8 và 9), bao gồm cả David Cook (mặc dù cũng đã tạo ra một số hit nhưng mức độ ảnh hưởng đang yếu dần) hình như đều đã dần dần trở thành cái bóng - một sự thật đau lòng của cuộc thi trong nhiều năm qua. Đó cũng là lý do cho đa số lời phê bình rằng chương trình chỉ có thể tạo ra những nghệ sỹ nhàm chán, không có chiều sâu và sẽ chìm vào quên lãng sau 1 - 2 năm chen chân vào làng nhạc.
Tuy nhiều tài năng đã chìm vào quên lãng, nhưng Quán quân của hai mùa mới đây cũng đã ít nhiều gặt hái thành công
Tuy nhiên, tình hình có vẻ đang khả quan trở lại khi người chiến thắng ở mùa thứ 10 là Scotty McCreery - cậu bé hát nhạc Đồng quê 16 tuổi có chất giọng sâu hun hút, đến mức người ta phải so sánh với Josh Turner và xem cậu như một ngôi sao đang lên của thể loại này. Đến năm 2012, một fan bự của Dave Matthews giành chiến thắng cuộc thi, sau đó ra mắt bằng một single khó quên. Home của Phillip Phillipstrở thành một trong những hit đáng nhớ nhất năm.
Với hai ngôi sao liên tiếp tỏa sáng này, liệu American Idol có vượt qua được thử thách và thực sự trở lại thời kỳ vàng son? Liệu chương trình này có lấy lại được sức hút trước khi mùa giải 2013 bắt đầu, giữa một rừng những cuộc thi tìm kiếm tài năng chật kín giới âm nhạc hiện nay?
Có hai yếu tố tạo nên cái nhìn tích cực ở nhiều khán giả. Đầu tiên, đó là sự thành công của hai thần tượng mới nhất mà cuộc thi đã tạo ra. Mặc dù Scotty McCreery vẫn chưa chứng minh được bản lĩnh thực sự của mình, nhưng tài năng bẩm sinh cùng khả năng cạnh tranh để tồn tại ở lứa tuổi vừa mới bước chân vào Đại học đã hứa hẹn một tương lai tươi sáng cho chàng trai trẻ này. Phillip Phillips có thể được xem như một kỳ tích, hit của anh vẫn còn đang giữ vị trí cao trên bảng xếp hạng (No.6 Hot 100 tuần này) bất chấp một mùa giải mới sắp bắt đầu.
Và yếu tố thứ hai, quan trọng hơn, chính là Ban giám khảo.
American Idol đã biến đổi gần như liên tục kể từ khi Paula Abdul rời bỏ vị trí "cầm cân nảy mực" sau mùa thi thứ 8. Bắt đầu từ mùa 9, chiếc ghế này lần lượt đến tay các nhân vật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau (Steven Tyler, Jennifer Lopez và Ellen DeGeneres). Năm nay, đội ngũ quyền lực này lại một lần nữa thay đổi với ba vị giám khảo mới toanh: Nicki Minaj, Mariah Carey và Keith Urban.
Phía tích cực dựa vào thành công của hai thần tượng mới và BGK
Thí nghiệm kết hợp cặp đôi Lopez-Tyler có vẻ không được thành công cho lắm, nhưng bộ ba Carey-Minaj-Urban hứa hẹn sẽ mang đến một kết quả rõ ràng, dù là tốt hay xấu. Vị bên trái là một trong những nghệ sỹ sáng giá nhất mọi thời đại và rất có khả năng sẽ thu hút thêm nhiều fan hơn mong đợi. Người ở giữa là nữ rapper thường xuyên xuất hiện trong mọi cuộc chơi, thể hiện một loại Pop/R&B đặc biệt dữ dội theo phong cách của riêng mình. Cái tên cuối cùng sẽ mang đến một chút hương vị Đồng quê cho BGK và thể hiện phần nào đó phong cách của Simon Cowell. Còn Randy Jackson thì dĩ nhiên vẫn là người bao quát và có thể hiện diện ở mọi nơi.
Tất nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng đất Mỹ đã cạn kiện tài năng, tức là tất cả nhân tài đều đã được phát hiện. Và ngày mà người ta tìm ra những Kelly Clarkson hay Carrie Underwood đã là quá khứ xa xưa. Thế nhưng, năm 2012 đã không chỉ khiến cho thế giới biết đến hiện tượng Phillip Phillips, mà còn đưa ra ánh sáng hai gương mặt triển vọng Jessica Sanchez và Joshua Ledet. Mỗi năm, American Idolđều tìm thấy một ai đó sở hữu tài năng thật sự, dù cho họ có chiến thắng hay không. Hơn nữa, mùa giải năm nay, American Idol sẽ lặn lội đến 10 khu vực ít hoặc hầu như chưa xuất hiện tên tuổi nào nổi bật với hy vọng phát hiện ra những tài năng mới.
Bên cạnh những mặt tích cực hứa hẹn một mùa giải mới thành công cho chương trình, vẫn tồn tại một số yếu tố không mấy khả quan. Đó chính là việc American Idol đã kéo dài nhiều năm và đang bước dần đến bờ sụp đổ. Bảng xếp hạng Nielsen chính là bằng chứng rõ ràng nhất cho tình trạng này. Chung kết mùa thứ 11 chỉ thu về 21,5 triệu lượt xem, thấp hơn hẳn so với 29,3 triệu năm 2011 và kém xa mùa thứ 5 với 36,4 triệu lượt người theo dõi. Số liệu trên cho thấy rating của chương trình đang bị sụt giảm đáng kể bắt đầu từ nửa cuối những năm 2000. Nếu các tên tuổi như Nicki Minaj, Mariah Carey và Keith Urban cũng không kéo nổi thống kê này lên, thì sẽ không còn gì để biện minh cho thất bại của cuộc thi.
Phe cực đoan lại cho rằng thành công của hai thần tượng kia cần phải xem lại và BGK "có vấn đề"
Đối với một số người, Home của Phillip Phillips là chiến thắng của cả American Idol nói chung. Tuy nhiên, giai điệu dân gian và Acoustic sôi động này hầu như không mấy gần gũi với thứ âm nhạc mà anh đã thể hiện trong chương trình, cũng như trong album ra mắt The World From the Side of the Moon. Thẳng thắn mà nói, thành công này phần lớn là nhờ vào nhóm Fab Five trong giai đoạn diễn ra Olympics. Tuy nhiên, vẫn chưa thể xác định điều gì cho đến khi một single khác của chàng ca sỹ này ra mắt.
Một vấn đề khác nằm ở thành phần BGK. Nicki Minaj có thể rất nổi tiếng trong giới trẻ hiện nay, nhưng cô vươn đến vị trí này nhờ tài năng Rap chứ không phải bằng giọng hát. Keith Urban thì đã không phát hành bất kỳ album nào kể từ năm 2010, và Đồng quê đã không còn quá thịnh hành trong cuộc thi. Còn nữ ca sỹ có album bán chạy nhất Mariah Carey cũng đã phải cực lực đấu tranh để trụ hạng kể từ The Emancipation of Mimi.
Tuy nhiên, tình hình hiện tại có vẻ như đang nghiêng về phe lạc quan. Sức ảnh hưởng của Phillip Phillips(hay nói đúng hơn là của Home) là yếu tố chính để nói lên rằng chương trình vẫn có khả năng tạo ra những ngôi sao. BGK đa dạng sẽ bảo đảm cho tính công bằng ở tất cả các thể loại từ Pop, R&B, cho đến Rock và Đồng quê. Miễn là một trong số các vị ấy có thể đảm nhận vai trò của Simon Cowell trong việc đưa ra những nhận xét hà khắc với thí sinh, thì vẫn còn hy vọng cuộc thi sẽ thu hút khán giả.
Nhưng nếu tất cả cố gắng đều không mang lại kết quả, thì ít nhất người xem cũng sẽ được chứng kiến những màn tranh tài "khủng khiếp".
Theo TTVN
Cái giá của 'giám khảo ngôi sao' Nối gót "American Idol", mới đây, "The Voice" phiên bản Mỹ cũng rục rịch thay đổi thành phần huấn luyện viên, càng làm tăng nhiệt chuyện giám khảo trong các show truyền hình tìm kiếm tài năng. Chóng mặt "kẻ đi, người đến" Sự cạnh tranh giữa các chương trình tìm kiếm tài năng đang ngày càng trở nên khốc liệt với hàng...