7 lưu ý về phục hồi sau sinh mổ các mẹ nên biết
Mổ đẻ được thực hiện vì những lý do khác nhau, đôi khi được lên kế hoạch trước, đôi khi lại là kết quả của một tình huống khẩn cấp. Với những mẹ đang hồi phục sau sinh mổ, 7 lưu ý dưới đây chính những thông tin hữu ích.
1. Việc di chuyển là mấu chốt
Việc di chuyển sau mổ đẻ là lưu ý quan trọng nhất trong thời gian đang phục hồi này. Bạn thường cần nằm yên nhiều giờ sau khi mổ, và bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách thức đi lại, vận động như thế nào. Việc được hướng dẫn di chuyển ra sao là rất quan trọng, nếu bạn không dần dần đi lại thì những cơn đau và nhức mỏi thậm chí còn trở nên tệ hơn.
2. Coi chừng những cơn đau ợ hơi
Những cơn đau do ợ hơi xảy ra khá phổ biến và có thể là phần tồi tệ nhất của việc sinh mổ. Nhiều bà mẹ cho biết cơn đau ợ hơi có thể đau bằng, thậm chí tồi tệ hơn với vết mổ. Tuy nhiên, không phải ai cũng vậy vì cơ địa mỗi người là khác nhau. Có một vài lựa chọn giúp bạn vượt qua rắc rối này, nhưng chủ yếu bạn nên cho phép cơ thể mình được ợ hơi một cách tự nhiên.
3. Bạn vừa trải qua một ca đại phẫu
Bạn nên biết sinh mổ là ca đại phẫu quan trọng. Bạn sinh con sau khi trải qua một quá trình phẫu thuật lớn để thành công, vì vậy không nên đánh giá thấp những gì bạn đã trải qua. Và nhớ cho cơ thể mình một khoảng thời gian cần thiết để thực sự phục hồi sau phẫu thuật.
4. Bạn có thể cảm thấy bị lừa dối
Bạn có thể cảm thấy bị lừa dối khi phải nhờ đến phẫu thuật thì mới sinh được con. Đây là một cảm xúc rất bình thường với một bà mẹ thấy sau khi sinh mổ. Bạn nên tham gia các lớp học tiền sản để chuẩn bị kiến thức cho việc vượt cạn, cũng như cảm thấy yên tâm hơn. Hãy cố gắng suy nghĩ rằng có con trên đời quan trọng hơn làm thế nào hay bằng cách nào con đến với mình, bạn nhé!
5. Bạn sẽ phục hồi chậm hơn
Nếu bạn mong đợi việc phục hồi sau mổ nhanh chóng như các bà mẹ sinh thường khác thì đừng thực hiện việc sinh mổ. Việc mổ đẻ sẽ phục hồi chậm hơn và thường gây đau đớn so hơn với sinh thường. Tất nhiên, cũng giống như với các phẫu thuật khác, cơ thể bạn vẫn sẽ phục hồi trở lại nhưng có thể sẽ mất thời gian lâu hơn. Tốt nhất bạn không nên vội vàng với quá trình phục hồi và để cho cơ thể làm công việc của mình.
So với các bà mẹ sinh thường, những mẹ sinh mổ có thể nhờ mọi người trợ giúp nhiều hơn trong quá trình phục hồi. (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
6. Vết sẹo mổ có thể ngứa và tê
Vết sẹo mổ của bạn sẽ trải qua các giai đoạn khác nhau trong quá trình hồi phục. Bạn sẽ thấy đau ở chỗ bị rạch của mình. Khi vết mổ bắt đầu lành lại, cảm thấy ngứa ở vết mổ. hoặc cảm thấy bị tê trong một khoảng thời gian dài, có lẽ vài tháng, là hiện tượng thông thường sẽ xảy ra.
7. Bạn cần được giúp đỡ khi trở về nhà
So với các bà mẹ sinh thường, những mẹ sinh mổ có thể nhờ mọi người trợ giúp nhiều hơn trong quá trình phục hồi. Tốt nhất bạn nên lập kế hoạch để chồng mình ở nhà chăm sóc vợ con, hoặc một vài thành viên gia đình sắp xếp trông nom bạn cho đến khi bạn thấy khỏe hơn. Không chỉ vậy, sau này bạn sẽ thấy thật may mắn nếu có ai đó đưa ra đề nghị giúp đỡ nấu ăn hoặc giúp đỡ việc vặt. Ngoài ra, nếu có cơ hội, bạn có thể làm điều tương tự cho các bà mẹ sinh mổ khác.
Theo Trí Thức Trẻ
'Thủ phạm' không ngờ khiến mẹ mất sữa
Để có một nguồn sữa dồi dào, đủ chất cho con luôn là mong muốn của các mẹ sau sinh, tuy nhiên không phải mẹ nào cũng có được điều tưởng như đơn giản đó.
Từ trước đến nay người ta thường quan tâm và chú ý nhiều đến những thực phẩm gây mất sữa cho mẹ bầu. Bên cạnh đó, các mẹ cũng tích cực tìm hiểu và áp dụng những bài thuốc dân gian hay những thực phẩm giúp lợi sữa mà ít người, ít mẹ quan tâm tìm hiểu kỹ nguyên nhân, nguồn gốc sâu xa của việc mất hoặc ít sữa. Việc các mẹ áp dụng thực đơn, ăn nhiều những thực phẩm giúp tăng lượng sữa là rất tốt nhưng việc tìm hiểu "thủ phạm" tiềm ẩn khiến mình ít sữa, mất sữa cũng là một yếu tố rất quan trọng giúp các mẹ nhanh chóng gọi được nguồn sữa về.
Những thủ phạm gây mất sữa
Có rất nhiều nguyên nhân gây mất sữa nhưng theo các bác sản khoa có những nguyên nhân chủ yếu sau:
Stress, trầm cảm
Đây là vấn đề thường gặp đối với hầu hết các mẹ trong thời gian mang thai và đặc biệt là sau sinh. Sau khi sinh vưa trai qua qua trinh mang thai năng nhoc, sinh đe mât sưc, mât mau, thay đổi nội tiết. Người me lai thiêu ngu do thưc đêm chăm soc be... vì vậy dễ rơi vào tình trạng trâm cam sau sinh khiên sữa càng ra ít.
Ngoài ra, có những mẹ lo lắng quá mức khi chưa kịp thấy sữa hay lượng sữa ít, chính điều này cũng là nguyên nhân làm lượng sữa càng ít dần hơn.
Nghỉ ngơi không hợp lý
Sau sinh cơ thể mẹ thường yếu, sức đề kháng kém vì vậy các mẹ cần có một chế độ nghỉ ngơi phù hợp. Tuy nhiên, nhiều mẹ vì chăm con mà mất ngủ, ngủ không đủ giấc, hoặc một số mẹ khác do hoàn cảnh phải làm việc sớm và làm việc quá sức dẫn đến hoạt động tuyến sữa bị yếu. Do đó, kéo theo tình trạng ít sữa, tắc sữa thậm chí mất sữa.
Sau sinh cơ thể mẹ thường yếu, sức đề kháng kém vì vậy các mẹ cần có một chế độ nghỉ ngơi phù hợp. (ảnh minh họa)
Chê đô dinh dương kem
Sau khi sinh nhiêu mẹ qua kiêng khem do tâp tuc, quan niệm hoặc do hoàn cảnh không được chăm sóc đầy đủ dinh dưỡng. Bên cạnh đó, nhiều mẹ do sơ tăng cân sẽ khó lấy lại vóc dáng sau sinh nên giảm ăn gây ảnh hưởng đến việc tiết sữa của cơ thể. Tình trạng này kéo dài thâm chi sẽ gây mât sưa hoan toan nêu không cho tre bu.
Thiếu kinh nghiệm
Do một số bà mẹ mới nuôi con lần đầu nên chưa có nhiều kinh nghiệm. Các mẹ không cho bé bú thường xuyên, không đủ số lần trong ngày hoặc do cho bé bú không đúng cách nên không kích thích được phản xạ xuống sữa.
Do sinh mổ
Sinh mổ làm bé chưa được bú sữa ngay sau khi vừa sinh, thông thường cần từ 1 hoặc hơn 2 ngày sữa mới về. Bên cạnh đó, do phải tiêm thuốc kháng sinh nên ở cơ địa một số ít người thì thuốc kháng sinh có thể làm mất sữa.
Cho bé bú bình
Tuyến sữa sản xuất theo nhu cầu bú của bé, nếu sau khi sinh mẹ không cho bé bú thường xuyên mà thay vào đó cho bé bú bình sẽ dẫn đến trường hợp bé quen và không chịu bú sữa mẹ điều đó cũng khiến lượng sữa bị giảm dần.
Ngoài ra, nếu các me uống ít nước sẽ làm cơ thể thiếu nước khiến việc tiết sữa ít đi. Hoặc trong quá trình mang thai, người mẹ mắc một số bệnh cần phải dùng thuốc điều trị bệnh, những thuốc này có thể làm ảnh hưởng đến việc sản xuất sữa.
Bí quyết gọi sữa mẹ về
Muốn gọi được nguồn sữa về thì cần phải tìm ra nguyên nhân để khắc phục và điều trị. Tuy nhiên, điều cần thiết và trước hết cần làm là phải cho bé bú thường xuyên, đúng cách và đủ bữa. Ngoài ra, các mẹ cần lưu ý những điều sau:
Ngủ đủ, nghỉ ngơi hợp lý
Các bà mẹ đang trong thời kỳ cho con bú rất cần được nghỉ ngơi đầy đủ và thường xuyên đi dạo để hít thở không khí trong lành. Cần ngủ ít nhất 10 tiếng mỗi ngày, 2 - 4 tiếng ban ngày và 6-8 tiếng ban đêm.
Dinh dưỡng đầy đủ
Các mẹ cần ăn uống đầy đủ chât băng cách ăn đa dang cac thưc phâm để đảm bảo sữa cho con bú. Các mẹ nên tránh những thực phẩm gây mất sữa, tích cực lựa chọn ăn những thực phẩm nhiều dinh dưỡng mà lợi sữa như cháo móng giò, chân dê, đu đủ xanh, rau ngót, rau đay, quả sung...
Các mẹ cần ăn uống đầy đủ chât băng cách ăn đa dang cac thưc phâm để đảm bảo sữa cho con bú. (ảnh minh họa)
Tránh căng thẳng
Ngoài chế độ ăn uống, người mẹ cần nghỉ ngơi nhiều, tránh mọi căng thẳng thần kinh và không cáu giận, tự tạo cho mình sự thoải mái vì sự căng thẳng tinh thần ảnh hưởng rất xấu tới quá trình tạo sữa.
Uống nhiều nước
Người mẹ cần cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể, có thể là uống sữa hay nước ép trái cây đều rất tốt. Để lượng sữa dồi dào, các mẹ nên chú ý uống đủ nước trong ngày (1,5 - 2 lít/ ngày). Khoảng cách đều đặn giữa các lần uống nước tốt nhất là 4 - 5 lần/ ngày.
Cho trẻ bú đúng cách
Cho con bú đúng cách sẽ làm cho mẹ có nhiều sữa hơn và bé cũng bú được nhiều hơn. Khi cho trẻ bú, người mẹ ở tư thế thoải mái, có thể nằm hoặc ngồi, để toàn thân trẻ sát vào người mẹ: miệng trẻ ngậm sâu vào quầng đen bao quanh núm vú để động tác bú được tốt hơn.
Kích thích tuyến sữa
Các mẹ lưu ý nên lau nhẹ đầu vú trong thời gian mang thai để các tia sữa luôn trong tư thế sẵn sàng tiết sữa sau khi sinh. Sau sinh nếu vú bị cương và ứ sữa, xoa nhẹ đầu vú. Bạn có thể dùng khăn ấm massage bầu vú để sữa tan ra. Sau đó, dùng chiếc lược chải đầu chải bầu vú theo hướng từ trên xuống để các tuyến sữa được thông.
Theo Khampha
1 giờ đầu sau sinh Những điều phải biết! Những chia sẻ của mẹ Devan McGuinness dưới đây sẽ giúp chị em bầu hiểu hơn về những vấn đề ngay sau sinh nở. Khi tôi sinh đứa con đầu lòng hơn 8 năm về trước, tôi không hề có một chút kiến thức nào về sinh nở. Khi đó, tôi đã hỏi mẹ tôi rất nhiều câu hỏi ngu ngơ từ việc...